Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 49)

Mặc dù Chuẩn mực Kế toán VAS 03 được xây dựng dựa trên Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 và chưa được cập nhật những sửa đổi của IAS 16 cũng những nguyên nhân khác liên quan đến môi trường kế toán, giữa hai chuẩn mực này vẫn có những điểm tương đồng về những vấn đề sau:

- Bốn điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình, bao gồm: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản; Nguyên giá có thể được xác định một cách đáng tin cậy; Có thời gian sử dụng lớn hơn một năm, Có hình thái vật chất cụ thể

- Nguyên tắc ghi nhận Tài sản cố định hữu hình hình thành do mua sắm; tự xây dựng, chế tạo; Mua theo phương thức trả góp

- Đưa chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng vào nguyên giá tài sản

- Khái niệm về khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của Tài sản cố định hữu hình

- Ba phương pháp trích khấu hao Tài sản cố định hữu hình bao gồm: Khấu hao

- Một số nguyên tắc trình bày cơ bản trên Báo cáo tài chính như đã trình bày tại mục 1.3.2.4

Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện nền kinh tế cũng như điều kiện về thương mại đặc thù tại Việt Nam, VAS 03 không tiếp thu hoàn toàn IAS 16 mà có một số điểm khác biệt như:

- VAS 03 bổ sung điều kiện ghi nhận Tài sản cố định với giá trị lớn hơn 30 triệu đồng

- Ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo VAS 03 không bao gồm chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển tài sản và khôi phục mặt bằng

- VAS 03 không cho phép ghi nhận chi phí lãi vay từ việc thanh toán trả chậm khi mua tài sản vào nguyên giá của tài sản

- IAS 16 cho phép tài sản được ghi nhận ban đầu theo phương pháp giá gốc hoặc phương pháp đánh giá lại. Trong khi đó, VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận theo phương pháp giá gốc và chỉ được đánh giá lại trong một số trường hợp nhất định - VAS 03 không đề cập đến việc xử lý khoản chênh lệnh do đánh giá lại nêu trên - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam chưa có chuẩn mực tương đương với IAS 36 - Sự

suy giảm giá trị của tài sản

- Một số chỉ tiêu liên quan đến việc theo dõi giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu không được trình bày trên Báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.

- VAS 03 không quy định chi phí khấu hao cho mỗi thành phần quan trọng của Tài

sản cố định

- IAS 03 loại trừ: Các tài sản sinh học (IAS 41); Bất động sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị được phân loại là giữ để bán (IFRS 05); Quyền về khoán sản và trữ lượng khoáng sản (IFRS 06) trong khi VAS 03 không có những điều kiện tương tự.

Qua đó có thể thấy rằng, mặc dù được xây dựng dựa trên Chuẩn mực Kế toán Quốc tế, tuy nhiên Chuẩn mực VAS 03 vẫn có một số điểm khác biệt và thiếu hụt so với chuẩn mực IAS 16. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế toán tại các

nghiệp mà còn gây ra những khó khăn nhất định đối những nhà hoạt động trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Vì vậy trong phần sau của khoá luận, em sẽ trình bày cụ thể những ảnh hưởng của sự khác nhau giữa chuẩn mực VAS 03 và IAS 16 tới quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình và phân tích những khó khăn mà kiểm toán viên gặp phải do sự khác biệt này.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Sự KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MựC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MựC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHẦN HÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2.1. Mối liên hệ giữa Chuẩn mực Ke toán về tài sản cố định tới quy trình kiểm

toán Báo cáo tài chính tài sản cố định

a. Bảo đảm tính trung thực, hợp lý và trình bày trên Báo cáo tài chính

Chuẩn mực Ke toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp cũng như việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. Việc soạn thảo và ban hành Chuẩn mực Kế toán nhằm mục đích thống nhất phương pháp kế toán trong một phạm vi nhất định (quốc gia, khu vực, toàn cầu). Chính vì sự hiện hữu của Chuẩn mực Kế toán giúp các thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính của đơn vị trở nên minh

bạch hơn và phản ánh đúng về tình hình của doanh nghiệp. Ngoài ra, Chuẩn mực Kế toán làm cơ sở cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá thông tin tài chính thông

qua việc phân tích cũng như so sánh các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài tái chính của những doanh nghiệp cùng ngành. Từ đó, niềm tin của các nhà đầu tư về tính minh bạch,

trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được cải thiện.

Ngược lại, nếu không ban hành Chuẩn mực Kế toán sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lập và trình bày Báo cáo tài chính không theo một quy chuẩn nhất định, dẫn đến việc số liệu không thể đem ra so sánh được giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Không chỉ vậy, lợi dụng việc thiếu đi một bộ Chuẩn mực Kế toán sẽ tạo cơ hội cho các công ty cố tình bóp méo số liệu, sử dụng các thủ pháp để lách luật khiến Báo cáo tài chính trở nên đẹp hơn trong mắt các nhà đầu tư. Qu đó, công ty sẽ cố gắng giấu đi những

thông tin bất lợi và công bố những thông tin có lợi cho doanh nghiệp. Điều này không chỉ ảnh hướng đến tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính mà còn khiến những

b. Vai trò của Chuẩn mực Ke toán đối với Kiểm toán viên

Xét dưới góc độ của Kiểm toán viên, Chuẩn mực Ke toán là cơ sở, là khuôn mẫu

mà dựa vào đó kiểm toán viên có thể xét đoán xem việc ghi nhận, trình bày các giao dịch trên sổ sách kế toán có phù hợp hay không, có sai sót, nhầm lẫn hay gian lận hay không. Công việc chủ yếu của Kiểm toán viên là sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng và thủ tục kiểm toán để kiểm tra xem kế toán ghi nhận, xử lý nghiệp vụ kinh tế có tuân theo Chuẩn mực Kế toán không. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200 về mục tiêu kiểm toán cũng viết: “Mục đích của kiểm toán Báo cáo tài chính là làm

tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với Báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu Báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày Báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày Báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu Báo cáo tài chính có được lập

và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày Báo cáo tài chính được áp dụng hay không”. Những tiêu chuẩn đã được thiết lập hay khuôn khổ về lập và trình bày Báo cáo tài chính là cơ sở, thước đo đánh giá các thông tin đã được kiểm tra và trong kiểm toán Báo cáo tài chính thì những tiêu chuẩn này có thể hiểu là Chuẩn mực Kế toán, chế độ kế toán và các quy định liên quan của Nhà nước. Hiểu theo một cách khác, kiểm toán Báo cáo tài chính là công việc kiểm tra mức độ trung thực và hợp lý của những thông tin tài chính được trình bày trên Báo cáo tài chính dựa trên tiêu chuẩn là Chuẩn mực Kế toán, Chế độ Kế toán, luật Kế toán và những quy định khác.

Nói một cách tổng quát, quá trình kiểm toán của bất kỳ khoản mục nào trong chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính đều dựa trên những quy định được nêu ra trong Chuẩn mực Kiểm toán. Tại Việt Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Vietnamese

Standards on Auditing - VSA) được ban hành mới nhất vào năm 2018 bao gồm Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA); Chuẩn mực Việt Nam về Hợp đồng dịch vụ đảm bảo (VSAE); Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét (VSRE) và Chuẩn mực

Cơ sở dẫn Nội dung

hay kết luận kiểm toán khi thực hiện kiểm toán tài sản cố định hữu hình. Tuy nhiên nếu xét về chi tiết, việc khác nhau giữa hai hệ thống chuẩn mực VSA và ISA sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công tác kế toán, từ đó ảnh hưởng đến công việc cụ thể của kiểm toán viên trong từng cuộc kiểm toán. Đối với công tác kiểm toán tài sản cố định hữu hình, trên Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế sẽ thực hiện nhiều thủ tục hơn Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do có sự chênh lệnh về số lượng giữa hai bộ chuẩn mực này.

2.2. Ảnh hưởng của sự khác biệt giữa Chuẩn mực Ke toán Việt Nam và Chuẩn

mực Ke toán quốc tế tới các giai đoạn kiểm toán Báo cáo tài chính 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1. Mục tiêu của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán VSA 200 - iiMuc tiêu tổng thể của kiểm toán viên

doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”,

mục tiêu kiểm toán được định nghĩa:

- “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu Báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu Báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày Báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. ”

- “Lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định

của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên. ”

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu tổng thể thì nêu trên thì trước hết kiểm toán viên

phải hoàn thành mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán nói chung và của kiểm toán viên nói riêng. Đối với mỗi khoản mục sẽ có những cơ sở dẫn liệu quan trọng mà công việc của kiểm toán viên là thu thập bằng chứng chứng minh cho những cơ sở dẫn liệu đó. Vì Chuẩn mực Ke toán Việt Nam hiện tồn tại một số điểm không quy định hoặc quy

định không đầy đủ so với IAS 16 nên các cơ sở dẫn liệu của khoản mục này trên Báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực Ke toán Việt Nam có nội dung cần kiểm tra cũng sẽ ít hơn so với Báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Cụ thể được trình bày dưới bảng so sánh sau:Bảng 2. 1: So sánh sự khác nhau giữa VAS 03 và IAS 16 cấp độ cơ sở dẫn liệu

liệu Báo cáo tài chính lập theo VAS Báo cáo tài chính lập theo IAS

Tính có thật

Vào ngày kết thúc kỳ kế toán, tất cả tài sản cố định hữu hình được trình bày trên Bảng cân đối kế toán có cơ sở chứng minh sự tồn tại. Các nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ thực sự phát sinh và có căn cứ ghi sổ hợp lý.

Các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định hữu hình thực tế phát sinh và có căn cứ ghi sổ.

Tính đầy đủ

Doanh nghiệp ghi nhận đầy đủ tài sản cố định hữu hình, bao gồm cả tài sản thuộc quyền sở hữu và đi thuê tài chính vào giai đoạn kết thúc

kỳ kế toán.

Các nghiệp vụ mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định phát sinh trong kỳ đã được ghi nhận đầy đủ trên sổ sách.

Tài sản cố định trong kỳ được trích khấu hao, ghi sổ đầy đủ.

Thu nhập hoặc chi phí từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được hạch toán đầy đủ trên hệ thống kế toán.

Quyền và nghĩa vụ

Tài sản cố định hữu hình thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của đơn

vị được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ kế toán. Tất cả tài sản cố định nhận giữ hộ, đơn vị không có quyền sở hữu hoặc

Cơ sở dẫn liệu

Nội dung

Báo cáo tài chính lập theo VAS Báo cáo tài chính lập theo IAS

Tính chính xác

Khấu hao tài sản cố định được tính toán theo đúng tỷ lệ.

Nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định trong năm tài chính trình bày trên

Bảng kê mua vào thống nhất giữa các sổ sách kế toán

Nghiệp vụ ghi tăng, ghi giảm và trích khấu hao tài sản cố định được ghi chép, cộng dồn chính xác.

Tính đánh giá

Sử dụng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định nhất quán, phù hợp với quy định hiện hành cũng như đặc điểm của tài sản và đặc điểm kinh doanh

Phân bổ chi phí khấu hao tài sản vào những khoản mục chi phí hợp lý.

Chi phí đầu tư nâng cấp tài sản cố định được hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định.

Chi phí sửa chữa tài sản cố định không đủ điều kiện vốn hoá vào tài sản sẽ hạch toán là một khoản chi phí trong kỳ.

Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình được đánh giá

Cơ sở dẫn liệu

Nội dung

Báo cáo tài chính lập theo VAS Báo cáo tài chính lập theo IAS

Không đề cập đến

Ước tính hợp lý chi phí sửa chữa, thay thế cần thực hiện định kỳ để đưa vào nguyên giá tài sản cũng như trích phân bổ khấu hao. Ước tính phí tháo dỡ, khôi phục mặt bằng, hoàn nguyên môi trường... ghi vào nguyên giá tài sản.

Ước tính giá trị hợp lý của tài sản được khi nhận sau khi đánh giá suy giảm giá trị trong kỳ.

Tài sản cố định giữ nhằm mục đích thanh lý được ghi nhận tại giá trị phù hợp.

Tài sản sau khi thực hiện đánh giá

lại được ghi nhận với giá trị hợp lý

Phân loại và trình bày

Tài sản cố định và các nghiệp vụ liên quan được giải thích, phân loại theo đúng quy định trên thuyết minh Báo cáo tài chính.

Không đề cập đến

Những tài sản cố nắm giữ để bán phải được tái phân loại và chuyển

từ tài sản dài hạn sang danh mục tài sản ngắn hạn trên Bảng cân đối

Như đã được giải thích ở trên, sự khác biệt giữa hai hệ thống Chuẩn mực Ke toán

không tác động nghiêm trọng tới việc lập kế hoạch kiểm toán tài sản cố định hữu hình. Nhìn chung, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán này tại Việt Nam tuân thủ theo Chuẩn mực Kiểm toán VSA 300 - “Lập kế hoạch kiểm toán” và quốc tế tuân thủ theo Chuẩn mực Kiểm toán ISA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính”. Cả Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế đều có những điểm giống nhau về nội dung trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên đối với kiểm toán viên khi kiểm toán Báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cần tiến hành

thêm một số thủ tục.

2.2.1.2. Những thủ tục cần thực hiện trước giai đoạn lập kế hoạch kiểm toántài tài

sản cố định

a. Vai trò của việc lập kế hoạch kiểm toán

Trong chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình cũng tương tự như các khoản mục khác. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đánh dấu bước đầu tiên cho công tác tổ chức kiểm toán và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Tuy

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w