5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Những nhân tố tác động đến QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN
1.2.4.1 Những nhân tố khách quan
- Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi công tác QLNN phải điều chỉnh và thích ứng.
Xu thế phát triển mạnh mẽ của các hình thức tổ chức nhân dân, nhất là các tổ chức phi chính phủ tại nhiều nƣớc để bổ sung và góp phần điều chỉnh những khiếm khuyết trong hoạt động của nhà nƣớc và thị trƣờng, đang phát huy đƣợc vai trò tích cực trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, do một số hạn chế về chính trị, tổ chức và phụ thuộc vào nhà tài trợ nên không ít
tổ chức bị lợi dụng, làm méo mó tiếng nói đại diện của nhân dân, gây mất ổn định chính trị.
Nƣớc ta thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quan hệ và hoạt động đối ngoại đƣợc mở rộng ở tất cả các ngành, các cấp. Trong quá trình đó, viện trợ PCPNN có bƣớc phát triển mạnh. Quá trình quốc tế hóa đời sống xã hội trên tất cả các mặt diễn ra nhanh chóng. Từ đó nhiều tổ chức PCPNN đến Việt Nam, tổ chức thực hiện nhiều chƣơng trình, dự án tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc.
- Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nguồn viện trợ PCPNN giúp nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức PCPNN để hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quan hệ với các tổ chức PCPNN đƣợc xác định là một kênh của quan hệ đối ngoại nhân dân trong thực hiện đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định “… tiếp tục mở rộng và tăng cƣờng hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phƣơng châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, phát triển công bằng, bền vững, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tăng cƣờng vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài để phát triển kinh tế xã hội”.
Từ 2009 đến nay, việc quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN đƣợc thực hiện theo Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN (đƣợc ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ). Theo các quy định này, mọi dự án và khoản viện trợ phi dự án do các tổ chức PCPNN tài trợ phải đƣợc một cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê
duyệt trƣớc khi thực hiện.
Để thu hút nguồn viện trợ PCPNN, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành một số quy định liên quan đến hoạt động và viện trợ của các tổ chức PCPNN, nhƣ quy định về tuyển dụng ngƣời Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN, quy định về giấy phép lao động, miễn giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc cho các tổ chức PCPNN, quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với đại diện và nhân viên quốc tế của các tổ chức PCPNN….
So sánh với nhiều nƣớc, việc Việt Nam có những quy định cụ thể nhƣ vậy đã tạo một hành lang pháp lý cơ bản thuận lợi cho các tổ chức PCPNN vào hoạt động vì các mục tiêu nhân đạo, phát triển. Việc có quy định về quản lý và sử dụng viện trợ đã một mặt khẳng định trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo vốn viện trợ của các tổ chức PCPNN đƣợc thực hiện đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao nhất; mặt khác, đảm bảo viện trợ của các tổ chức PCPNN phải gắn với nhu cầu và ƣu tiên phát triển của Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ cũng đã thiết lập cơ chế hỗ trợ, quản lý hoạt động và viện trợ PCPNN, trong đó một ủy ban liên ngành đã đƣợc thành lập từ năm 2001 và đƣợc củng cố năm 2013.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Chƣơng trình quốc gia xúc tiến viện trợ PCPNN năm 2019 và năm 2025 để định hƣớng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN vào những ƣu tiên cụ thể của Chính phủ Việt Nam. Việc định hƣớng ƣu tiên cụ thể đã khuyến khích các tổ chức PCPNN tham gia với các nỗ lực của Chính phủ trong giảm nghèo và phát triển bền vững.
- Hiệu quả viện trợ
Hiệu quả của viện trợ PCPNN là đích và tiêu chí để các chƣơng trình, dự án có thể tiếp tục đƣợc triển khai và mở rộng. Các tổ chức PCPNN nói riêng, các nhà tài trợ nói chung, cần sự thành công và hiệu quả của các dự án,
để có thể tiếp tục tài trợ triển khai các dự án tƣơng tự. Theo nhận định chung của nhiều tổ chức phi chính phủ, chính sự thành công của các dự án viện trợ ở Việt Nam là động lực và căn cứ để họ tiếp tục triển khai các dự án khác. Nhƣ vậy, chủ trƣơng và chính sách phù hợp, nhu cầu thực tiễn và định hƣớng ƣu tiên, sự chủ động và năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam, và hiệu quả nguồn viện trợ PCPNN tại Việt Nam là những yếu tố cơ bản tác động đến thành công trong việc quản lý và tranh thủ nguồn vốn viện trợ của các tổ chức PCPNN.
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan
- Tính chủ động của các cơ quan, địa phương trong quan hệ với các tổ chức PCPNN để thực thi chính sách
Cùng với chính sách chung ở cấp Trung ƣơng, sự hỗ trợ của hệ thống tổ chức ở Trung ƣơng đối với các tổ chức PCPNN và quá trình triển khai viện trợ PCPNN, một nhân tố tác động đến quy mô nguồn viện trợ PCPNN ở Việt Nam là sự chủ động của các cơ quan, tổ chức trung ƣơng và các địa phƣơng, trong quan hệ viện trợ với các tổ chức PCPNN. Chính sự chủ động trong tiếp cận, đặt quan hệ, xác định nội dung hợp tác, nội dung của từng dự án cụ thể, quá trình giám sát và hỗ trợ triển khai các dự án… đã một phần khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức PCPNN triển khai các dự án viện trợ thành công và với quy mô ngày càng lớn. Chẳng hạn, tại Trung ƣơng, một số Bộ, ngành nhƣ Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thƣơng binh và Xã hội… đã thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với hàng trăm tổ chức PCPNN. Ở cấp địa phƣơng, các tỉnh, thành đều có cơ quan đầu mối quan hệ với các tổ chức PCPNN. Nhiều địa phƣơng thƣờng xuyên tổ chức chia sẻ thông tin, vận động các tổ chức PCPNN đến hợp tác để hỗ trợ giải quyết một số khó khăn về kinh tế xã hội.
chức PCPNN
Năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong hợp tác với các tổ chức PCPNN là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo hợp tác triển khai thành công nguồn viện trợ PCPNN. Nói một cách khác, đây là năng lực hấp thu viện trợ của các cơ quan quản lý chung cũng nhƣ các tổ chức đối tác dự án của các tổ chức PCPNN. Năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam càng cao thì khả năng đàm phán, làm việc, hợp tác với các tổ chức PCPNN để triển khai các dự án có thể thành công đƣợc bấy nhiêu. Trong nhiều trƣờng hợp, trong quá trình hợp tác, các tổ chức PCPNN chú trọng nâng cao năng lực cho các đối tác Việt Nam để nâng cao tính bền vững của các dự án.