Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 42 - 46)

Trong Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 thì sau khi được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá thì tài sản cố định có thể được đánh giá theo 2 phương pháp: Phương

pháp giá gốc hoặc phương pháp đánh giá lại và có thể áp dụng chính sách kế toán này cho một nhóm tài sản. Cụ thể như sau:

- Phương pháp giá gốc (cost method): là phương pháp theo dõi giá trị tài sản dựa trên nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao lũy kế và khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản

- Phương pháp đánh giá lại (revaluation method): là theo dõi tài sản dựa trên giá trị đánh giá lại và bằng giá trị hợp lý (fair value) của tài sản tại thời điểm đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản.

Nếu như trên thị trường có thể xác định được giá trị hợp lý của tài sản một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp đánh giá lại, nếu không thì bắt buộc phải dùng phương pháp giá gốc. Thông thường, đánh giá lại giá trị tài sản cố định diễn ra mỗi năm một lần. Tuy nhiên, tần suất của việc đánh giá lại này lại phụ thuộc

vào sự biến động giá trị hợp lý của tài sản cố định. Giá trị thị trường của tài sản cố định càng biến động mạnh thì số lượng lần đánh giá lại tài sản càng nhiều. Nếu như giá trị hợp lý của tài sản cố định tại thời điểm hiện tại chênh lệch quá nhiều so với giá trị ghi sổ của tài sản thì cũng cần tiến hành đánh giá lại tài sản. Điểm lưu ý là nếu đánh giá lại một tài sản thì đồng thời phải đánh giá lại toàn bộ nhóm tài sản được theo dõi theo phương pháp đánh giá lại để ngăn ngừa việc lựa chọn đánh giá theo chủ định và tránh ghi nhận nhiều loại giá trị tại những ngày khác nhau trên Báo cáo tài chính. Cơ chế đánh

giá quay vòng cũng sẽ được chấp nhận nếu như việc đánh giá lại được cập nhật thường xuyên và đánh giá lại cả nhóm tài sản diễn ra trong một thời gian ngắn.

Không giống như Chuẩn mực Kế toán Quốc tế, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 03 quy định tài sản cố định chỉ được theo dõi theo phương pháp giá gốc và chỉ được đánh giá lại giá trị tài sản trong một số trường hợp nhất định như là mang tài sản đi góp vốn.

a. Xử lý các khoản chênh lệch do đánh giá lại

Để phục vụ cho việc ghi nhận tài sản sử dụng phương pháp đánh giá lại, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 có đưa ra một tài khoản là tài khoản Thặng dư đánh giá

412 trong Chuẩn mực Ke toán Việt Nam. Tài khoản này dùng để ghi nhận các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản. Nghĩa là khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị của tài sản, thì số chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản và giá trị đánh giá lại cần nhận tăng

vào khoản mục thặng dư đánh giá lại. Bút toán cụ thể gồm 2 phần, bút toán ghi giảm hoàn toàn giá trị tài sản được đánh giá lại:

Nợ TK khấu hao lũy kế

Có TK nguyên giá tài sản cố định,

Bút toán ghi tăng tài sản theo giá trị sau khi đánh giá lại

Nợ TK tài sản cố định X

Có TK giá trị còn lại của tài sản cố định X

Có TK thặng dư do đánh giá lại X’

Trong đó X = X + X’

Trong trường hợp tài sản cố định này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập trong kỳ. Nếu như khoản chênh lệch đánh giá tăng cao hơn chi phí do chênh lệch giảm kỳ trước thì phần vượt quá đó được ghi nhận tăng vào mục thặng dư đánh giá lại

Ngược lại, khi đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản cố định thì số chênh lệch vượt

quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang ghi nhận là thặng dư đánh giá lại của cùng tài sản) cần được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Điều này cũng đúng với những tài sản lần đầu đánh giá lại đã bị giảm giá trị, trong trường hợp này thì toàn bộ phần chênh lệch do đánh giá lại sẽ được ghi vào chi phí hoạt động trong kỳ.

Toàn bộ nội dung kế toán liên quan đến phương pháp đánh giá lại và xử lý chênh

lệch do đánh giá lại giá trị tài sản không được đề cập đến trong Chuẩn mực Kế toán Việt

giá trị tài sản (IAS36 - Impairment of assets). Cụ thể đối với tài sản cố định hữu hình: Doanh nghiệp nên tiến hành xem xét lại các tài sản vào cuối mỗi năm tài chính nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của sự giảm giá trị tài sản. Những dấu hiệu đó là:

- Dấu hiệu bên ngoài

+) Có một sự sụt giảm giá trị nghiêm trọng vượt quá ước lượng ban đầu trên thời

gian sử dụng hữu ích của tài sản

+) Sự thay đổi lớn trong công nghệ, thị trường, pháp luật hay môi trường kinh tế của doanh nghiệp

+) Sự tăng lên của lãi suất thị trường hoặc lãi suất chiết khấu có thể dẫn đến làm giảm giá trị hiện tại của tài sản sử dụng (theo phương pháp chiết khấu dòng tiền)-

+) Giá trị còn lại của tài sản được ghi nhận quá cao so với giá trị thị trường - Dấu hiệu bên trong

Dấu hiệu về sự hỏng hóc, bị phá hủy nghiêm trọng của tài sản hoặc sự thay đổi mục đích sử dụng tài sản: Khi xuất hiện những dấu hiệu này doanh nghiệp phải tiến hành ước tính giá trị có thể thu hồi được (recoverable amount) của tài sản. Giá trị có thể

thu hồi được là giá trị cao hơn giữa giá trị sử dụng (value in use) của tài sản và giá trị hợp lý sau khi đã trừ đi các chi phí thanh lý ước tính(fair value less cost to sell). Giá trị sử dụng được tính theo phương pháp chiết khấu dòng tiền bằng cách đưa những dòng tiền ước tính sẽ mang lại cho doanh nghiệp từ tài sản đó về giá trị hiện tại. Khi giá trị có

thể thu hồi được giảm xuống thấp hơn giá trị còn lại trên sổ kế toán thì giá trị còn lại cần được điều chỉnh giảm xuống bằng giá trị có thể thu hồi. Phần chênh lệch giảm tài sản này trước hết được ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại của chính tài sản đó. Phần điều chỉnh giảm vượt quá số ghi sổ hiện tại đang được ghi trên khoản mục thặng dư đánh giá lại của chính tài sản đó, cần được ghi nhận là chi phí. Khi tình huống dẫn đến việc ghi giảm giá trị tài sản không còn hiện hữu và chắc chắn sẽ xuất hiện các điều kiện mới, cần ghi nhận một khoản dự phòng tăng giá trị tài sản. Tuy nhiên khoản dự phòng ghi tăng này cần phải giảm trừ số khấu hao đãng lẽ đã được trích nếu trước

c.Chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện

Chuẩn mực Ke toán Quốc tế IAS 16 có đề cập đến những khoản chênh lệch đánh

giá lại tài sản. Những khoản chênh lệch này được coi là một khoản thu chưa thực hiện, chưa thực tế phát sinh nên không thể ghi nhận như một khoản thu nhập thông thường mà được ghi vào tài khoản thặng dư đánh giá lại-nằm trong phần vốn chủ sở hữu. Doanh

nghiệp nếu lựa chọn mô hình đánh giá lại tài sản thì cũng được lựa chọn hai phương pháp để xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện:

- Phương pháp thứ nhất: ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện trên khoản mục thặng dư đánh giá lại. Khoản này chỉ mang lại khoản thu thực sự cho doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp bán tài sản đánh giá lại đó đi. Do đó, khi bán tài sản cố định doanh nghiệp được quyền chuyển khoản chênh lệch này sang lợi nhuận chưa phân phối.

- Phương pháp thứ hai: do việc đánh giá lại tăng giá trị tài sản dẫn đến hình thành

một khoản chênh lệch được ghi nhận trên khoản mục thặng dư đánh giá lại, đồng

thời cũng dẫn đến việc trích khấu hao nhiều hơn so với trước khi tài sản cố định được đánh giá. Đo đó doanh nghiệp có quyền chuyển một phần khoản chênh lệch

này vào lợi nhuận chưa phân phối trong thời gian sử dụng tài sản. Phần được phân bổ vào lợi nhuận đó được xác định bằng chênh lệch giữa khấu hao trên giá trị còn lại sau khi đánh giá lại của tài sản và khấu hao theo giá trị ghi nhận trước đó (theo nguyên giá ban đầu).

Toàn bộ nghiệp vụ kế toán liên quan đến xử lý chênh lệch đánh giá lại thực hiện này cũng không được đề cập đến trong Chuẩn mực Kế toán được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 42 - 46)