Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 78)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2 Các yếu tố chủ quan

Nhu cầu hợp tác với các tổ chức PCPNN: Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt

nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội.Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Chênh lệch giàu - nghèo và chênh lệch vùng miền có xu hƣớng ngày càng lớn. Các vấn đề xã hội do cơ chế thị trƣờng tạo ra đòi hỏi nỗ lực không phải chỉ của chính phủ mà còn của toàn xã hội. Một số vấn đề còn tồn tại và ảnh hƣởng lâu dài nhƣ hậu quả chiến tranh, ngƣời khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin… vẫn cần sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Những thách thức mới nhƣ tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh xuyên biên giới… sẽ ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nói chung và đời sống của nhân dân nói riêng. Việt Nam cũng cần những nỗ lực vƣợt bậc để tránh những bất cập của “Bẫy thu nhập trung bình”. Với những thực tế đó, các tổ chức PCPNN vẫn tiếp tục quan tâm giúp Việt Nam.

Năng lực hấp thu và giám sát, đánh giá nguồn viện trợ PCPNN của

phía Việt Nam: Nhƣ đã phân tích, năng lực hấp thu viện trợ của các Bộ,

ngành, địa phƣơng, tổ chức đối tác của Việt Nam ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình thiết kế, triển khai, giám sát, đảm bảo hiệu quả của nguồn viện trợ này. Hiệu quả viện trợ càng cao thì càng cổ vũ, khích lệ các tổ chức PCPNN, các tổ chức tài trợ, tiếp tục và tăng cƣờng tài trợ giúp Việt Nam. Việc giám sát và đánh giá nguồn viện trợ PCPNN đảm bảo các dự án viện trợ đƣợc triển khai đúng mục đích, đúng đối tƣợng, từng bƣớc nâng cao hiệu quả của viện trợ.

Chính sách liên quan đến hoạt động và viện trợ PCPNN: Chính sách

của Nhà nƣớc Việt Nam liên quan đến hoạt động và viện trợ PCPNN có vai trò hạn chế hoặc thúc đẩy hoạt động và viện trợ của các tổ chức PCPNN. Trong những năm qua, Việt Nam đã cơ bản xây dựng đƣợc một hệ thống các văn bản pháp lý và hệ thống tổ chức quản lý cho hoạt động và viện trợ

PCPNN. Các chính sách này cần đƣợc đánh giá, tổng kết, xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, việc thực thi chính sách, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến quá trình đăng ký hoạt động, phê duyệt, tiếp nhận, quản lý vốn viện trợ của các tổ chức PCPNN cần đƣợc rà soát, đổi mới để đảm bảo thông thoáng, hiệu quả.

4.2.3. Phương châm thực hiện công tác QLNN về viện trợ PCPNN

Kết luận số 98-KL/TW ngày 28/6/2014 của Ban Bí thƣ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/3/2003 của Ban Bí thƣ khóa IX về công tác PCPNN cũng đã nêu rõ “Chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động PCPNN, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nƣớc và phát triển đất nƣớc. Đồng thời, cần nhận thức rõ tính phức tạp, nhạy cảm của hoạt động PCPNN, nêu cao tinh thần cảnh giác trƣớc âm mƣu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động PCPNN để tác động vào nội bộ ta, nhất là đối với các lĩnh vực tƣtƣởng, văn hóa, báo chí, xây dựng luật pháp, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo;các địa bàn vùng sâu, vùng xa; các đối tƣợng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn". Tăng cƣờng quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức PCPNN, quản lý đƣợc đến đâu thì mở rộng hợp tác PCPNN đến đó, mở rộng phải đi đôi với quản lý tốt,không đƣợc buông lỏng. Chú trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh quốc gia.

Hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng cần phải bảo đảm đúng nguyên tắc phi chính trị, phi tôn giáo, phi lợi nhuận; bảo đảm minh bạch (về tài chính, tổ chức, con ngƣời, nội dung hoạt động; về nguồn viện trợ, tổ chức đối tác, về nội dung hoạt động và việc sử dụng viện trợ của bên tiếp nhận...). Phát huy mặt tích cực, khắc phục và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của từng đối tác và dự án viện trợ. Kiên quyết không tiếp nhận các tổ chức và dự án viện

trợ PCPNN không phù hợp với lợi ích của ta. Hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức PCPNN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Chú trong cơ chế giám sát tài chính đối với từng tổ chức, từng hoạt độngtài trợ, viện trợ PCPNN và việc các tổ chức cá nhân trong nƣớc tiếp nhận, sử dụng viện trợ nƣớc ngoài; bảo đảm quản lý chặt chẽ việc nhận tài trợ, viện trợ PCPNN của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và quản lý ngƣời Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN.

Kết hợp chặt chẽ quản lý viện trợ với quản lý hoạt động của từng tổ chức PCPNN theo hƣớng quản lý về tài chính, chính trị, đối ngoại, an ninh là trọng tâm; thực hiện phân công đầu mối và cơ chế phối hợp quản lý thống nhất ở các tỉnh,thành phố trong cả nƣớc.

Củng cố, hoàn thiện bộ máy, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trực tiếp làmcông tác quản lý viện trợ PCPNN và quản lý các tổ chức PCPNN.

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN tại Việt Nam PCPNN tại Việt Nam

4.3.1 Kiện toàn bộ máy QLNN đối với viện trợ PCPNN

4.3.1.1 Phát huy vai trò cơ quan đầu mối

Hiện nay, Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN là cơ quan giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam, gồm các thành viên: Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm Ủy ban, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Ủy viên là Thứ trƣởng các bộ: Công an, Kế hoạch & Đầu tƣ, Tài chính, Nội vụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc và Phó Trƣởng ban Đối ngoại TW. Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt

động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ trì công tác thẩm định đối với các tổ chức PCPNN thông qua các cơ quan thành viên Ủy ban để chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức PCPNN tại Việt Nam; Chủ trì và phối hợp các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động của PCPNN; Ủy ban làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số quá bán. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan Thƣờng trực của Ủy ban.

Đối với quản lý viện trợ PCPNN: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối quản lý viện trợ PCPNN (bao gồm cả chƣơng trình, dự án và viện trợ phi dự án); Bộ Tài chính là cơ quan quản lý về tài chính; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan đầu mối vận động viện trợ.

Tại 63 tỉnh thành, việc UBND tỉnh phân công Sở Ngoại vụ làm cơ quan đầu mối, chủ trì tham mƣu trong công tác vận động viện trợ, thẩm định tiếp nhận viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN đã có những thuận lợi nhƣ cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong công tác đối ngoại, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhanh chóng, tranh thủ nguồn viện trợ tốt... Tuy nhiên cũng tồn tại một số bất cập đó là chƣa thành lập Ban công tác PCPNN thuộc tỉnh nên cơ chế làm việc và tham gia ý kiến tập thể còn hạn chế; công tác quản lý nguồn tài chính viện trợ, nhất là ghi thu ghi chi chiếm tỷ lệ rất thấp; quản lý nguồn viện trợ do các bộ ngành và đoàn thể trung ƣơng tiếp nhận nhƣng triển khai ở địa phƣơng còn yếu; việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN chủ yếu dựa vào lực lƣợng công an.

Để hệ thống các cơ quan QLNN về viện trợ PCPNN hoạt động có hiệu quả, cần xác lập mối quan hệ chặt chẽ, tạo thành một cơ chế đồng bộ và thống nhất quản lý. Bộ máy tổ chức QLNN đối với hoạt động và nguồn viện trợ của

các tổ chức PCPNN ở nƣớc ta hiện nay đã đƣợc cơ bản hình thành bao quát từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy nhiên, ở mỗi địa phƣơng lại có một cơ chế quản lý hoạt động PCPNN khác nhau.

Để thống nhất cơ quan đầu mối quản lý viện trợ PCPNN cần tập trung một số giải pháp sau:

- Đối với các cơ quan trung ƣơng: mô hình hoạt động của Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN đảm bảo, tuy nhiên cần quy định nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thành viên Ủy ban công tác PCPNN cụ thể, rõ ràng, theo nguyên tắc đƣa QLNN về các bộ, ngành; một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện ; thựchiện phân cấp quản lý hoạt động cho các địa phƣơng.

- Đối với địa phƣơng: Thành lập Ban công tác PCPNN tỉnh (thành) để tập trung quản lý, tham mƣu UBND tỉnh (thành) xử lý các vấn đề viện trợ PCPNN và giao cho Sở Ngoại vụ là cơ quan Thƣờng trực của Ban; Công tác thẩm định và phêduyệt viện trợ PCPNN giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tƣ theo đúng tinh thần Nghị định 93/2009/NĐ-CP của Chính phủ, phù hợp với chuyên môn và chỉ đạo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; Công tác ghi thu, ghi chi và kiểm tra, giám sát hoạt động ghi thu, ghi chi đƣợc giao cho Sở Tài chính; Công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN đƣợc giao cho Sở Ngoại vụ.

4.3.1.2 Phân công, phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý viện trợ PCPNN

Công tác quản lý viện trợ PCPNN có liên quan đến nhiều cơ quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ƣơng và địa phƣơng tuy không phải là mối quan hệ mang tính chi phối ngành dọc nhƣng nó có tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy giữa các bên cần có liên kết chặt chẽ và duy trì quan hệ phối hợp tốt cũng nhƣ thực hiện chế độ thông báo,

báo cáo và chia sẻ thông tin thƣờng kỳ, đầy đủ, đảm bảo việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN đƣợc chặt chẽ.

Ở cấp tỉnh, khi tổ chức PCPNN bắt đầu tiến hành hoạt động thì các cơ quan của tỉnh thực hiện vai trò quản lý. Tùy thuộc vào nguồn gốc, lĩnh vực viện trợ của các tổ chức PCPNN mà các cơ quan tham gia quản lý nhiều hay ít, nhƣng cơ bản và thƣờng trực là các cơ quan: Công an, Ngoại vụ. Công tác phân công phối hợp giữa các cơ quan đơn vị có liên quan đƣợc lập thành Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành cũng đã phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan liên quan nhƣng vấn đề phối hợp giữa các cơ quan khi có vấn đề phát sinh nhiều khi không đƣợc nhuần nhuyễn. Vì vậy, cần phải có Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan, kể cả các cơ quan trung ƣơng và của tỉnh trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN.

4.3.2. Đổi mới khâu tổ chức thực hiện

4.3.2.1 Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Theo quy định hiện hành, khi có nhu cầu đăng ký/ sửa đổi bổ sung/ gia hạn Giấy đăng ký, các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hƣớng dẫn của Cơ quan thƣờng trực Ủy ban công tác PCPNN (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam). Cơ quan thƣờng trực sẽ tổng hợp thông tin về tổ chức và gửi công văn xin ý kiến cơ quan chức năng gồm: Cơ quan thành viên ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN; Cơ quan QLNN đối với lĩnh vực hoạt động liên quan của tổ chức; Địa phƣơng nơi tổ chức có nhu cầu đăng ký hoạt động. Sau khi tập hợp đủ ý kiến, Cơ quan thƣờng trực cho ý kiến thẩm định và chuyển hồ sơ sang Bộ Ngoại giao thực hiện công tác cấp, sửa đổi bổ sung hoặc gia hạn, báo cáo Chủ nhiệm trong trƣờng hợp hồ sơ tồn tại ý kiến khác biệt, chuyển Cơ quan thƣờng trực Giấy đăng ký. Cơ quan thƣờng trực liên lạc tổ chức để trả kết quả. Thời gian quy định từ khi nhận hồ sơ đến khi trả kết quả là 45 ngày,

trong đó thủ tục tại Cơ quan thƣờng trực là 35 ngày, tại Bộ Ngoại giao là 10 ngày. Các tổ chức phải đăng ký hoạt động ở Việt Nam trƣớc khi đƣợc xem xét nâng cấp thành văn phòng dự án, văn phòng đại diện. Đánh giá về thủ tục hành chính trong công tác cấp, sửa đổi bổ sung, gia hạn Giấy đăng ký, các tổ chức PCPNN không thắc mắc về thành phần hồ sơ, song có ý kiến cho rằng thời gian thực hiện cấp Giấy đăng ký của các cơ quan chức năng lâu hơn quy định, tăng chi phí hành chính trong hoạt động, ảnh hƣởng tới hoạt động bình thƣờng của tổ chức và kiến nghị điều chỉnh. Các tổ chức cũng kiến nghị xem xét cho phép các tổ chức đƣợc lựa chọn hình thức đăng ký (có văn phòng đại diện, văn phòng dự án hoặc chỉ đăng ký hoạt động).

Rà soát lại thực tế hồ sơ cấp Giấy đăng ký cho các tổ chức PCPNN đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam đều thực hiện khá tốt các quy định nêu tại Nghị định 12. Ngoại trừ các ý kiến của cơ quan liên quan về khía cạnh an ninh, chính trị, kinh tế, QLNN theo lĩnh vực, tỷ lệ đồng ý với kiến nghị hƣớng xử lý của cơ quan thƣờng trực đối với hồ sơ cấp, sửa đổi bổ sung, gia hạn Giấy đăng ký của các cơ quan tham gia cơ chế Ủy ban và địa phƣơng nơi tổ chức hoạt động nhiều trƣờng hợp đồng ý kể cả khi tổ chức không có hoạt động thực tế tại địa bàn.

Trong công tác cấp mới Giấy đăng ký, Bộ Công an có vai trò chính trong sang lọc, chủ động ngăn chặn các tổ chức có lý lịch xấu, có tôn chỉ, mục đích và hoạt động có thể ảnh hƣởng đến an ninh chính trị, đồng thời căn cứ tình hình an ninh địa bàn để cho ý kiến cấp Giấy đăng ký; Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có vai trò quan trọng trong xác định nhu cầu và lĩnh vực ƣu tiên viện trợ nói chung. Một số cơ quan khác trong Ủy ban chỉ có nhiệm vụ quản lý hoạt động nên sẽ gặp khó khăn khi nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử hoạt động của các tổ chức PCPNN để cho ý kiến cấp mới. Giấy đăng ký. Trong khi đó, các tổ chức rất mong muốn đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp Giấy

đăng ký đúng thời hạn quy định để triển khai một loạt công tác hành chính (đăng ký con dấu, thuê trụ sở, tuyển nhân viên …) nhằm ổn định hoạt động, tiếp cận đối tác phù hợp và triển khai các chƣơng trình dự án. Mặt khác, các tổ chức khi hoạt động tại địa phƣơng sẽ ký Biên bản ghi nhớ với địa phƣơng để xác định quy mô, đầu mối hoạt động, phƣơng thức triển khai … nên việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)