Đổi mới khâu tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 84 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đổi mới khâu tổ chức thực hiện

4.3.2.1 Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Theo quy định hiện hành, khi có nhu cầu đăng ký/ sửa đổi bổ sung/ gia hạn Giấy đăng ký, các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hƣớng dẫn của Cơ quan thƣờng trực Ủy ban công tác PCPNN (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam). Cơ quan thƣờng trực sẽ tổng hợp thông tin về tổ chức và gửi công văn xin ý kiến cơ quan chức năng gồm: Cơ quan thành viên ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN; Cơ quan QLNN đối với lĩnh vực hoạt động liên quan của tổ chức; Địa phƣơng nơi tổ chức có nhu cầu đăng ký hoạt động. Sau khi tập hợp đủ ý kiến, Cơ quan thƣờng trực cho ý kiến thẩm định và chuyển hồ sơ sang Bộ Ngoại giao thực hiện công tác cấp, sửa đổi bổ sung hoặc gia hạn, báo cáo Chủ nhiệm trong trƣờng hợp hồ sơ tồn tại ý kiến khác biệt, chuyển Cơ quan thƣờng trực Giấy đăng ký. Cơ quan thƣờng trực liên lạc tổ chức để trả kết quả. Thời gian quy định từ khi nhận hồ sơ đến khi trả kết quả là 45 ngày,

trong đó thủ tục tại Cơ quan thƣờng trực là 35 ngày, tại Bộ Ngoại giao là 10 ngày. Các tổ chức phải đăng ký hoạt động ở Việt Nam trƣớc khi đƣợc xem xét nâng cấp thành văn phòng dự án, văn phòng đại diện. Đánh giá về thủ tục hành chính trong công tác cấp, sửa đổi bổ sung, gia hạn Giấy đăng ký, các tổ chức PCPNN không thắc mắc về thành phần hồ sơ, song có ý kiến cho rằng thời gian thực hiện cấp Giấy đăng ký của các cơ quan chức năng lâu hơn quy định, tăng chi phí hành chính trong hoạt động, ảnh hƣởng tới hoạt động bình thƣờng của tổ chức và kiến nghị điều chỉnh. Các tổ chức cũng kiến nghị xem xét cho phép các tổ chức đƣợc lựa chọn hình thức đăng ký (có văn phòng đại diện, văn phòng dự án hoặc chỉ đăng ký hoạt động).

Rà soát lại thực tế hồ sơ cấp Giấy đăng ký cho các tổ chức PCPNN đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam đều thực hiện khá tốt các quy định nêu tại Nghị định 12. Ngoại trừ các ý kiến của cơ quan liên quan về khía cạnh an ninh, chính trị, kinh tế, QLNN theo lĩnh vực, tỷ lệ đồng ý với kiến nghị hƣớng xử lý của cơ quan thƣờng trực đối với hồ sơ cấp, sửa đổi bổ sung, gia hạn Giấy đăng ký của các cơ quan tham gia cơ chế Ủy ban và địa phƣơng nơi tổ chức hoạt động nhiều trƣờng hợp đồng ý kể cả khi tổ chức không có hoạt động thực tế tại địa bàn.

Trong công tác cấp mới Giấy đăng ký, Bộ Công an có vai trò chính trong sang lọc, chủ động ngăn chặn các tổ chức có lý lịch xấu, có tôn chỉ, mục đích và hoạt động có thể ảnh hƣởng đến an ninh chính trị, đồng thời căn cứ tình hình an ninh địa bàn để cho ý kiến cấp Giấy đăng ký; Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có vai trò quan trọng trong xác định nhu cầu và lĩnh vực ƣu tiên viện trợ nói chung. Một số cơ quan khác trong Ủy ban chỉ có nhiệm vụ quản lý hoạt động nên sẽ gặp khó khăn khi nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử hoạt động của các tổ chức PCPNN để cho ý kiến cấp mới. Giấy đăng ký. Trong khi đó, các tổ chức rất mong muốn đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp Giấy

đăng ký đúng thời hạn quy định để triển khai một loạt công tác hành chính (đăng ký con dấu, thuê trụ sở, tuyển nhân viên …) nhằm ổn định hoạt động, tiếp cận đối tác phù hợp và triển khai các chƣơng trình dự án. Mặt khác, các tổ chức khi hoạt động tại địa phƣơng sẽ ký Biên bản ghi nhớ với địa phƣơng để xác định quy mô, đầu mối hoạt động, phƣơng thức triển khai … nên việc lấy ý liến địa phƣơng từ khâu cấp Giấy đăng ký và ghi rõ tên địa phƣơng nơi tổ chức đăng ký hoạt động là không cần thiết.

Ngoài ra một số nội dung trong Giấy đăng ký có thể xem xét lƣợc bỏ để giảm bớt tần suất bổ sung sửa đổi (thông tin về số hộ chiếu của ngƣời đại diện, địa chỉ trụ sở văn phòng …), thay vào đó là quy định việc tổ chức có nghĩa vụ thông báo cơ quan quản lý những thay đổi này và cập nhật địa chỉ văn phòng, địa bàn hoạt động trên trang thông tin công khai của tổ chức. Đối với những địa bàn phức tạp, nhạy cảm, ta có thể ngăn chặn từ khâu tổ chức ký thỏa thuận với địa phƣơng hoặc thẩm định phê duyệt dự án.

Bên cạnh đó, các tổ chức có nhu cầu hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký lần đầu với hình thức Giấy đăng ký hoạt động. Sau một thời gian, nếu hoạt động hiệu quả, các cơ quan quản lý mới xem xét cho đăng ký văn phòng dự án, văn phòng đại diện. Điều này phần nào hạn chế hoạt động của các tổ chức có quy mô hoặc gây khó khăn cho các tổ chức mới đăng ký hoạt động nhƣng có nhiều dự án hỗ trợ và có nhu cầu có văn phòng để đảm bảo các chƣơng trình dự án đƣợc triển khai theo đúng tôn chỉ, mục đích, quy mô của tổ chức và nhà tài trợ. Vì vậy, ta không nên áp đặt hình thức hoạt động của tổ chức mà cần xây dựng các tiêu chí cụ thể đối với từng loại hình đăng ký để các tổ chức chủ động lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp. Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP không hạn chế hoạt động viện trợ của tổ chức PCPNN mà không đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, việc cấp Giấy đăng ký cho các tổ chức PCPNN hoạt động

tại Việt Nam là nhằm hỗ trợ các tổ chức đƣợc hiện diện liên tục ở Việt Nam, phối hợp với cơ quan đối tác trong triển khai chƣơng trình dự án để đảm bảo mục tiêu tôn chỉ của tổ chức và nhà tài trợ.

Việc cấp Giấy đăng ký không trao cho tổ chức tƣ cách pháp nhân mới tại Việt Nam mà chỉ là hình thức thừa nhận tính chính danh của hoạt động của tổ chức tại Việt Nam. Thêm vào đó, việc chuyển đổi từ Giấy phép hoạt động (theo Quyết định 340/QĐ-TTg ngày 24/5/1996) sang giấy đăng ký hoạt động cho các tổ chức PCPNN (theo Nghị định 12) đã khẳng định tƣ duy phục vụ của nền hành chính công. Việc sửa đổi Nghị định 12 cần bám sát định hƣớng này để tiếp tục tạo thuận lợi cho việc đăng ký hoạt động của các tổ chức PCPNN. Tại địa phƣơng, sau khi tiến hành khảo sát và ký thỏa thuận khung với các tỉnh, các tổ chức PCPNN mới vào hoạt động tiến hành các thủ tục cấp giấy đăng ký theo qui định. Các cơ quan chức năng trung ƣơng lại lấy ý kiến địa phƣơng nơi tổ chức hoạt động trƣớc khi cấp giấy đăng ký. Sau khi đƣợc cấp giấy đăng ký mới tiến hành các thủ tục phê duyệt nên mất rất nhiều thời gian kể từ khi tổ chức đó đến khảo sát để đề xuất dự án tại địa bàn. Trong khi đó viện trợ PCPNN phần lớn nằm trong nhóm giải quyết nhu cầu bức thiết tại địa phƣơng.

Với các lý do trên, việc giản lƣợc thủ tục hành chính trong đăng ký hoạt động của các tổ chức PCPNN là nhiệm vụ cần thiết, vừa tạo điều kiện cho các tổ chức PCPNN triển khai hoạt động tại Việt Nam, vừa giảm tải khối lƣợng văn bản hành chính cho các cơ quan liên quan, trên cơ sở vẫn đảm bảo an ninh chính trị đối ngoại, phù hợp với nhu cầu tiếp nhận viện trợ của ta.

Để tạo điều kiện cho các tổ chứcPCPNN đăng ký hoạt độngtại Việt Nam, giản lược quy trình cấp giấy đăng ký nhằm giảm tải khối lượng vănbản hành chính cần xử lý cho cơ quan chức năng nhưng vẫn quản lý được, cần tậptrung một số giải pháp:

i) Giữ nguyên hoặc giản lƣợc quy trình lấy ý kiến khi cấp mới giấy đăng ký, từng bƣớc ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện dịch vụ công trực tuyến;

ii) Giữ nguyên thành phần hồ sơ; giản lƣợc quy trình lấy ý kiến khi cấp mới giấy đăng ký;

iii) Xây dựng tiêu chí cụ thể đối với từng loại hình đăng ký; điều chỉnh nội dung giấy đăng ký nhằm giảm tần suất bổ sung sửa đổi giấy đăng ký;

iv) Từng bƣớc ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Song song với việc tiến hành các thủ tục cấp giấy đăng ký thì cho phép tổ chức PCPNN và đối tác tiếp nhận dự án trình phê duyệt văn kiện dự án để rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hành chính.

4.3.2.2 Tạo động lực cho các tổ chức PCPNN hoạt động tích cực

Những năm gần đây chứng kiến xu hƣớng viện trợ giảm trên toàn cầu. Suy thoái kinh tế thế giới nói chung tại các nền kinh tế lớn, thiên tai nặng nề ở nhiều vùng trên thế giới, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo và sắc tộc tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hƣởng tới nguồn tài trợ của các tổ chức PCPNN hoạt động nhân đạo và phi lợi nhuận, nhất là nguồn tài trợ từ các nƣớc thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với việc Việt Nam trở thành nƣớc có thu nhập trung bình, viện trợ PCPNN cho Việt Nam có xu hƣớng dịch chuyển từ hỗ trợ nhân đạo thuần túy sang viện trợ phát triển. Nhiều quốc gia trong cấu phần viện trợ chính thức (ODA) yêu cầu tỷ lệ thực hiện thông qua kênh phi chính phủ do tính phổ quát rộng và dễ vƣơng tới các địa bàn khó khăn của các tổ chức PCPNN. Điều này khẳng định tính chất đối ngoại trong quản lý hoạt động các tổ chức PCPNN song đồng thời cũng đặt ra thách thức trong quản lý hoạt động, làm thế nào để vừa không xảy ra sự cố trong chính trị đối ngoại, vừa chọn lọc đƣợc các chƣơng trình dự án tốt, có hiệu quả để hỗ

trợ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền. Trong vòng 5 năm tới, đất nƣớc vẫn tiếp tục cần thu hút các nguồn lực để phát triển. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định nhiệm vụ tổng quát giai đoạn tới là: “Tiếp tục đổi mới tƣ duy, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc nhằm khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nƣớc, tạo động lực mới cho sự phát triển”. Vì vậy, công tác đăng ký và quản lý hoạt động cần tiếp tục đặt mục tiêu thu hút viện trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức PCPNN hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.

Thời gian qua, ta đã có chính sách động viên, khen thƣởng đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích và đóng góp cho việc tăng cƣờng viện trợ của các tổ chức PCPNN qua các hình thức tặng huân, huy chƣơng, kỷ niệm chƣơng, tôn vinh tại Lễ ghi nhận đóng góp của các tổ chức PCPNN. Bên cạnh các hình thức động viên này, cần có những hình thức khuyến khích thực chất đối với các tổ chức có hoạt động phù hợp với ƣu tiên vận động viện trợ của ta, có vai trò và tiếng nói trong chính trị đối ngoại nhằm góp phần tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nƣớc.

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan ƣu đãi cho các tổ chức PCPNN vừa qua có sự điều chỉnh. Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế giá trị gia tăng … ra đời. Các đối tƣợng lâu nay đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế (Ngƣời nƣớc ngoài làm việc cho các tổ chức PCPNN không có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, thiết bị phục vụ hoạt động văn phòng của các tổ chức PCPNN đƣợc ƣu đãi thuế nhập khẩu …) nay đã đƣợc xác định là không thuộc diện ƣu đãi nếu không có thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam với tổ chức PCPNN. Điều này đã chƣa đƣợc dẫn giải thỏa đáng trong thực hiện, dẫn đến các cách hiểu khác nhau trong chính các cơ quan thuộc Ủy ban công tác PCPNN, phần nào gây thắc mắc cho nhà tài trợ. Bên cạnh đó, các tổ chức phản ánh một số quy định liên quan nghĩa vụ của ngƣời

nƣớc ngoài làm việc cho các tổ chức PCPNN còn tồn tại bất hợp lý. Khoản 2 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất) trong khi tất cả các nhân viên này đã tham gia bảo hiểm xã hội tại nƣớc ngoài, thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nƣớc ngoài mà diện khám chữa bệnh theo bảo hiểm chƣa bao gồm.

Ngoài ra, thủ tục cấp phép lao động quy định tổ chức nộp đơn trực tiếp tói cơ quan cấp phép song thực tế lại yêu cầu phải có thêm xác nhận của Cơ quan thƣờng trực Ủy ban công tác PCPNN, làm tăng thủ tục hành chính cho các tổ chức lẫn Cơ quan thƣờng trực Ủy ban. Thực tiễn ta đã xem xét địa vị pháp lý cho một số tổ chức PCPNN có hoạt động mang tính chất quốc tế, có vai trò và tiếng nói trong chính trị đối ngoại. Ta cần tiếp tục có hình thức khuyến khích thông qua ƣu đãi thuế hoặc tạo thủ tục thông thoáng cho các tổ chức PCPNN có lý lịch tốt, có nhiều chƣơng trình dự án phù hợp với ƣu tiên viện trợ của ta, trên cơ sở thống kê định lƣợng đóng góp của những tổ chức này.

Từ thực tiễn nêu trên, để thu hút vận động viện trợ PCPNN và khuyến

khích các hoạt động phù hợp với lợi ích của ta để phục vụ phát triển kinh tế

xã hội cầnquan tâm một số giải pháp sau:

- Ban hành Chƣơng trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn mới (giai đoạn 2025-2030) sau khi kết thúc Chƣơng trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019 – 2025 do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành để có các chƣơng trình dự án tốt, có hiệu quả để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền.

- Đổi mới công tác khen thƣởng; nới lỏng thủ tục liên quan cấp Giấy phép lao động và bảo hiểm xã hội cho đối tƣợng PCPNN; xem xét ƣu đãi thuế cho các tổ chức, cá nhân có tiếng nói và đóng góp cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)