Thành tựu cơ bản và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 60 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Thành tựu cơ bản và nguyên nhân

3.3.1.1 Thành tựu cơ bản

Hiện nay Việt Nam có quan hệ với trên 1200 tổ chức PCPNN, trong đó có gần 500 tổ chức đã đăng ký hoạt động thƣờng xuyên tại Việt Nam. Các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam dƣới hình thức văn phòng đại diện, văn phòng dự án hoặc không có văn phòng mà chỉ hoạt động theo giấy phép hoạt động. Hoạt động viện trợ thông qua quan hệ đối tác với các cơ quan chính quyền và tổ chức quần chúng ở các cấp, một số khác tự triển khai. Gần đây các tổ chức PCPNN có xu hƣớng tài trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (trung tâm, viện, đơn vị khoa học công nghệ, hội...). Các hoạt động viện trợ giữa đối tác

Việt Nam với tổ chức PCPNN đƣợc triển khai ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và ở hầu hết các bộ, ban, ngành, tổ chức nhân dân.

Nguồn: Ủy ban công tác về các Tổ chức PCPNN

Biểu đồ 3.4: Thống kê số lƣợng các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019

Biểu đồ 3.5: Thống kê số lƣợng các tổ chức PCPNN hoạt động thƣờng xuyên tại Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019

Nguồn: Ủy ban công tác về các Tổ chức PCPNN

Các tổ chức PCPNN viện trợ thông qua các chƣơng trình, dự án nhân đạo và phát triển, viện trợ phi dự án và cứu trợ khẩn cấp chiếm tỷ trọng rất

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 465 494 507 495 500 507

nhỏ. Giai đoạn 2014 - 2019, tổng giá trị tiếp nhận viện trợ và giải ngân đạt trên 1,5 tỉ USD, bình quân mỗi năm nƣớc ta tiếp nhận viện trợ PCPNN trị giá 300 triệu USD. Lĩnh vực chủ yếu là: chăm sóc sức khỏe (chiếm 35%); giải quyết các vấn đề xã hội (chiếm 19%); phát triển kinh tế (chiếm 17%); lĩnh vực môi trƣờng và tài nguyện thiên nhiên (chiếm 11%); giáo dục và đào tạo (chiếm 9%); hỗ trợ tổ chức và trợ giúp pháp lý (chiếm 5%); các lĩnh vực khác chiếm 4%.

Biểu đồ 3.6: Thống kê giá trị viện trợ từ năm 2014 đến năm 2019

Nguồn: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam có tôn chỉ, mục đích, qui mô giải ngân, phạm vi, phƣơng thức và lĩnh vực hoạt động rất đa dạng. Các tổ chức PCPNN đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động có thái độ thiện chí với Việt Nam, chấp hành các qui định của pháp luật Việt Nam, có các chƣơng trình, dự án đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và nhìn chung thực hiện đầy đủ cam kết với các đối tác trong nƣớc. Hầu hết các tổ chức PCPNN đều sử dụng nhân viên là ngƣời Việt Nam; tỷ lệ ngƣời Việt Nam nắm các vị trí chủ chốt trong các tổ chức PCPNN ngày càng cao. Hoạt động viện trợ PCPNN đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nƣớc:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 304.5 304.1 296.5 279.5 286.8 262.2

- Về chính trị đối ngoại: Các tổ chức PCPNN đã và đang đóng góp vào việc tăng cƣờng hiểu biết của quốc tế đối với đất nƣớc, văn hóa, con ngƣời Việt Nam, từ đó mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và đối tác của các nƣớc đối với Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Điển hình một số tổ chức PCPNN đã hỗ trợ Việt Nam trong đấu tranh về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, công bằng thƣơng mại, giải quyết hậu quả chiến tranh, trong đó có vấn đề chất độc màu da cam, giới thiệu về chính sách và thành tựu của ta trong các lĩnh vực giúp cộng đồng quốc tế hiểu hơn về Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng nhƣ giữ gìn môi trƣờng quốc tế và khu vực hòa bình để phát triển. Một số tổ chức cựu chiến binh Mỹ đã đấu tranh đòi Mỹ bình thƣờng hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam, giải quyết hậu quả chiến tranh. Nhiều tổ chức PCPNN phản đối dự luật nhân quyền Việt Nam của Quốc hội Mỹ, phản đối đƣa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đặc biệt quan tâm về tôn giáo (CPC), phản đối công nhận cờ của chế độ Sài Gòn cũ ở một số thành phố Mỹ; Hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ và tạo dƣ luận quốc tế phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dƣơng 981 trong vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan sớm hơn so với kế hoạch.

- Về hội nhập kinh tế quốc tế: Một số tổ chức PCPNN hỗ trợ ta trong

hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Việt Nam trong các vấn đề thƣơng mại với Liên minh châu Âu và Mỹ, ủng hộ Việt Nam hƣởng Quy chế Thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn và gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Một số tổ chức PCPNN Châu Âu và Mỹ tham gia gửi thƣ cho Ủy ban Châu Âu đề nghị không thông qua việc áp thuế chống bán phá giá đối với hàng dệt may, giầy mũ da xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu, phản đối Hiệp hội Nuôi cá da trơn của Mỹ kiện ta "bán

phá giá" cá tra và cá basa tại Mỹ, hay việc áp đặt mức thuế cao đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

- Về các vấn đề xã hội – phát triển: Viện trợ của các tổ chức PCPNN đã

góp phần giảm bớt các khó khăn kinh tế - xã hội ở nhiều vùng, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số. Các dự án PCPNN mặc dù có quy mô nhỏ, vốn đầu tƣ không lớn song phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của địa phƣơng, giúp địa phƣơng phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nâng cao đời sống cho ngƣời dân ở những vùng thụ hƣởng, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Biểu đồ 3.7: Nghèo đa chiều tại Việt Nam (2010-2018)

Nguồn: GSO 2010-2016, MOLISA: 2016-2018

Nhìn chung, hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN đều nằm trong các lĩnh vực ƣu tiên của các địa phƣơng nhƣ nông nghiệp, y tế, giáo dục, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, cải thiện môi trƣờng và đƣợc triển khai thực hiện tại các địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn. Viện trợ này đã góp phần cải thiện điều kiện sống của nhân dân các địa phƣơng. Về y tế: nâng cấp và trang bị thiết bị y tế cho trạm y tế xã; đội ngũ

14.2 12.6 11.1 9.8 8.4 7 5.8 8.23 5.23 6.42 6.24 5.25 5.42 5.98 6.68 6.21 6.81 7.08 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nghèo đa chiều tại Việt Nam

Tỷ lệ nghèo (%) Tăng trưởng kinh tế (%)

Tỉ lệ nghèo giảm nhanh với tốc độ ổn định qua các năm Tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế ổn định ở mức cao trong 10 năm liên tiếp

cán bộ y tế xã đƣợc đào tạo. Trung tâm y tế của các huyện ngày càng đƣợc nâng cấp và đƣợc đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại. Về giáo dục: Nhiều trƣờng học tại các vùng lũ đã đƣợc xây dựng, góp phần giải quyết tình trạng học ba ca đối với học sinh, chất lƣợng học tập đƣợc nâng cao. Các trung tâm dạy nghề đã đƣợc xây dựng, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận thanh thiếu niên khó khăn để tự nuôi sống bản thân, góp phần giải quyết vấn đề xã hội về ngƣời lao động. Về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo: Với mục tiêu nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân nghèo, đặc biệt là trẻ em ở các xã miền núi, các chƣơng trình, dự án tác động toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ, nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn tại địa phƣơng. Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu tập trung vào các công trình nhỏ lẻ nhƣ xây dựng đƣờng bê tông, cầu cống nhỏ. Tuy các công trình này không quy mô nhƣng cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, các dự án xây dựng nhà tình thƣơng cho các gia đình nghèo có trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các vùng sâu, vùng xa đƣợc thực hiện đã góp phần giải quyết khó khăn cho một bộ phận nhân dân nghèo, thực hiện mục tiêu nhân đạo và góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

3.3.1.2 Nguyên nhân

Có đƣợc những thành tựu trên đây có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là cơ bản.

- Nguyên nhân khách quan là Việt Nam là nƣớc chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại nhƣ chất độc màu da cam, do tai nạn bom mìn, ngƣời tàn tật… đồng thời cũng là nƣớc có nền kinh tế có thu nhập thấp thƣờng xuyên bị thiên tai, bão lụt nên đã thu hút đƣợc nhiều tổ chức PCPNN đến hợp tác, viện

trợ. Bên cạnh đó nhờ chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta tạo điều kiện cho hoạt động PCPNN làm cầu nối thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các địa bàn khó khăn. Đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại (trong đó có đối ngoại nhân dân) đã góp phần thu hút sự chú ý và hợp tác của các tổ chức PCPNN với Việt Nam.

- Nguyên nhân chủ quan là phải kể đến sự phối hợp và nỗ lực của các bộ, ban ngành, các cấp và các địa phƣơng, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc trong đó phải kể đến vai trò vận động viện trợ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam từ trung ƣơng đến địa phƣơng, công tác quản lý nguồn viện trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, UBND các tỉnh, các Sở ngành địa phƣơng gồm Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Ngoại vụ.

Ở Trung ƣơng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan có liên quan xây dựng chƣơng trình trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN các giai đoạn 2006-2010, 2013-2017, 2019 – 2025 và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, tập trung vào các giải pháp nhƣ: bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp quy; tăng cƣờng hợp tác cung cấp thông tin nhằm giới thiệu nhu cầu và ƣu tiên của Việt Nam với các tổ chức PCPNN và các nhà tài trợ; tăng cƣờng giám sát và đánh giá hoạt động và viện trợ của các tổ chức này nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ; tăng cƣờng nguồn nhân lực trong công tác phi chính phủ; củng cố bộ máy quản lý ở trung ƣơng và địa phƣơng liên quan đến công tác PCPNN.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã thúc đẩy tốt các Chƣơng trình, dự án của các cơ quan và địa phƣơng nhằm cải thiện tốt hơn theo quy định hiện

hành và bƣớc đầu tạo ra đƣợc nề nếp làm việc tƣơng đối quy củ, dần định hình các chƣơng trình, dự án có hiệu quả tích cực với việc phát triển kinh tế - xã hội của một vung, một khu vực. Việc thẩm định các khoản viện trợ tuân thủ đúng các quy định hiện hành của nhà nƣớc trong khi vẫn đảm bảo tôn trọng các quy định về viện trợ của phía bên tài trợ; tiến hành các đợt kiểm tra một số Dự án gặp khó khăn trong công tác quản lý viện trợ để khắc phục và nhắc nhở các Cơ quan chủ Dự án rút kinh nghiệm, chấn chỉnh hợp lý công tác quản lý, tiếp nhận và sử dụng viện trợ.

Về phía địa phƣơng, các tỉnh đã có sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh và của các ban, ngành, đoàn thể, địa phƣơng trong tỉnh đối với công tác PCPNN và tầm quan trọng của viện trợ PCPNN trong tổng thể các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, địa phƣơng. UBND tỉnh đã quan tâm đến hoạt động vận động, thu hút viện trợ PCPNN; xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về viện trợ PCPNN; chỉ đạo sâu sát việc tổ chức quản lý hoạt động và viện trợ của các tổ chức PCPNN; trình độ, năng lực quản lý của các cơ quan chức năng của tỉnh trong công tác PCPNN ngày càng đƣợc nâng lên. Mối quan hệ đối tác giữa các ngành, địa phƣơng của tỉnh với các tổ chức PCPNN ngày càng gắn bó, tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)