Những khó khăn khi kiểm toán các phần hành do sự khác biệt giữa Chuẩn

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 83)

Chuẩn

mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Ke toán Quốc tế

Nhu cầu chuyển Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực kế toán Quốc tế ngày càng tăng, tạo cơ hội nghề nghiệp cho các công ty dịch vụ kế toán. Kéo theo đó, nhu cầu kiểm toán Báo cáo tài chính được lập trên Chuẩn mực kế toán Quốc tế của những công ty trong nước hiện đang rất lớn. Mặc dù việc hai hệ thống chuẩn mực quốc gia và quốc tế khác nhau tuy không làm ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình kiểm toán của kiểm toán viên xong để tình trạng không tương xứng

giữa hai hệ thống chuẩn mực sẽ gây ra cho kiểm toán viên trong nước một số khó khăn trong quá trình làm việc.

Thứ nhất, hiện tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới chỉ có 26 chuẩn mực, thiếu rất nhiều so với Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS/IFRS). Việc Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế sẽ gây lúng túng cho cả kế toán viên và kiểm toán viên. Bởi lẽ các công ty kiểm toán Việt Nam đã quen với kiểm toán khoản mục tài sản cố định theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam nên sẽ khó khăn cho họ khi phải kiểm tra thêm một số khoản mục mới.

Thứ hai, Chuẩn mực kế toán Việt Nam không được lập trên một Khung khái niệm

cơ bản như Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Do vậy, khi kiểm toán Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế kiểm toán viên sẽ gặp khó khăn khi xem xét xem

Thứ ba, việc Chuẩn mực kế toán Việt Nam đưa ra những chỉ dẫn nghiệp vụ cụ thể sẽ tạo ra một khuôn mẫu cứng nhắc và hiện tượng dập khuôn ở những người làm kế toán là điều khó tránh khỏi. Đưa ra những hướng dẫn cụ thể như vậy đôi khi khiến cho người thực hiện chỉ hạch toán theo quy định nhưng không hiểu bản chất của nghiệp vụ. Hiện tượng này cũng có thể tương tự diễn ra với hoạt động kiểm toán. Khi mức độ xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên không được đề cao gây khó khăn trong việc phân biệt được trình độ của kiểm toán viên và khả năng tạo sự khác biệt trong chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán càng thấp. Như vậy, trong tương lai gần hoạt động kiểm toán sẽ không gặp khó khăn gì, nhưng xa hơn nữa, khi Chuẩn mực kế toán Việt Nam hoàn thiện và càng thống nhất với Chuẩn mực kế toán Quốc tế hơn thì sự thiếu kinh nghiệm xét đoán sẽ gây khó khăn không nhỏ cho kiểm toán viên nói riêng và công ty kiểm toán trong nước nói chung. Cụ thể hơn trong trường hợp Báo cáo tài chính của những công ty lập theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế để gửi cho nhà đầu tư nước ngoài, khi kiểm toán khoản mục tài sản cố định sẽ xuất hiện những khoản giảm tài sản do chuyển từ tài sản cố định hữu hình sang tài sản dài hạn nắm giữ để bán. Để kiểm toán được nghiệp vụ này kiểm toán viên cần hiểu được bản chất tại sao những tài sản cố định

hữu hình đó lại được phân loại sang tài sản ngắn hạn mà trong chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 05 không chỉ dẫn cụ thể. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho công việc kiểm toán.

Thứ tư, kiểm toán Báo cáo tài chính được lập dựa trên Chuẩn mực kế toán Quốc tế đòi hỏi kiểm toán viên cần có kiến thức chuyên ngành cũng như có hiểu biết về Chuẩn

mực kế toán Quốc tế. Để đáp ứng được điều đó, kiểm toán viên có thể tự đọc và nghiên cứu Chuẩn mực kế toán Quốc tế hoặc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ, theo đuổi các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA, ICAEW, CMA,.... Cho dù là tự nghiên cứu hay học tại các trung tâm đào tạo thì cũng đòi hỏi đầu tư về mặt thời gian và tài chính. Vì lẽ đó, để Chuẩn mực kế toán Việt Nam hài hòa với Chuẩn mực kế toán Quốc tế hoặc áp dụng toàn bộ Chuẩn mực kế toán Quốc tế thì việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực tế sẽ dễ dàng hơn. Kiểm toán viên có điều kiện nâng cao kiến thức chuyên môn,

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA Sự KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MựC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MựC KẾ TOÁN VIỆT NAM ĐẾN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

3.1. Thực trạng áp dụng Chuẩn mực Ke toán về tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam

a.Ưu điểm

Trong vòng 5 năm từ 2000 tới 2005, việc Bộ Tài Chính đã ban hành 26 chuẩn mực VAS được coi là dấu mốc quan trọng góp phần cuộc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và hệ thống Ke toán tại Việt Nam. Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng ban hành thêm các Thông tư hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực Kế toán, cụ thể là Quyết định số 15 ban hành ngày 20/03/2006 và Thông tư 200 (ban hành năm 2014 thay thế Quyết định số

15) cùng với Chế độ kế toán riêng cho từng quy mô doanh nghiệp, giúp người làm công

tác kế toán có thể dễ dàng tiếp cận, phân loại các nghiệp vụ kế toán. Qua đó hạn chế những sai sót và áp dụng sai các Chuẩn mực Kế toán nêu trên.

Cùng với đó, hệ thống 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các Chế độ kế toán có quy mô áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp đến từ mọi lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này đó góp phần nâng cao khả năng quản trị, điều hành doanh nghiệp, phản ánh được hầu hết các giao dịch của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền quán triệt và quản lý được các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế.

b. Nhược điểm

Mặc dù đã có những đóng góp to lớn nêu trên, nhưng hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam nói chung và VAS 03 nói riêng đang dần trở nên lạc hậu và chưa phù hợp so với mặt bằng chung trên toàn thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc Chuẩn mực Kế toán Việt Nam chưa có những sự thay đổi, cập nhật bổ sung so với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế dẫn đến bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là trong giai đoạn ngày càng xuất hiện những nghiệp vụ kinh tế mới. Cụ thể:

Thứ nhất, Việt Nam mới chỉ ban hành 26 Chuẩn mực Kế toán VAS trong khi hệ

toán còn thiếu tại Việt Nam dẫn đến việc không thể phản ảnh được hết các giao dịch của

nền kinh tế và gây khó khăn trong công tác kế toán tài sản cố định. Ví dụ, hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam chưa có chuẩn mực riêng về nông nghiệp trong khi đây được coi là lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

Thứ hai, VAS chưa hướng tới việc ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp

lý mà vẫn trung thành với mô hình giá gốc dẫn đến việc Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh hợp lý và đầy đủ tình hình tài chính tại thời điểm lập báo cáo. Nguyên nhân là do giá trị của các khoản mục này luôn biến động trong nền kinh tế thị trường nên nếu chỉ áp dụng mô hình giá gốc khiến thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính trở nên kém hữu ích hơn trong mắt các nhà đầu tư do tính trung thực, hợp lý của thông tin trên. Điều đó gây ra khó khăn trong việc đánh giá khả năng, tiềm lực tài chính và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Thứ ba, phạm vi áp dụng của Chuẩn mực Kế toán về tài sản cố định hữu hình chưa phản ánh được đúng bản chất của một số loại tài sản. Cụ thể VAS 03 vẫn áp dụng cho các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông, lâm nghiệp như: vật nuôi, gia súc, cây trồng hay những sản phẩm chưa qua chế biến thu được từ những tài sản sinh học trên như thịt, gỗ, hoa màu,... Những tài sản sinh học trên có đặc thù riêng nên việc áp dụng chung với phương pháp hạch toán Tài sản cố định và hàng tồn kho dẫn đến việc

chưa hợp lý và phù hợp với đặc điểm, giá trị bản chất của nhóm tài sản này.

Thứ tư, việc Bộ Tài Chính chưa ban hành chuẩn mực liên quan đến tổn thất tài sản tương đương với IAS 36 - Impairment of Assets dẫn tới việc chưa có căn cứ trong công tác ghi nhận tổn thất tài sản đến từ yếu tố phát triển công nghệ, hư hỏng tài sản hay

giảm giá trị lợi ích từ việc sử dụng tài sản,. Điều này không chỉ gây rủi ro cho các nhà đầu tư vào người sử dụng Báo cáo tài chính trong việc đánh giá quy mô tài sản công ty

3.2. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của sự khác biệt giữa Chuẩn mực

Ke toán

quốc tế và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đến quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình

Xuất phát từ việc Chuẩn mực Ke toán Việt Nam về tài sản cố định còn thiếu so với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế dẫn đến kiểm toán viên khi kiểm toán tài sản cố định hữu hình trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp lập theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cần phải thực hiện thêm một số thủ tục so với khi kiểm toán tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Do đó, để khắc phục tình trạng này, trước hết cơ quan soạn thảo chuẩn mực cần:

a.Bổ sung chuẩn mực về giảm giá trị tài sản vào hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hiện nay trong chuẩn mực kế toán về tài sản cố định của Việt Nam không đề cập

đến sự giảm giá trị của tài sản do lạc hậu, hỏng hóc... và cũng không có chuẩn mực nào khác hướng dẫn về vấn đề này. Tuy nhiên, việc hạch toán theo nguyên tắc giá gốc trong tình hình khoa học công nghệ phát triển không ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến sự bất hợp lý về giá trị tài sản cố định hữu hình. Kèm theo đó là một số nguyên nhân khách quan khác khiến doanh nghiệp nên ghi nhận suy giảm tài sản trên Báo cáo tài chính để phản ánh trung thực nhất tình trạng của doanh nghiệp. Ví dụ: công ty đóng tàu mua một chiếc ụ tàu được nhập khẩu từ Nga về với giá 10,000$. Chiếc ụ tàu đó mặc dù còn mới nhưng lại quá lỗi thời và khó sử dụng, không đưa vào hoạt động được thì giá trị của chiếc ụ tàu ghi nhận trên sổ và trên báo cáo vẫn là 10,000$ là bất hợp lý.

Tuy nhiên, do thị trường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển hoàn thiện và không phải tài sản cố định nào cũng có thể tính được giá trị tổn thất một cách thường xuyên nên chuẩn mực có thể quy định cụ thể số lần xem xét suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình và mức giá trị còn lại tối thiểu cho những tài sản cố định cần được xem xét. Điều này sẽ giúp cho việc áp dụng chuẩn mực trở nên dễ dàng hơn.

b. Bổ sung các quy định về việc đánh giá lại tài sản cố định sau ghi nhận ban đầu.

Tương tự như với việc xem xét sự giảm giá trị tài sản, đánh giá lại giúp cho

bày khoản mục tài sản cố định hữu hình trên Báo cáo tài chính trung thực hơn. Sau việc ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng tài sản cố định có thể được ghi nhận theo giá trị đánh giá lại, đó là giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm đánh giá lại trừ đi các khoản

khấu hao sau thời điểm đánh giá lại đó và trừ đi tổn thất do giảm giá trị tài sản sau thời điểm đánh giá lại. Giá trị hợp lý của tài sản cố định hữu hình có thể là giá trị được xác định bởi chuyên gia định giá hoặc được đánh giá theo giá trị của tài sản được niêm yết trên thị trường hoạt động của tài sản đó. Khi không có cách nào để xác định giá trị hợp lý của tài sản vì chúng là loại tài sản có tính chất đặc biệt hoặc rất ít khi được bán trên thị trường thì tài sản đó được xác định giá trị hợp lý bằng những công cụ định giá khác. Để đơn giản hóa thì chuẩn mực cũng có thể đưa ra số lần và mức giá trị cụ thể cho những

tài sản cần phải đánh giá lại hàng năm hoặc những doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp

bắt buộc phải đánh giá lại tài sản hàng năm.

c.Cần đưa ra quy định ghi nhận ước tính ban đầu cho việc tháo dỡ, di dời tài sản và khôi phục mặt bằng vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam cần quy định chi phí ước tính này là một phần của

nguyên giá và phần chi phí ước tính để sửa chữa, nâng cấp theo quy định của một số tài sản cố định của ngành kinh doanh đặc thù cũng được đưa vào nguyên giá và được trích khấu hao theo thời gian ước tính của chi phí. Cũng cần đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc ước tính các khoản chi phí này bao gồm: bên thứ ba tham gia ước tính, những tài sản được ước tính chi phi và quy cho những lĩnh vực kinh doanh cần ước tính chi phí sửa chữa, nâng cấp sau khoảng thời gian hoặc công suất hoạt động nhất định.

d. Đưa ra những hướng dẫn cụ thể đối với tài sản dài hạn nắm giữ để bán hoặc

thanh lý.

Những tài sản này hiện chưa được đề cập đến trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam

thì tài khoản chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ bị ghi tăng so với theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

3.3. Đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự khác biệt giữa

Chuẩn mực

Kế toán quốc tế và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đến quy trình kiểm toán tài

sản cố định hữu hình

Nhận thấy sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế toán và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

cũng như xu hướng hoà hợp kế toán trên toàn thế giới, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết

định số 345/QĐ-BTC về “Phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt

Nam” với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán, góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình

của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới. Vì vậy, ngoài kiến nghị về việc bổ sung, ban hành thêm các chuẩn mực mới về tài sản cố định cho hài hòa với Chuẩn mực kế toán Quốc tế, em đề xuất thêm kiến nghị liên quan đến cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Kế toán - Kiểm toán và các cơ sở đào tạo chuyên ngành Kế toán Kiểm toán như

sau:

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Hiện nay, việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Tuy nhiên cơ chế ban hành này có nhiều vấn đề cần xem xét, cụ thể là:

Bộ Tài chính ngoài phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán ra còn chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các luật thế cũng như tham gia vào việc quyết định chính sách tài chính của Nhà nước. Việc để cơ

vận động hành lang những người có tham gia vào quá trình soạn thảo hay những người có thẩm quyền quyết định ban hành Chuẩn mực Ke toán.

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w