Các tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với nguồn viện trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với nguồn viện trợ

Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc đối với nguồn viện trợ PCPNN là một nội dung quan trọng đối với quản lý nhà nƣớc về hoạt động và nguồn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Mục đích đánh giá này để xác định kết quả thực hiện nội dung quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực phi chính phủ. Do vậy, công tác đánh giá này cần xem xét trong mối liên hệ về kết quả đạt đƣợc giữa các mục tiêu quản lý nhà nƣớc và nội dung quản lý nhà nƣớc về nguồn viện trợ PCPNN và qua đánh giá, xem xét những tác động, đƣa ra định hƣớng giải pháp trong quá trình QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN. Nguồn viện trợ PCPNN chủ yếu là nguồn viện trợ phát triển, viện trợ nhân đạo không hoàn lại do vậy tiêu chí đánh giá sẽ tập trung vào ba tiêu chí gồm: tính phù hợp, tính hiệu quả và tính bền vững.

1.2.5.1 Tính phù hợp

Khung luật pháp, các thể chế và quy trình thủ tục về quản lý viện trợ, chƣơng trình xúc tiến vận động viện trợ phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với mục tiêu, triết lý, tƣ tƣởng, tính thực dụng của các PCCPNN. Cụ thể là việc tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời;

định hƣớng, ban hành pháp luật, điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nƣớc so với các mục tiêu QLNN về vận động nguồn viện trợ PCPNN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động điều hành của cơ quan quản lý tạo thuận lợi cho các tổ chức PCPNN triển khai lâu dài các dự án... Bên cạnh đó, đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngoài việc xử lý nghiêm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật còn cần tiến hành phân tích, đánh giá, tìm ra những hạn chế trong công tác định hƣớng, ban hành pháp luật và điều hành của Nhà nƣớc để điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ phi chính phủ vào các chƣơng trình, dự án ổn định lâu dài.

1.2.5.2 Tính hiệu quả

Khi cân nhắc phê duyệt dự án, trong quá trình triển khai và đánh giá dự án phi chính phủ, các đối tác tiếp nhận và các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần xem xét tính kết quả, hiệu quả kinh tế-xã hội, phát triển. Dự án cần chú trọng quản lý các nguồn lực và cải thiện việc ra các quyết định hƣớng tới kết quả. Hiện nay, các nƣớc tài trợ đang khuyến nghị chính phủ và các đối tác viện trợ, trong đó có PCPNN, cùng sử dụng khuôn khổ đánh giá tình hình hoạt động định hƣớng vào các kết quả nhằm tối đa hoá hiệu quả viện trợ và quản lý việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các nƣớc tiếp nhận cũng nhƣ các kế hoạch quốc gia, ngành, vùng, tỉnh và thành phố có liên quan khác. Theo đó, các PCPNN cần phối hợp các chƣơng trình và các nguồn lực để đạt đƣợc những kết quả, đóng góp cho các địa phƣơng tiếp nhận và đƣợc các địa phƣơng này đánh giá theo các chỉ tiêu đƣợc thoả thuận chung.

1.2.5.3 Tính bền vững

Phát triển bền vững là phƣơng châm và cũng là triết lý của PCPNN. Chính vì vậy, yếu tố bền vững luôn đƣợc các PCPNN quốc tế quan tâm khi tài trợ hoặc triển khai dự án. Trƣớc hết, cần quan tâm đến tính bền vững về tài

chính và nguồn kinh phí sau giai đoạn dự án. Theo đó, dự án cần hoàn thành đƣợc các mục tiêu của nhà tài trợ để có thể tiếp tục nhận đƣợc tài trợ cho các giai đoạn sau. Hơn thế nữa, dự án phát triển cũng cần quan tâm tạo ra các nguồn thu để có thể tự đảm bảo, ít nhất là một phần, kinh phí cho các giai đoạn tiếp theo.

Các cơ quan quản lý và đối tƣợng thụ hƣởng cần nhận thức rõ ràng về vấn đề này để có trách nhiệm hơn trong việc lựa chọn, triển khai và đánh giá dự án. Bên cạnh đó, cần tạo ra các cơ chế tự chủ, phân cấp quản lý, vận dụng quy định về vốn đối ứng để tăng trách nhiệm của đối tƣợng thụ hƣởng, của cơ sở trong việc duy trì tính bền vững của dự án. Các cơ quan quản lý và PCPNN tài trợ cần tăng cƣờng giám sát tính bền vững của dự án, cũng nhƣ xây dựng hệ thống đảm bảo, bảo hiểm rủi ro, quan tâm đặc biệt đến yếu tố con ngƣời, quy trình, vận dụng kinh nghiệm các dự án đã thành công, tính bền vững của các thay đổi về thể chế và các hoạt động nâng cao năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)