Thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 68 - 74)

Thử nghiệm kiểm soát là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đánh giá

tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong giai đoạn này, kiểm toán đánh giá mức độ thường xuyên kiểm soát của doanh nghiệp, năng lực của người thực hiện kiểm soát cũng như phương thức thực hiện kiểm soát nội bộ,... Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát giúp đánh giá rủi ro kiểm soát, giảm tải khối lượng công việc của kiểm toán viên, đặc biệt đối với những khoản mục phát sinh nhiều nghiệp vụ nếu không

được hỗ trợ bởi thủ tục này thì mẫu kiểm tra sẽ vô cùng lớn. Từ đó kiểm toán có thể tiết kiệm thời gian và chi phí khi kiểm toán.

Dù doanh nghiệp sử dụng hệ thống chuẩn mực nào để lập Báo cáo tài chính thì các thử nghiệm kiểm soát đều phải trải qua bốn bước:

Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên cần tìm hiểu và có sự am hiểu nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán, cách thức tổ chức và vận hành của hai hệ thống này để làm cơ sở để cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Từ đó, kiểm toán viên có được một cách tiếp cận

hiệu quả và thiết kế thủ tục kiểm toán thích hợp để đưa rủi ro kiểm toán xuống mức có thể chấp nhận được. Khi kiểm soát nội bộ được thiết kế và hoạt động hiệu quả thì rủi ro kiểm soát giảm xuống, nếu mức độ rủi ro phát hiện không yêu cầu quá nhỏ, kiểm toán viên có thể rút bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết trong qua trình thực hiện kiểm toán và ngược lại.

Tại giai đoạn này, về cơ bản không có sự khác biệt giữa doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hay Chuẩn mực Kế toán Quốc tế nên kiểm toán viên có thể sử dụng những kỹ thuật chung cho Báo cáo tài chính được lập trên cả hai chuẩn mực

này.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp. Dựa vào khả năng xét đoán chuyên môn của bản thân, Kiểm toán

Mục tiêu kiểm

soát nội bộ Thủ tục kiểm soát nội bộ Thử nghiệm kiểm soát phổ biến

các yếu tổ ảnh hưởng đến rủi ro dẫn đến sai sót trọng yếu thông qua việc nghiên cứu thông tin đã được thu thập. Đối với các hoạt động kiểm soát có mối liên hệ đến từng cơ sở dẫn liệu, phương pháp thường được áp dụng bao gồm: nghiên cứu kỹ lưỡng bảng câu

hỏi “Có/Không/Không áp dụng”, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trên

lưu đồ hoặc bảng tường thuật. Từ đó kiểm toán viên xác định được những loại sai sót có thể xảy ra trên Báo cáo tài chính và thực hiện những thủ tục kiểm soát tương ứng.

Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra của kiểm toán viên nhằm thu thập các bằng chứng về sự tồn tại, tính hiệu quả và tính liên tục của hoạt động kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Các thử nghiệm kiểm soát mà kiểm toán viên áp dụng trong giai đoạn này:

- Phỏng vấn ban giám đốc, nhân viên thích hợp trong công ty

- Trực tiếp quan sát việc thực hiện kiểm soát của đơn vị. Ví dụ: quan sát tại kho bãi của đơn vị xem nhân viên không có trách nhiệm có được tự do ra vào hay không? tài sản của đơn vị có được giữ gìn và bảo quản như quy định hay không? - Kiểm tra sổ sách, chứng từ liên quan đến Tài sản cố định.

- Thực hiện lại quy trình áp dụng các chính sách và thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên thủ tục này ít xảy ra do giới hạn về thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán.

Tại bước này, kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm kiểm soát với khoản mục tài sản cố định chủ yếu thông qua phương pháp quan sát việc quản lý tài sản cố định tại đơn

vị, phỏng vấn Ban Giám Đốc những người có liên quan, kiểm tra các chứng từ, sổ sách, các quy định kiểm soát nội bộ, thực hiện lại thủ tục kiểm soát tài sản cố định của đơn

56

Bảng 2. 3: Các thử nghiệm kiểm soát thông thường áp dụng với tài sản cố định hữu hình

Tính hiệu lực

Xác nhận Tài sản cố định ghi trong sổ sách hiện tại do đơn vị

trực tiếp quản lý và sử dụng. Phân chia trách nhiệm giữa bộ phận quản lý và bộ phận ghi sổ

tài sản cố định.

Cần có những giấy tờ như: giấy đề nghị mua tài sản cố định, công văn duyệt mua, hợp

đồng mua bán, biên bản bàn giao tài sản cố định đưa vào sử

dụng, thẻ tài sản cố định... Các chứng từ thanh lý, nhượng

bán Tài sản cố định được huỷ bỏ, tránh sử dụng lại.

Kế hoạch, dự toán ngân sách của đơn vị cho việc mua sắm tài sản cố định.

Kiểm tra mức độ thường xuyên trong việc đối chiếu giữa các sổ sách kế toán.

Quan sát tài sản cố định tại doanh nghiệp, đánh giá sự phân tách trách

nhiệm giữa bộ phận quản lý, bảo quản với bộ phận ghi sổ tài sản cố định.

Kiểm tra chứng từ, việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban và sự hiện hữu của các thủ tục kiểm soát nội bộ.

Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ chứng từ.

Xem xét kế hoạch mua sắm, dự toán ngân sách mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp.

Xem xét các biên bản kiểm kê tài sản cố định.

Thu thập, xem xét hồ sơ thanh lý tài sản cố định, quy trình thanh lý được quy định.

Thu thập, xem xét các báo cáo khác, chính sách kế toán liên quan khác.

Mục tiêu kiểm

soát nội bộ Thủ tục kiểm soát nội bộ Thử nghiệm kiểm soát phổ biến

Có thành lập Hội đồng thanh lý

khi thanh lý tài sản cố định không?

Có chính sách phân biệt những

khoản chi phí ghi vào tăng nguyên giá hay hạch toán vào chi phí không?

Lập báo cáo định kỳ về tài sản

Tính đầy đủ

Lập hồ sơ riêng cho mỗi tài sản

cố định từ khi mua về, đưa vào

sử dụng và thanh hoặc nhượng

bán. Nguyên giá tài sản cố

Kiểm tra tính đầy đủ của các chứng

từ liên quan đến tài sản cố định hữu

hình mua về, tự xây dựng,...

Sự phê chuẩn

Người có thẩm quyền phê chuẩn việc mua sắm, thanh lý tài sản cố định phải khác với người ghi sổ kế toán tài sản cố định.

Có sự phân cấp thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định không. Chênh lệch giữa giá trị dự toán

và thực tế có được phê chuẩn không.

Phỏng vấn những người có liên quan..

Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn

Mức độ tin cậy dự kiến vào KSNB Tỉ lệ sai lệch có thể chấp nhận

Cao 2% - 7%

Trung bình 6% - 12%

Thấp 11% - 20%

Không tin cậy Không kiểm tra

Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát

Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ dựa vào kết quả đó để đánh giá lại rủi ro kiểm soát của đơn vị. Khi xem xét những bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá lại rủi ro, kiểm toán viên cần quan tâm đến cả số lượng và chất lượng của bằng chứng đã thu thập được. Thông thường, kiểm toán viên sử dụng bảng hướng dẫn mức độ sai phạm có thể bỏ qua dựa trên tỉ lệ trong khoảng 2-20% như sau:

Dựa vào bảng trên, thủ tục kiểm soát được coi là hiệu quả nếu tỉ lệ sai phạm nằm

trong mức độ có thể chấp nhận và ngược lại. Kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân của những sai phạm trên để từ đó đưa ra kết luận về mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị có như đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch hay không. Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ thực hiện điều chỉnh phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản so với dự kiến trong chương trình kiểm toán.

- Những thủ tục cần thực hiện thêm đối với doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Ke toán Quốc tế

Những thử nghiệm kiểm soát trên được áp dụng với tất cả các doanh nghiệp trong

đó bao gồm cả những doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán Việt

Nam và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Tuy nhiên, khi kiểm toán Báo cáo tài chính theo

+) Đối với việc đánh giá lại tài sản:

Kiểm tra xem các quy định liên quan đến việc đánh giá lại tài sản và quy trình đánh giá lại tài sản có được quy định thành văn bản hay không. Quy trình này có được thực hiện đầy đủ, nhất quan qua các năm hay không. Những tài sản được theo dõi theo phương pháp đánh giá lại có được đánh giá cùng lúc với nhau hay không.

+) Đối với việc phân loại lại tài sản:

Kiểm tra xem các quy định liên quan đến việc phân loại lại tài sản cố định nắm giữ để bán có được phê duyệt hay không, có quyết định bán tài sản cố định được phê duyệt không.

+) Đối với phân bổ chênh lệch đánh giá lại tài sản:

Kiểm tra việc phân bổ chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiên có được phân bổ nhất quán không.

+) Đối với việc ghi nhận giảm giá trị tài sản:

Doanh nghiệp có quy định rõ ràng những dấu hiệu phải tiến hành đánh giá suy giảm giá trị tài sản không? Việc đánh giá này có được phê duyệt không?

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w