Một số khác biệt khác liên quan đến tài sản cố định hữu hình

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 47 - 49)

Trong khuôn khổ bài khóa luận này, em muốn đề cập đến một khác biệt nữa giữa

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế mà cụ thể ở đây là Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 05 với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Theo IFRS 05 - tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục (Non-current asset held for sale and discontinued

operation) đề cập đến những tài sản cố định được phân loại nhằm mục đích để bán và những tài sản hiện không còn hoạt động hoặc doanh nghiệp không có chủ ý sử dụng tiếp

sẽ có cách ghi nhận, theo dõi khác so với các tài sản cố định hữu hình còn lại. Trong khi

đó Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này nên cũng không có Chuẩn mực Kế toán tương đương. Sự so sánh trong bài khóa luận này chỉ thực

hiện với nhóm tài sản dài hạn nắm giữ để bán, còn phần hoạt động không liên tục được hướng đẫn trong chuẩn mực xin được không đề cập trong phần này.

Mục đích của chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 05 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục (sau đây xin gọi tắt là IFRS 05) là quy định

về kế toán các tài sản dài hạn năm giữ để bán và việc trình bày riêng biệt về hoạt động không liên tục. Cụ thể chuẩn mực quy định:

Những tài sản dài hạn được phân loại là tài sản nắm giữ để bán là những tài sản mà giá trị còn lại của nó được thu hồi thông qua việc bán tài sản hoặc thanh lý hơn là việc tiếp tục sử dụng tài sản đó. Những điều kiện để ghi nhận là tài sản nắm giữ để bán là:

- Tài sản phải luôn trong trạng thái sẵn sàng có thể bán

- Phải tương đối chắc chắn việc bán tài sản sẽ diễn ra (trong vòng một năm tới hoặc hơn)

Các tài sản dài hạn hoặc nhóm tài sản nắm giữ để bán được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý sau khi đã trừ đi các khoản chi phí để bán được tài sản đó. Khi giá trị hợp lý sau khi đã trừ đi các khoản chi phí thanh lý thấp hơn giá trị còn lại thì khoản chênh lệch đó phải được ghi nhận là khoản giảm giá trị tài sản. Khác với khoản lỗ do giảm giá trị tài sản của các tài sản cố định thông thường khác, khoản giảm giá trị tài sản của các tài sản ở nhóm này được ghi thẳng vào chi phí hoạt động trong kỳ. Các tài sản dài hạn nắm giữ để bán dù riêng biệt hay theo nhóm tài sản thanh lý không được phép trích khấu hao mặc dù doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng tài sản. Nếu những tài sản trước đó đã được phân loại là tài sản dài hạn nắm giữ để bán mà

Nhóm tài sản dài hạn sau khi được phân loại là tài sản nắm giữ để bán không còn được trình bày trên Bảng cân đối kế toán dưới mục Tài sản dài hạn nữa mà phải chuyển sang mục Tài sản ngắn hạn và các nghĩa vụ nợ liên quan đến tài sản đó cũng sẽ được chuyển sang mục nợ ngắn hạn. Chuẩn mực quy định các tài sản và nợ phải trả liên quan đến tài sản nắm giữ để bán không được phép cấn trừ số dư với nhau và với các tài sản cố định khác. Chuẩn mực đồng thời cũng quy định về việc thuyết minh tài sản dài hạn nắm giữ để bán trên Thuyết minh Báo cáo tài chính về những vấn đề: Mô tả về nhóm tài sản phân

loại để bán hoặc thanh lý; Nêu thực tế và tình trạng của việc bán hay thanh lý; các khoản

lãi hoặc lỗ trong thời gian tài sản được ghi nhận là nắm giữ để bán. Trong trường hợp tài sản đã được phân loại là nắm giữ để bán nhưng lại được tái phân loại ra khỏi nhóm này thì cần thuyết minh về nguyên nhân quyết định và ảnh hưởng của quyết định.

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 47 - 49)