Tổng quan về khoản mục tài sản cố định hữu hình

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 28)

Trong xu thế kinh tế mở cửa, hội nhập và phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tồn tại và đứng vững trên thị trường ngày càng gay gắt. Theo đó, vốn tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh là tài sản cố định, đây chính là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp. Nó là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng vai trò đặt biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa, trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tài sản cố định thể hiện trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và thế mạnh của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người lao động. Nhận biết được tầm quan trọng của tài sản cố định, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đều đưa ra những chuẩn mực hướng dẫn về đề tài này. Trọng tâm là Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 03 - Tài sản cố định hữu hình và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 - Property, plant and equipment (Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị). Ngoài ra trong khuôn khổ của bài luận, em cũng đề cập đến một số chuẩn mực khác có liên quan như Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 36 Impairment of assets (Sự suy giảm giá trị của tài sản) và Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế IFRS 05 - Tài sản cố định để bán và đã ngưng hoạt động để bổ sung thông tin so sánh.

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w