Kiểm toán Báo cáo tài chính theo hai hệ thống chuẩn mực Việt Nam và Quốc tế đều cần:
- Phương pháp khấu hao phù hợp với quy định hiện hành - Chính sách khấu hao phù hợp, nhất quán qua các kỳ kế toán
- Kiểm tra sự xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với bảng đăng ký trích khấu
hao tài sản cố định
- Đối chiếu tổng số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái. - So sánh giá trị khấu hao giữa năm nay với năm trước để điều tra sự biến động
(nếu có)
- Tính toán lại chi phí khấu hao trong kỳ
- Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao như thế nào, có hợp lý hay không? - Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
- Kiểm tra xem những tài sản dài hạn được chuyển sang nhóm tài sản nắm giữ để bán có tiếp tục được tính khấu hao nữa không?
- Những tài sản được đánh giá lại trong kỳ đã được tính lại giá trị khấu chưa? Tài khoản khấu hao lũy kế của tài sản đó đã được ghi giảm chưa?
- Xem xét lại giá trị còn lại của tài sản được ước tính hợp lý không? Các chính sách của doanh nghiệp về việc thay thế tài sản, những tiền lệ thanh lý, bán tài sản
2.2.3.8. Kiểm tra tính đánh giá trong các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định
hữu hình
Tính đánh giá trong các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình trên Báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam dường như không được mấy coi trọng nhưng trong Chuẩn mực Kế toán Quốc tế thì lại cần phải xem xét kỹ lưỡng.
Do Chuẩn mực Kế toán Quốc tế có quy định về việc theo dõi tài sản cố định sau ghi nhận ban đầu theo phương pháp đánh giá lại tài sản nên kiểm toán viên cần phải thu
thập báo cáo đánh giá lại tài sản của bên thứ ba và đối chiếu với giá trị hạch toán trên sổ
sách kế toán, xem xét về kinh nghiệm, năng lực của người đánh giá, phạm vi công việc đánh giá, phương pháp đánh giá và các giả thiết đặt ra khi đánh giá tài sản, cơ sở đánh giá phải phù hợp với Chuẩn mực Kế toán đồng thời có thể gửi thư xác nhận tới bên chịu
trách nhiệm đánh giá tài sản về giá trị của một số tài sản cụ thể và tổng giá trị tăng giảm
tài sản khi đánh giá lại... Từ đó, kiểm toán viên tiến hành tính toán lại tài khoản Thặng dư đánh giá lại tài sản đồng thời xác nhận lại về chính sách đánh giá tài sản có đánh giá hoàn toàn 5 năm/lần và ước tính giá trị đánh giá lại trong ba năm thông thường hay không thông qua doanh nghiệp và kiểm tra trên Báo cáo tài chính năm trước. Ngoài ra kiểm toán viên cần mở một tài khoản nháp để thử xem doanh nghiệp có ghi nhận những
khoản tăng, giảm do đánh giá lại tài sản vào chi phí, doanh thu trong kỳ không? Theo chuẩn mực thì những khoản tăng giảm này phải ghi vào vốn chủ sở hữu dưới mục thặng
dư đánh giá lại tài sản hoặc lợi nhuận chưa phân phối tùy theo chính sách lựa chọn của doanh nghiệp. Cuối cùng kiểm tra lại chính sách bảo hiểm với toàn bộ tài sản cố định hữu hình đã được doanh nghiệp thực hiện chưa.
Tương tự đối với kiểm toán sự giảm giá trị tài sản cố định hữu hình, kiểm toán viên cũng cần thu thập ý kiến chuyên gia và biên bản đánh giá giá trị tài sản giảm.
Đối với những tài sản cố định được phân loại lại sang nhóm tài sản cố định nắm giữ để bán thì kiểm toán viên cần xem xét cơ sở phân loại, quyết định bán tài sản cố định có phê duyệt và những giấy tờ liên quan khác. Cần thiết phải xem xét những tài sản này đã được ghi nhận theo giá trị hợp lý hay chưa, và những tài sản đã thuộc nhóm này nhưng lại được phân loại lại là tài sản cố định hữu hình thì đã ghi nhận giá trị theo đúng quy định chưa. Kiểm toán viên cũng cần kiểm tra xem những khoản tăng, giảm giá trị của các tài sản này có được ghi nhận hợp lý vào chi phí, thu nhập trong kỳ hay không.