a. Thủ tục chung
Việc kiểm tra các nghiệp vụ làm tăng Tài sản cố định hữu hình được thực hiện nhằm đảm bảo một số mục tiêu kiểm toán nhất định như tính có thực, tính đánh giá và
hiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết việc ghi nhận tăng tài sản đó. Do giá trị của tài sản cố định hữu hình thường rất lớn nên hầu như kiểm toán viên sẽ kiểm tra hoàn toàn 100%
các nghiệp vụ ghi tăng tài sản. Gần như Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam không có sự khác biệt trong việc ghi nhận tài sản cố định tăng nên cả hai
hệ thống chuẩn mực đều có chung quan điểm như sau:
- Nghiệp vụ dẫn đến tăng tài sản trong năm có thể là: đầu tư xây dựng cơ bản tài sản mới, tăng do mua sắm hoặc do cải tạo nâng cấp.
- Đối với tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng cơ bản thì kiểm toán viên cần xem xét hợp đồng đã được phê duyệt chưa, tài sản nghiệm thu theo giá quyết toán hay theo giá tạm tính, có biên bản nghiệm thu tài sản chưa, có văn bản chuyển giao tài sản và quyết định đưa vào sử dụng đối với những tài sản cố định đã hoàn thành không.
Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định do nâng cấp:
Tài sản cố định được ghi tăng do nâng cấp thì cả Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đều đồng tình rằng, chỉ có những chi phí nâng cấp giúp gia tăng năng suất, tính năng hoặc kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định mới được phép vốn hóa vào giá trị của tài sản đó. Vì vậy công việc của kiểm toán viên là thu thập bằng chứng chứng minh cơ sở để ghi tăng nguyên giá tài sản là hợp lý.
b. Thủ tục áp dụng với Báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực Ke toán Quốc tế
Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định do mua sắm:
Với tài sản tăng do mua sắm thêm, Kiểm toán viên cũng cần kiểm tra các hợp đồng mua tài sản, các điều khoản và giá cả tài sản có hợp lý không, có hóa đơn và giấy tờ bàn giao quyền sở hữu không, chi phí được vốn hoá vào nguyên giá có hợp lý và hợp
pháp không. Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam thì những chi phí hợp lý được ghi nhận
vào nguyên giá của tài sản cố định mua về chỉ bao gồm các loại thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...nên kiểm toán viên chỉ cần thu thập những giấy tờ chứng minh cho sự phát sinh của những khoản chi phí này là có thực như: tờ khai
thế không thể tránh khỏi trong thời gian sử dụng cũng được đưa vào nguyên giá của tài sản. Vì vậy, ngoài những giấy tờ nêu trên, kiểm toán viên cần phải thu thập thêm cơ sở ước tính chi phí tháo dỡ, phục hồi mặt bằng, quy định liên quan đến việc sửa chữa, nâng
cấp không thể tránh khỏi... Do những khoản này mang tính chất ước tính, có tính chủ quan cao nên trong một số trường hợp kiểm toán viên có thể tham khảo ý kiến chuyên gia nếu thấy cần thiết. Ngoài ra còn cần xem xét xem khoản tiền lãi mua hàng trả chậm có được phép vốn hóa vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình hay không. Lấy ví dụ doanh nghiệp X áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế mua hệ thống giàn khoan biển với nguyên giá ghi nhận là 2000 tỷ đồng đã bao gồm ước tính chi phí hoàn nguyên môi trường biển là 20 tỷ đồng. Vì vậy nếu công ty X lập Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sẽ chỉ ghi nhận 1980 tỷ vào nguyên giá tài sản và trích lập dự phòng cho khoản trị giá 20 tỷ để được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản do đánh giá lại
Do Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cho phép doanh nghiệp áp dụng mô hình đánh giá lại nên Kiểm toán viên sẽ thực hiện thêm thủ tục kiểm tra đối với doanh nghiệp này. Cụ thể:
- Xem xét báo cáo đánh giá lại của doanh nghiệp để kiểm tra giá trị trên báo cáo có trùng khớp với giá trị ghi tăng nguyên giá ghi nhận trên Báo cáo tài chính hay không?
- Tính lại giá trị ghi nhận tăng nguyên giá do đánh giá lại phù hợp với IAS 16 để xác nhận giá trị ghi nhận vào tài khoản Revaluation Surplus (Thặng dư đánh giá lại) đã chính xác hay chưa?
- Xác nhận tính hợp lý của giả định trên báo cáo đánh giá lại của doanh nghiệp. Ví dụ: giá trị trên mỗi mét vuông trên báo cáo đánh giá lại phải tương đồng với giá trị tính trên mỗi mét vuông của tài sản tương đương khác trong khu vực.