Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 89)

Hiện nay, việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Tuy nhiên cơ chế ban hành này có nhiều vấn đề cần xem xét, cụ thể là:

Bộ Tài chính ngoài phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán ra còn chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các luật thế cũng như tham gia vào việc quyết định chính sách tài chính của Nhà nước. Việc để cơ

vận động hành lang những người có tham gia vào quá trình soạn thảo hay những người có thẩm quyền quyết định ban hành Chuẩn mực Ke toán.

Cơ chế soạn thảo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện cho công chúng đề xuất, phản ánh ý kiến của mình, đặc biệt là các bên liên quan như doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểm toán. Cho dù là việc soạn thảo Chuẩn mực Kế toán được thực hiện bởi rất nhiều người có kinh nghiệm và kiến thức về kế toán thì cũng không thể tránh khỏi việc các chuẩn mực đưa ra các quy định không rõ ràng, thiếu tính thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên việc lấy ý kiến của công chúng không chỉ được thực hiện sau khi ban hành chuẩn mực mà nên được tiến hành khi đang trong quá trình soạn thảo để tránh những sai sót phải sửa đổi một cách không cần thiết.

Ngoài ra, mặc dù Bộ Tài chính đã có định hướng chuyển giao vai trò ban hành chuẩn mực kế toán cho Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam nhưng động thái này cũng chưa được coi là phương án tối ưu. Trước kia IASB cũng được hình thành dựa trên một tập hợp những cá nhân xuất sắc từ các hiệp hội kế toán khác nhau trên toàn thế giới nhưng sau đó vào năm 2001 Ủy ban này đã nhận thấy rằng việc để cho các hiệp hội kế toán trực tiếp soạn thảo ra chuẩn mực kế toán có thể dẫn tới sự không khách quan, không ràng buộc và không hiệu quả. Nói như vậy bởi lẽ những thành viên của hiệp hội kế toán là những thành viên tự do, họ còn có nhiều trách nhiệm xã hội khác mà họ có thể tập trung vào đó hơn là việc soạn thảo chuẩn mực, hơn thế nữa chính bởi sự tự do không ràng buộc nên thời gian hoạt động tại IASB không cố định. Do đó Ủy ban soạn thảo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã tái cơ cấu để hình thành một tổ chức chuyên trách soạn thảo chuẩn mực một cách độc lập có nhân viên hoạt động cố định và không chịu trách nhiệm với bất kỳ tổ chức nào khác. Do đó chuẩn mực soạn thảo ra sẽ khách quan và có chất lượng cao hơn.

Vì vậy, Việt Nam nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán riêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) của Mỹ hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh. Hội đồng này sẽ hoàn toàn độc lập với cả Bộ Tài chính lẫn Hiệp hội kế toán, kiểm toán Việt Nam (VAA) để chuyên trách về việc soạn thảo các Chuẩn mực Kế toán.

3.3.2. Kiến nghị đối với các công ty dịch vụ Ke toán - Kiểm toán

Hiện nay, ngoài bốn công ty kiểm toán lớn trong nhóm Big 4 và một số công ty kiểm toán là chi nhánh của công ty nước ngoài, các công ty kế toán - kiểm toán còn lại vẫn chưa có yêu cầu cụ thể cho kế toán viên, kiểm toán viên có những bằng cấp, chứng chỉ quốc tế về kế toán - kiểm toán. Mặc dù đã có những chính sách khuyến khích nhân viên nghiên cứu, học tập, theo đuổi những chứng chỉ nước ngoài này nhưng dường như vẫn chưa hiệu quả. Cơ hội kinh doanh do mở cửa hội nhập là rất lớn, nhưng thách thức cần vượt qua cũng không phải dễ dàng giải quyết. Trước tiên muốn hội nhập được với quốc tế, muốn cạnh tranh được với những công ty kế toán, kiểm toán nước ngoài thì đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên cần phải có những hiểu biết vững chắc về Chuẩn mực kế toán Quốc tế cũng như những thông lệ quốc tế khác. Việc cập nhật kiến thức hàng năm là điều cần thiết để nâng cao trình độ đội ngũ kiểm toán viên nên các công ty kiểm toán có thể lồng ghép những kiến thức về kế toán quốc tế vào những đợt cập nhật đó. Ngoài ra, cần khuyến khích nữa những người đã, đang và sẽ có ý muốn theo đuổi những bằng cấp nước ngoài. Khi kiến thức chuyên môn đầy đủ, kiểm toán viên sẽ không gặp khó khăn trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

3.3.3. Kiến nghị đối với trường học và các cơ sở đào tạo Kế toán - Kiểm toán toán

Sự hài hòa giữa chuẩn mực kế toán quốc gia và Chuẩn mực kế toán Quốc tế đang

là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới. Để bắt kịp với xu hướng này, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở đào tạo chứng chỉ, nghiệp vụ nên bổ sung thêm những kiến thức về Chuẩn mực kế toán Quốc tế vào chương trình giảng dạy. Đẩy mạnh việc tiếp cận và tìm hiểu hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế, hướng dẫn cho học viên, sinh

viên hiểu được về bản chất, phá bỏ tư duy dập khuôn trông chờ vào hệ thống quy định nghiệp vụ có sẵn. Từ đó người học mới nắm chắc được kiến thức chuyên môn, thúc đẩy

tư duy xét đoán của kiểm toán viên. Ngoài ra, trường học nên giúp áp dụng những kiến thức chuyên ngành này vào thực tế thông qua các bài học thực hành hơn là việc đánh

KẾT LUẬN

Với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, các giao dịch thương

mại xuyên quốc gia diễn ra hàng giờ, hàng phút, hoạt động kế toán hiện nay không còn là vấn đề của mỗi doanh nghiệp hay mang tính quốc gia nữa mà yêu cầu xử lý ở tầm cỡ quốc tế. Chính điều này đòi hỏi phải có một hệ thống chuẩn mực chung hướng dẫn việc lập và trình bày Báo cáo tài chính nhằm tạo điều kiện tiếp cận từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Đồng thời, thị trường vốn mở rộng trên quy mô toàn cầu, việc huy động vốn từ nước ngoài cũng đòi hỏi phải cung cấp những Báo cáo tài chính có thể so sánh được cho các nhà đầu tư để dựa trên đó, họ có thể đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Chính những nguyên nhân này thúc đẩy việc hợp thức hóa một hệ thống

chuẩn mực hướng dẫn với sức ảnh hưởng rộng khắp thế giới, hình thành những cơ sở chung, phương pháp chung để hạch toán kế toán cũng như để lập Báo cáo tài chính. Từ đó, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ra đời đáp ứng nhu cầu làm cầu nối giữa các nền kinh tế khác nhau và hài hòa giữa các hệ thống chuẩn mực kế toán khác nhau. Nhìn chung, vì lợi ích của quốc gia mình, mỗi đất nước vẫn xây dựng riêng một hệ thống chuẩn mực

quốc gia phù hợp với các thông lệ quốc tế, trong đó có Việt Nam. Do vậy, vẫn còn tồn tại những điểm khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế. Những khác biệt trong chuẩn mực này không chỉ làm ảnh hưởng đến công tác kế toán mà còn có tác động đến công việc kiểm toán Báo cáo tài chính. Điều này đặt ra vấn đề cần được giải quyết trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay. Bộ Tài chính cũng nhiều lần sửa đổi, hoàn thiện Chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm hướng đến sự hòa hợp

với Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

Qua quá trình nghiên cứu em nhận thấy rằng thực ra việc tồn tại sự khác biệt trong hai hệ thống chuẩn mực không gây ra sự khác biệt về bản chất đối với kiểm toán tài sản cố định hữu hình. Điều này là do toàn bộ quá trình kiểm toán, các thủ tục kiểm toán và công việc của kiểm toán viên đều được quy định đầy đủ và rõ ràng trong chuẩn mực kiểm toán mà Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam giống Chuẩn mực kiểm toán quốc

Chuẩn mực kế toán Quốc tế kiểm toán viên cần làm thêm một số thủ tục cho đầy đủ và phù hợp với những nội dung này.

Tóm lại, sự ảnh hưởng đến kiểm toán được đề cập xuyên suốt bài khóa luận này chính là việc thêm một số thủ tục kiểm toán để kiểm tra những nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế có mà Chuẩn mực kế toán Việt Nam không có. Ngoài ra, qua bài khóa luận

này, em cũng mong rằng đã đưa ra được một số giải pháp thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến kiểm toán này giúp cho công tác kiểm toán thuận lợi hơn, giúp kiểm toán Việt Nam phát triển và bắt kịp với quốc tế.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng em vẫn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ

bảo và đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để bài khóa luận tốt nghiệp của em được

hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - TS. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2021 Sinh viên

Nguyễn Khánh Duy Anh

XUAT SẢC

y TÓT

DANH MỤC THAM KHẢO

1. ACCA Paper F7 Financial Reporting. 2. ACCA Paper F8 Audit and Assurance.

3. Bộ Tài Chính (2001-2005); Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam; Nhà Xuất Bản Tài Chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài Chính (2014); Thông tư 200: “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”. 5. Bộ Tài Chính (2020); Đề án: Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt

Nam.

6. Bộ Tài Chính (2020); Quyết định 345/QĐ-BTC: Phê duyệt đề án Áp dụng Chuẩn

mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam.

7. Deloitte Việt Nam (2010); Tóm tắt so sánh IFRS và VAS.

8. Giáo trình Kế toán tài chính Học viện Ngân hàng (2015), NXB Dân Trí. 9. Giáo trình Kiểm toán Căn bản Học viện Ngân Hàng (2019); NXB Hồng Đức. 10. Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Quốc tế/Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế:

IAS 16, IAS 36, IFRS 05.

11. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế: ISA 300. 12. Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam: VAS 03.

13. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam: VSA 200, VSA 300, VSA 320, VSA 520.

14. ThS. Lê Thị Thanh Huyền, ThS. Đặng Vũ Khánh Vân (2019); Đánh giá lại tài sản theo chuẩn mực kế toán quốc tế và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam; Tạp chí Tài chính.

15. ( www.ifrs.org), ( www.ifrsvietnam.vn), ( www.iasplus.com),

( www.cpdbox.com), ( www.cafef.vn), ( www.tapchicongthuong.vn).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-—0O0-—

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THựC TẬP

Sinh viên: Nguyễn Khánh Duy Anh

Dà hoàn thành quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Vietnam Từ ngày 01/01 /2021 đến ngày 31 /03 /2021

1 rong thời gian thực tập. sinh viên Nguyễn Khánh Duy Anh đã thể hiện được năng lực và hoàn thành công việc được giao ở mức:

KHÁ ĐÁP ỨNG YÊU CÀU

Chỉ số Tương đồng

Tương đồng theo Nguon

Internet Sources: 23% Ấn phẩm xuất bản: 21% Bài của Học Sinh: 15%

Xác nhận của đoTì vị thực tập

(Ký và ghi rõ họ tên)

5/24/2021 Turnitin

Turnitin Báo cáo Độc sáng

Đã xử lý vào: 24-thg 5-2021 06:12 +07 ID:1558117844

Đếm Chữ: 17998 Đã Nộp: 10

Khoá luận tốt nghiệp Bởi Duy Anh Nguyễn---

1% match (Internet từ 09-thg 5-2021) https://www.rsm.global/vietnam/sites/default/files/media/IFRS-news/de-an-ifrs.pdf 1% match (Internet từ 21-thg 7-2012) http://www.asiasoft.com.vn/uploads/Chuan-muc-ke-toan-dot7.doc 1% match (ấn phẩm) VNUA 2% match (Internet từ 03-thg 12-2020) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Thong-tu-200-2014-TT-BTC- huong-dan-Che-do-ke-toan-Doanh-nghiep-263599.aspx 2% match (Internet từ 03-thg 3-2015) http://idoc.vn/tai-lieu/bao-cao-tot-nghiep-thuc-trang-kiem-toan-khoan-muc-tscd- trong-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-do-cong -t y-tnhh-kiem-toan-va-tu-van-tai-chinh- quoc-te-ifc-thuc-hien.html 2% match (Internet từ 15-thg 11-2014)

http://www.tailieuhoc.edu.vn/index4. php?pa ge=download&type=free&id = 1601 2% match (Internet từ 05-thg 8-2020) https://tailieu.vn/doc/de-tai-so-sanh-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-va-viet-nam-ve- tai-san-co-dinh-1775760.html 1% match (Internet từ 29-thg 11-2020) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-200-2014-TT-BTC- huong-dan-Che-do-ke-toan-Doanh-nghiep-263599.aspx

1% match (bài của học sinh từ 25-thg 6-2014) Submitted to Hoa Sen University on 2014-06-25 1% match (bài của học sinh từ 26-thg 6-2014) Submitted to Hoa Sen University on 2014-06-26 1% match (Submitted to Thuong Mai University) Submitted to Thuong Mai University

1% match (Internet từ 30-thg 11-2018) https://text.123doc.org/document/208866-20422.htm 1% match (Internet từ 07-thg 10-2019) https://mof.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg? dDocName = MOFUCM102072&dID=105943&filename=CD5+-+Kiem+toan+2017.pdf 1% match (Internet từ 22-thg 2-2015) http://www.ketoansaovang.com.vn/vn/tin-tuc/965/kiem-toan-va-dich-vu-bao-dam- nang-cao-tai-lieu-on-thi-kiem-toan-vien-nam-2012.html

1% match (bài của học sinh từ 11-thg 1-2018)

Submitted to National Economics University on 2018-01-11

https://www.turnitin.com/newreport_printview.asp?eq=1&eb=1&esm=-1&oid=1558117844&sid=0&n=0&m=2&svr=54&r=3.8169801656086966&lang=vi

1/21

5/24/2021 Turnitin

1% match (Internet từ 16-thg 4-2015)

http://www.slideshare.net/cong hu y55/q u y-trnh-kim-ton-ti-sn-c-nh-v-chi-ph-khu- hao-ti-cng-ty-tnhh-kim-ton-chu

1% match (bài của học sinh từ 07-thg 10-2015)

Submitted to Hai Phong University on 2015-10-07

1% match (Internet từ 20-thg 5-2019) http://ifrsvietnam.vn/data/files/Che%20ban%20IFRS%20chuan.pdf 1% match (Internet từ 24-thg 7-2017) http://www.hocketoan.xyz/p/chuan-muc-kiem-toan-700-y-kien-kiem-toan.html 1% match (Internet từ 14-thg 3-2012) http://www.hvtc.edu.vn/bmkt/uploads/documents/127.pdf

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài Sư phat triên cuả Viêt Nam trong hơn 30 năm qua rât đang ghi nhân. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Năm 2020, Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng 2.91% GDP và được coi là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Những thành tựu kể trên không thể không nhắc tới sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước. Đứng trước những thách thức về vị thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt và đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn tìm

mọi giải pháp để thể hiện tốt nhất tình hình tài chính của đơn vị trên Báo cáo

tài chính. Do vậy, những thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính được yêu

cầu về tính công khai minh bạch, hợp lý đảm bảo đồng thời lợi ích của doanh

nghiệp, các nhà đầu tư và những người sử dụng Báo cáo tài chính cả trong và

ngoài nước. Tuy nhiên, một trở ngại lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang

gặp phải trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chính là việc phải cung cấp Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế - ngôn ngữ

chung trong lập và trình bày Báo cáo tài chính trên toàn thế giới giúp các nhà

đầu tư từ khắp nơi có thể đọc, hiểu và so sánh giữa các Báo cáo tài chính với nhau. Kèm theo đó, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam lại không hoàn toàn giống với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế gây đến khó khăn trong việc lập, trình bày và công bố Báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp cần phải chứng minh khả năng sản xuất, khả năng phát triển của mình thông qua những thông tin trên Báo cáo tài chính và những thông tin này cần được kiểm toán để tăng tính tin cậy cho người sử dụng. Chính vì lẽ đó, hoạt động kiểm toán những doanh nghiệp muốn huy động vốn đầu tư từ nước ngoài cũng bị ảnh hưởng theo. Bắt nguồn từ những khó khăn trên mà việc tìm hiểu và phân tích sự khác nhau giữa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cũng như tác động của nó tới quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w