Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế toán

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 87 - 89)

Ke toán

quốc tế và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đến quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình

Xuất phát từ việc Chuẩn mực Ke toán Việt Nam về tài sản cố định còn thiếu so với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế dẫn đến kiểm toán viên khi kiểm toán tài sản cố định hữu hình trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp lập theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cần phải thực hiện thêm một số thủ tục so với khi kiểm toán tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Do đó, để khắc phục tình trạng này, trước hết cơ quan soạn thảo chuẩn mực cần:

a.Bổ sung chuẩn mực về giảm giá trị tài sản vào hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hiện nay trong chuẩn mực kế toán về tài sản cố định của Việt Nam không đề cập

đến sự giảm giá trị của tài sản do lạc hậu, hỏng hóc... và cũng không có chuẩn mực nào khác hướng dẫn về vấn đề này. Tuy nhiên, việc hạch toán theo nguyên tắc giá gốc trong tình hình khoa học công nghệ phát triển không ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến sự bất hợp lý về giá trị tài sản cố định hữu hình. Kèm theo đó là một số nguyên nhân khách quan khác khiến doanh nghiệp nên ghi nhận suy giảm tài sản trên Báo cáo tài chính để phản ánh trung thực nhất tình trạng của doanh nghiệp. Ví dụ: công ty đóng tàu mua một chiếc ụ tàu được nhập khẩu từ Nga về với giá 10,000$. Chiếc ụ tàu đó mặc dù còn mới nhưng lại quá lỗi thời và khó sử dụng, không đưa vào hoạt động được thì giá trị của chiếc ụ tàu ghi nhận trên sổ và trên báo cáo vẫn là 10,000$ là bất hợp lý.

Tuy nhiên, do thị trường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển hoàn thiện và không phải tài sản cố định nào cũng có thể tính được giá trị tổn thất một cách thường xuyên nên chuẩn mực có thể quy định cụ thể số lần xem xét suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình và mức giá trị còn lại tối thiểu cho những tài sản cố định cần được xem xét. Điều này sẽ giúp cho việc áp dụng chuẩn mực trở nên dễ dàng hơn.

b. Bổ sung các quy định về việc đánh giá lại tài sản cố định sau ghi nhận ban đầu.

Tương tự như với việc xem xét sự giảm giá trị tài sản, đánh giá lại giúp cho

bày khoản mục tài sản cố định hữu hình trên Báo cáo tài chính trung thực hơn. Sau việc ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng tài sản cố định có thể được ghi nhận theo giá trị đánh giá lại, đó là giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm đánh giá lại trừ đi các khoản

khấu hao sau thời điểm đánh giá lại đó và trừ đi tổn thất do giảm giá trị tài sản sau thời điểm đánh giá lại. Giá trị hợp lý của tài sản cố định hữu hình có thể là giá trị được xác định bởi chuyên gia định giá hoặc được đánh giá theo giá trị của tài sản được niêm yết trên thị trường hoạt động của tài sản đó. Khi không có cách nào để xác định giá trị hợp lý của tài sản vì chúng là loại tài sản có tính chất đặc biệt hoặc rất ít khi được bán trên thị trường thì tài sản đó được xác định giá trị hợp lý bằng những công cụ định giá khác. Để đơn giản hóa thì chuẩn mực cũng có thể đưa ra số lần và mức giá trị cụ thể cho những

tài sản cần phải đánh giá lại hàng năm hoặc những doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp

bắt buộc phải đánh giá lại tài sản hàng năm.

c.Cần đưa ra quy định ghi nhận ước tính ban đầu cho việc tháo dỡ, di dời tài sản và khôi phục mặt bằng vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam cần quy định chi phí ước tính này là một phần của

nguyên giá và phần chi phí ước tính để sửa chữa, nâng cấp theo quy định của một số tài sản cố định của ngành kinh doanh đặc thù cũng được đưa vào nguyên giá và được trích khấu hao theo thời gian ước tính của chi phí. Cũng cần đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc ước tính các khoản chi phí này bao gồm: bên thứ ba tham gia ước tính, những tài sản được ước tính chi phi và quy cho những lĩnh vực kinh doanh cần ước tính chi phí sửa chữa, nâng cấp sau khoảng thời gian hoặc công suất hoạt động nhất định.

d. Đưa ra những hướng dẫn cụ thể đối với tài sản dài hạn nắm giữ để bán hoặc

thanh lý.

Những tài sản này hiện chưa được đề cập đến trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam

thì tài khoản chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ bị ghi tăng so với theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w