Kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN của

một số nƣớc trên thế giới

1.3.1 Một số nước thực hiện QLNN chặt chẽ đối với hoạt động cũng như nguồn viện trợ PCPNN

1.3.1.1 Trung Quốc

Trung Quốc là nƣớc láng giềng của Việt Nam, cải cách mở cửa cuối những năm 1970, phát triển kinh tế theo hƣớng thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, thúc đẩy quan hệ bang giao với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới và tham gia vào các thể chế, diễn đàn quốc tế. Trung Quốc có một số điểm tƣơng đồng với Việt Nam. Nền kinh tế cả hai nƣớc đều có xuất phát điểm thấp khi bắt đầu tiến hành đổi mới. Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, mở cửa kinh tế thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đẩy mạnh sản xuất hƣớng về xuất khẩu, quốc tế hóa.

Việc quản lý nhà nƣớc về nguồn viện trợ PCPNN của Trung Quốc có một số điểm đáng quan tâm sau: Trung Quốc phân các tổ chức xã hội hành 3 loại: quỹ, nhóm xã hội, và các tổ chức tƣ nhân. Các tổ chức phi chính phủ bao gồm cả tổ chức nƣớc ngoài, phải chịu sự đăng ký và giám sát kép: phải đăng ký với Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ địa phƣơng; trƣớc khi đăng ký phải đƣợc sự bảo trợ của chính quyền, hoặc doanh nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát chặt các tổ chức PCPNN do phƣơng Tây hậu thuẫn không để thực hiện “diễn biến hòa bình”, giống nhƣ các cuộc “cách mạng màu” ở Đông Âu và Trung Á. Các PCPNN hoạt động trên các lĩnh vực nhạy cảm bị hạn chế quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc.

Việc Trung Quốc mong muốn kiểm soát các tổ chức PCPNN làm cho các tổ chức này khó khăn trong việc đăng ký, chẳng hạn nhƣ thành lập các văn phòng và hoạt động hợp pháp của họ tại Trung Quốc. Chính phủ hầu nhƣ không có cơ chế hiệu quả để giám sát và quản lý hoạt động và nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN. Việc thiếu khuôn khổ pháp lý đã hạn chế tiếp cận của các tổ chức PCPNN thực hiện các dự án, đồng thời cũng hạn chế cơ sở cho việc giám sát, quản lý các tổ chức phi chính phủ. Do đó, việc thống kê kết quả của hỗ trợ PCPNN khó thực hiện đầy đủ tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, các cơ quan điều phối và quản lý PCPNN gặp khó khăn về nhân sự cũng nhƣ bị hạn chế về quyền hạn và cơ chế để đảm đƣơng khối lƣợng công việc phức tạp và đa dạng.

Tháng 5/2015, Chính phủ TQ đã đƣa ra một bản dự thảo luật PCPNN cấp quốc gia với tên chính thức là Luật Quản lý PCPNN nƣớc ngoài. Tháng 4/2016, Quốc hội TQ thông qua đạo luật này. Đạo luật có hiệu lực từ 01/1/2017. Bộ luật này đƣa ra một loạt các rào cản đối với việc đăng kí, nhận tài trợ, và giám sát các tổ chức PCPNN nƣớc ngoài. Dù luật này không có nghĩa là cấm tài trợ nƣớc ngoài, nó vẫn yêu cầu các tổ chức nƣớc ngoài dự

kiến tài trợ cho các Tổ chức PCPNN trong nƣớc phải đăng kí với Trung Quốc trƣớc khi gửi tài trợ, điều này đã gây ra những trở ngại không nhỏ tới hầu hết các nhà tài trợ quốc tế.

1.3.1.2 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Các tổ chức PCPNN hoạt động tại CHDCND Lào - nƣớc láng giềng, anh em của Việt Nam - liên tục tăng trong những năm qua. Theo số liệu của Cục các Tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Lào, thì năm 1975 chỉ có 03 tổ chức hoạt động nhƣng đến những năm gần đây đã có trên 200 tổ chức với hơn 700 dự án với tổng kinh phí lên đến 100 triệu USD. Công tác quản lý hoạt động và nguồn viện trợ PCPNN của Lào có một số điểm đáng chú ý:

Tại Trung ƣơng có Ban Quản lý tổ chức Quốc tế Phi Chính phủ và Ban Bí thƣ ủy viên quản lý tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài. Ban quản lý tổ chức PCPNN đƣợc thành lập dƣới sự chỉ đạo của Bộ trƣởng Bộ ngoại giao, gồm có: Cục trƣởng tổ chức Quốc tế (Bộ Ngoại giao, phó Ban Bí thƣ), Cục trƣởng tổng kết kế hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), Ban chỉ đạo phát triển nông thôn và xóa nghèo giảm đói Quốc gia, đại diện Bộ Giáo dục, đại diện Bộ Y tế, đại diện Bộ Nông - Lâm nghiệp, đại diện Bộ Lao động và bảo hiểm xã hội, đại diện Trung ƣơng Hội liên hiệp Phụ nữ, đại diện Trung ƣơng Thanh niên nhân dân cách mạng Lào, đại diện Trung ƣơng Lào yêu nƣớc, đại diện Bộ quốc phòng, Chủ tịch Ban quản lý tổ chức Quốc tế phi Chính phủ của tỉnh và thành phố. Thành phần đa dạng và có sự tham gia của nhiều bộ ngành trung ƣơng.

Tại địa phƣơng có Ban Quản lý tổ chức PCPNN cấp địa phƣơng. Ban quản lý tổ chức PCPNN cấp địa phƣơng tại tỉnh, thành phố gồm có: Tỉnh trƣởng hay Phó Tỉnh trƣởng, Sở Ngoại giao, đại diện các ban ngành đoàn thể của tỉnh - thành phố, Chủ tịch huyện. Trong quá trình quản lý các thành viên Ban quản ly tổ chức PCPNN thƣờng xuyên phối hợp, trao đổi thông tin và tổ chức họp giao ban định kỳ nhằm phối hợp chặt chẽ trong quản lý hoạt động

và nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN cũng nhƣ kịp thời trao đổi những khó khăn, vƣớng mắc trong quản lý các tổ chức PCPNN. Qua đó, kịp thời tham mƣu và đề xuất cho Chính phủ Lào giải quyết.

1.3.1.3 Liên bang Nga

Sau khi Liên bang Xô viết bị sụp đổ, các tổ chức PCPNN đã có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ phúc lợi xã hội tại Nga. Trong thời điểm đang phải cấu trúc lại nền kinh tế, Mỹ và Châu âu đã kêu gọi các nƣớc trên thế giới giúp đỡ. Các điều kiện này đã tạo nên sự xuất hiện các tổ chức phi chính phủ tại Nga. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Nga đã trở căng thẳng kể từ khi Nga thông qua luật “cơ quan nƣớc ngoài” năm 2012. Tháng 6/2014, Chính phủ Nga bổ sung một số sửa đổi vào bộ luật “cơ quan nƣớc ngoài”, cho phép Bộ Tƣ pháp đánh giá các nhóm độc lập là cơ quan nƣớc ngoài mà không cần các tổ chức này đồng ý. Đến tháng 10/2015, danh sách các nhóm này đã lên tới 95 tổ chức. Bên cạnh đó, chính phủ Nga cũng đã thông qua một đạo luật vào tháng 5/2015, chống lại cái gọi là các tổ chức PCPNN “ngoài ý muốn”. Đạo luật này đã cho phép Nga cấm các hoạt động của các tổ chức PCPNN hoặc quốc tế bị coi là phá hoạt “an ninh quốc gia”, “quốc phòng” hoặc “trật tự hiến pháp”, và phạt hoặc bỏ tù các nhà hoạt động và các nhóm xã hội dân sự Nga nếu duy trì bất kì liên hệ với các tổ chức này. Yêu cầu các tổ chức thông tin phải khai báo hầu hết các nguồn tài trợ nƣớc ngoài họ nhận cho các tổ chức giám sát truyền thông của chính phủ. Bộ luật đã khiến các tổ chức PCPNN phải thay đổi để thích nghi với những quy định mới hoặc rời khỏi nƣớc Nga.

1.3.1.4 Ấn Độ

Cƣờng quốc không thuộc phƣơng Tây thứ ba cũng hạn chế không gian hoạt động và nguồn viện trợ của các nhà tài trợ nƣớc ngoài. Chính phủ Ấn Độ nghi ngờ các tổ chức PCPNN (nhận tài trợ từ Hoa Kỳ, Anh, Đức và Hà Lan)

thông qua các tổ chức phi chính phủ để can thiệp vào hoạt động kinh tế, chính trị của nƣớc này. Vào năm 2015, chính phủ Ấn Độ đã đặt Hiệp hội Ford vào danh sách các tổ chức xem xét trƣớc khi cho phép, tức là phải có sự đồng ý của chính phủ trƣớc khi gửi tài trợ. Việc này đƣợc tiến hành vì lí do an ninh quốc gia. Chính phủ cũng đã cho thêm các tổ chức phƣơng Tây khác vào danh sách này vì những vi phạm đƣợc cho là liên quan tới Hiệp ƣớc Quy định Đóng góp Nƣớc ngoài (FCRA), gồm Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch, Tổ chức Công giáo về Hỗ trợ Phát triển và Cứu tế, Tập đoàn Mercy, Câu lạc bộ Sierra, và Greenpeace Ấn Độ. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2017, chính phủ Ấn Độ đã hủy bỏ đơn đăng kí của hơn 10.000 tổ chức PCPNN với lí do sai phạm trong quá trình làm thủ tục. Chính phủ Ấn Độ cũng xúc tiến sửa đổi dự thảo luật FCRA. Dù dự thảo này đơn giản hóa một số thủ tục giấy tờ liên quan tới tài trợ nƣớc ngoài, nhƣng bổ sung một số điều khoản kiểm soát mới, trong đó có việc không cho phép các hoạt động PCPNN có thể làm ảnh hƣởng tới an ninh kinh tế và có hoạt động xâm phạm khác.

Ngoài ra một số quốc gia khác cũng có những quy định khắt khe với các tổ chức PCPNN, cụ thể: Angola: ban hành sắc lệnh vào tháng 3/2015 kiểm soát các tổ chức PCPNN bằng cách đặt ra nhiều tiêu chuẩn đăng kí và ngăn chặn các tổ chức này nhận tài trợ từ các cơ quan nƣớc ngoài có liên quan tới các “hoạt động khi chƣa xác định đƣợc có đi ngƣợc lại các nguyên tắc đƣợc ngƣời dân hoặc cơ quan chủ quyền lãnh thổ Angola bảo vệ”.

Bangladesh thông qua Dự thảo Quy định Quỹ nƣớc ngoài (dành cho hoạt

động từ thiện) năm 2014, đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt về tài trợ nƣớc ngoài đối với các tổ chức PCPNN và triệt để cấm mọi hình thức “tài trợ nƣớc ngoài cho các ứng viên bầu cử và quan chức chính phủ”. Khái niệm “tài trợ nƣớc ngoài” đƣợc định nghĩa rất rộng bao gồm cấm hỗ trợ đào tạo và mọi hỗ trợ phi tài chính khác. Campuchia thông qua luật các tổ chức PCPNN mới

vào tháng 7/2015, giao Bộ Nội vụ toàn quyền kiểm soát việc đăng kí cho các tổ chức bị từ chối hoặc không đƣợc phép đăng kí và không định nghĩa thuật ngữ “hòa bình, ổn định và trật tự xã hội hoặc làm hại tới an ninh quốc gia, đại đoàn kết dân tộc, văn hóa và truyền thống của xã hội quốc gia Campuchia” – thuật ngữ có thể khiến các tổ chức bị giải thể. Bên cạnh đó, các chính phủ Israel, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Mexico, Nigeria, Pakistan, Sierra Leone, Nam Su-đăng, Ugnada, Tajikistan …đã hoặc đang soạn thảo luật pháp để hạn chế các hoạt động và viện trợ của các tổ chức PCPNN.

1.3.2 Một số nước có quan điểm cởi mở trong quản lý các hoạt động và nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN

1.3.2.1 Nêpan

Nêpan là quốc gia có quá trình phát triển gần giống với Việt Nam với xuất phát điểm rất thấp, dựa vào nông nghiệp, nông thôn. Nêpan có truyền thống kinh tế tự cung tự cấp khai thác ƣu đãi của hệ sinh thái phong phú, coi nông nghiệp là phƣơng tiện mƣu sinh chủ yếu của 76% dân số và chiếm khoảng 39% GDP. Khác với Việt Nam, Nêpan chuyển đổi từ chế độ quân chủ sang dân chủ hóa theo hƣớng chính phủ giảm vai trò quản lý tập trung. Quá trình chuyển đổi ở Nêpan diễn ra nhanh và có phần “mở” hơn Việt Nam với vai trò tham gia của các nƣớc tài trợ, các chủ thể nƣớc ngoài, cộng với năng lực QLNN có phần hạn chế nên phần nào ảnh hƣởng đến vai trò điều tiết của nhà nƣớc, cũng nhƣ tạo điều kiện cho tổ chức PCPNN và trong nƣớc hoạt động tự do.

Với mục tiêu huy động viện trợ phi chính phủ, Chính phủ Nêpan tạo điều kiện cho PCPNN tham gia tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tại đất nƣớc này. Công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nêpan có một số mặt tích cực nhƣ: (1) Nêpan đã huy động đƣợc viện trợ PCPNN hỗ trợ tích cực cho công cuộc chống đói nghèo. Nguồn viện trợ đƣợc dành cho phụ nữ,

trẻ em và ngƣời chịu thiệt thòi trong xã hội, tiếp cận nƣớc sạch, giáo dục phổ cập, kế hoạch hóa gia đình, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, tạo thu nhập cho ngƣời nghèo, nông thôn, thúc đẩy lâm nghiệp, bảo vệ môi trƣờng, củng cố nền tảng sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp nông thôn. (2) Nêpan đã huy động đƣợc PCPNN tham gia với vai trò đối tác phát triển. Đây là đặc thù của Nêpan so với nhiều nƣớc đang phát triển, thể hiện sự quan tâm, cam kết cũng nhƣ độ “mở” về chính sách của chính phủ nƣớc này với sự tham gia của cộng đồng PCPNN. (3) Nêpan đã huy động đƣợc viện trợ PCPNN đóng góp vào công tác nâng cao vai trò giới ở Nêpan. Nhận thức đặc thù Nêpan là nƣớc có nền văn hóa không coi trọng phụ nữ và vai trò phụ nữ trong phát triển xã hội, cộng đồng PCPNN đã đặc biệt quan tâm nhiều đến vận động giáo dục trong xã hội về bình đẳng giới cũng nhƣ tài trợ và trực tiếp triển khai nhiều chiến dịch vận động trong xã hội để thay đổi nhận thức. (4) Nêpan đã huy động đƣợc viện trợ phi chính phủ quốc tế thúc đẩy dân chủ và xã hội dân sự ở Nêpan. Các tổ chức PCPNN đƣợc cho phép hỗ trợ phát triển các phi chính phủ trong nƣớc thông qua cơ chế đối tác.

1.3.2.2 Indonesia

Indonesia là nƣớc sớm mở cửa, khuyến khích các PCPNN và các tổ chức quốc tế vào hoạt động, kể cả trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Các PCPNN thực sự hoạt động tại Indonesia từ giữa những năm 1990. PCPNN là đối tác trong các dự án phát triển của chính phủ, nhƣng đặt dƣới sự quản lý và chỉ đạo của nhà nƣớc. Các tổ chức PCPNN thuộc Hồi giáo chiếm đa số và giữ tính độc lập do các tổ chức này có số lƣợng lớn thành viên trung thành tuyệt đối với cộng đồng đông đảo và khả năng lãnh đạo hiệu quả. Khác với nhiều nƣớc, yếu tố đa tôn giáo có ảnh hƣởng đáng kể đến khu vực phi chính phủ ở Indonesia.

Tổ chức phi chính phủ đƣợc coi là phƣơng tiện để nhà nƣớc giao quyền cho xã hội nhằm điều chỉnh những lệch lạc do tiến trình phát triển xã hội ở Indonesia gây ra. Chính phủ mong muốn cộng đồng năng động, dân chủ, mạnh mẽ hơn sẽ xuất hiện thông qua nâng cao năng lực cộng đồng để giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Do các PCPNN phát triển nhanh trong thời gian qua và chính phủ không đủ năng lực để theo dõi, giám sát khu vực này. Việc này dẫn đến lo ngại đƣợc truyền thông trong nƣớc cảnh báo về “dân chủ quá khích” trong các hoạt động của PCPNN.

Thông qua mối quan hệ đối tác tổ chức PCPNN tạo đƣợc ảnh hƣởng và tiếp cận đƣợc với giới hoạch định chính sách, từ đó có tác động nhất định tới chính sách phát triển của Indonesia. Các sáng kiến của PCPNN đƣợc các tổ chức chính phủ tiếp thu và áp dụng. Nhiều dự án phát triển đƣợc PCPNN tài trợ triển khai thí điểm và đúc rút thành bài học kinh nghiệm trƣớc khi đƣợc nhân rộng thông qua các tổ chức chính phủ. Chính phủ Indonesia tạo điều kiện cho cộng đồng phi chính phủ dƣới sự điều phối của PCPNN duy trì cơ chế trao đổi thông tin, thảo luận để tìm ra các sáng kiến mới. Bên cạnh đó, trên góc độ triển khai, PCPNN hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức chính phủ trong nƣớc. Tuy nhiên, các PCPNN ở Indonesia cũng chịu ảnh hƣởng của chính sách và căn cứ vào phản ứng của chính quyền để đề ra phƣơng hƣớng và biện pháp hoạt động của mình.

Bên cạnh các mặt tích cực, công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Indonesia cũng có một số tồn tại ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại quốc gia này. Thứ nhất, Indonesia để cho viện trợ phi chính phủ quốc tế tạo ra xu hƣớng phát triển cục bộ và các dự án phát triển chịu ảnh hƣởng của PCPNN. Thứ hai, Indonesia vẫn để tồn tại các PCPNN hoạt động sai mục đích đăng ký, động cơ không lành mạnh, gây tác động tiêu cực, bất ổn xã hội. Thứ ba, có hiện tƣợng tƣ lợi và quản lý chƣa hiệu quả nguồn viện

trợ phi chính phủ quốc tế. Xuất hiện nhóm môi giới các dự án tài trợ của PCPNN và các nhà tài trợ cho các phi chính phủ trong nƣớc. Các nhóm môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)