Công tác chỉ đạo và ban hành vănbản pháp quy liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 52 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1 Công tác chỉ đạo và ban hành vănbản pháp quy liên quan

3.2.1.1 Công tác chỉ đạo, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

Các tổ chức PCPNN đã bắt đầu hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam từ những năm năm mƣơi của thế kỷ 20 nhƣng phạm vi hoạt động còn manh mún, giá trị viện trợ thấp. Sau năm 1975, nhất là khi Đảng và Nhà nƣớc ta

thực hiện chủ trƣơng đổi mới năm 1986, cộng đồng các tổ PCPNN hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đến nay đã có trên 1.200 tổ chức PCPNN có hoạt động viện trợ tại Việt Nam, trong số đó có gần 500 tổ chức hoạt động thƣờng xuyên, có mặt trên 63/63 tỉnh, thành với giá trị viện trợ tƣơng đƣơng gần 300 triệu USD/năm. Tuy vậy, các hoạt động của các tổ chức PCPNN và viện trợ PCPNN hiện nay chƣa đƣợc luật hóa mà chỉ dừng lại ở văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định và các Thông tƣ do chính phủ và các Bộ/ngành trung ƣơng ban hành (bên cạnh đó cũng có các quyết định cá biệt của một số Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Thành phố trực thuộc Trƣng ƣơng). Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lƣợc và tổng quát, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản chỉ đạo, cụ thể là: Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 24/1/2003 của Ban Bí thƣ về công tác PCPNN; Kết luận 98-KL/TW ngày 28/6/2014 của Ban Bí thƣ về tiếp tục thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thƣ khóa IX về công tác PCPNN. Các văn bản nêu trên đã thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hòa nhập tốt với thế giới, trong đó có việc chấp thuận các hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam và coi các nguồn tiền của các tổ chức này hỗ trợ các tổ chức Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, môi trƣờng, nhân đạo là các khoản viện trợ cho nhân dân Việt Nam mà Chính phủ Việt Nam sẽ là đại diện để giám sát các nguồn viện trợ này đúng nhƣ mục đích mong muốn của các nhà tài trợ vì một Việt Nam thoát đói nghèo, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo cũng đƣa ra các chỉ đạo phù hợp, nhất quán, kịp thời để Chính phủ, các bộ ngành Trung ƣơng và các địa phƣơng thấy đƣợc các xu hƣớng tiêu cực có thể xảy ra, nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn nếu các cấp, các ngành và địa phƣơng không có biện pháp quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng nhƣ theo dấu các dòng tiền viện trợ, để kịp thời thấy và điều chỉnh các hoạt động của các tổ chức

hoặc các tổ chức hỗ trợ Việt Nam không trên cơ sở “trong sáng” vì một Việt Nam thống nhất, thịnh vƣợng, phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, các cơ quan QLNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xử lý các mối quan hệ liên quan đến viện trợ PCPNN, cụ thể là:

- Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số: 28/1999/QĐ-TTg ngày 23/2/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN gồm 4 chƣơng 19 điều, trong đó Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt: Các chƣơng trình, dự án do các tổ chức PCPNN viện trợ có giá trị từ 500.000 đôla Mỹ trở lên; Các dự án và khoản viện trợ có liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, văn hóa, thông tin, tôn giáo, quốc phòng, an ninh; Các khoản viện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 đôla Mỹ trở lên hoặc có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu (ô tô, xe máy, hàng hóa và thiết bị đã qua sử dụng, một số loại tân dƣợc...); Mọi khoản viện trợ khẩn cấp. Thẩm quyền phê duyệt của Bộ trƣởng, Chủ tịch UBND tỉnh (thành), Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ và tƣơng đƣơng phê duyệt các khoản viện trợ còn lại, tuy nhiên đối với viện trợ phi dự án dƣới 200 triệu USD, trƣớc khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

- Ngày 26/4/2001, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN thay thế Quyết định số: 28/1999/QĐ-TTg ngày 23/2/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ gồm 4 chƣơng 21 điều, trong đó qui định cụ thể hơn việc thực hiện các khoản viện trợ PCP và thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng đối với viện trợ khẩn cấp chỉ phê duyệt các khoản không có địa chỉ cụ thể; Thẩm quyền phê duyệt của Bộ Trƣởng, Chủ tịch UBND tỉnh (thành), Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ và tƣơng đƣơng phê duyệt các khoản viện trợ còn lại và không buộc phải có ý kiến của Bộ trƣởng Tài chính đối với viện trợ phi dự án dƣới 200 triệu USD.

- Ngày 22/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN, nghị định gồm 7 chƣơng, 43 điều. Đây là bƣớc tiến trong xây dựng văn bản qui phạm pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN qui định đầy đủ công tác vận động, đàm phán, ký kết; Thẩm định, phê duyệt; Thực hiện các khoản viện trợ; giám sát, đánh giá việc thực hiện viện trợ; QLNN về viện trợ và chế độ khen thƣởng, xử lý vi phạm. Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã ban hành Thông tƣ 07/2010/TTBKH ngày 20/3/2010 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.

3.2.1.2 Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực viện trợ PCPNN

Nội dung cụ thể là việc xây dựng và ban hành Chƣơng trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN và Chƣơng trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của các ngành, địa phƣơng trên cơ sở Chƣơng trình quốc gia; ban hành chính sách thu hút nguồn viện trợ PCPNN; xây dựng các chƣơng trình, dự án, đề án… kêu gọi viện trợ PCPNN theo Chƣơng trình xúc tiến vận động viện trợ của quốc gia và ngành, địa phƣơng đã ban hành.

Để thống nhất nội dung và các chính sách ƣu tiên vận động viện trợ, ngày 27/12/2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Chƣơng trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2006 - 2010; đến năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2013 – 2017 kèm theo Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg. Ngày 17/9/2019 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1225/QĐ-TTg ban hành Chƣơng trình Quốc gia về tăng cƣờng hợp tác và vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019-2025. Nếu nhƣ trƣớc đây, hầu hết các khoản viện trợ

PCPNN do các ngành, địa phƣơng tiếp nhận, quản lý, sử dụng là do các tổ chức PCPNN chủ động đặt vấn đề, chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phƣơng để lập các chƣơng trình, dự án để kêu gọi viện trợ thì nay, thế chủ động cơ bản thuộc về các ngành, địa phƣơng. Các ngành, địa phƣơng chủ động xây dựng tủ dự án tranh thủ cơ hội. Các dự án này chứa đựng các vấn đề, công trình, nhu cầu bức xúc, cấp thiết cụ thể của ngành, địa phƣơng cần có sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức PCPNN. Nếu các tổ chức PCPNN đến, có nhu cầu hợp tác viện trợ với các ngành, địa phƣơng thì có sẵn các thông tin cần thiết nhƣ: nhu cầu, vấn đề, công trình cần viện trợ, ở đâu, khi nào, ai làm đối tác, hoạt động cụ thể là gì, kinh phí dự kiến là bao nhiêu… Qua đó, việc vận động và thu hút viện trợ PCPNN của các ngành, địa phƣơng nhanh hơn, thuận lợi hơn.

Tóm lại, các cấp lãnh đạo, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng nguồn viện trợ không hoàn lại và việc hợp tác với các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam và trên thế giới, tuy nhiên, các hoạt động về hợp tác và tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCPNN cần tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với pháp luật Việt Nam cho phép, nhƣ: xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển bền vững, nhân đạo, cải thiện môi trƣờng; và các tổ chức, cá nhân của Việt Nam cần tuân thủ định hƣớng và các quy định của Luật pháp Việt Nam về vấn đề này từ khâu vận động đến khâu tiếp nhận, quản lý vá sử dụng viện trợ từ các tổ chức PCPNN.

3.2.1.3 Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về hoạt động của tổ chức PCPNN

Để triển khai thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động của các tổ chức PCPNN và các quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch, đề án liên quan đến viện trợ PCPNN, Nhà nƣớc phải tổ chức ra bộ máy để thực hiện việc này. Từ năm 1996, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 339/TTg, ngày 24/5/1996 thành lập Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN để giúp Thủ

tƣớng chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam. Tiếp theo là Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tƣớng chính phủ về việc thành lập Uỷ ban công tác về các tổ chức PCPNN; Quyết định 765/QĐ-TTg ngày 22/5/2013, Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 12/1/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN. Hiện nay, Chính phủ thống nhất quản lý về PCPNN và phân công các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, các bộ ngành liên quan và UBND các cấp thực hiện QLNN theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN do Thủ tƣớng thành lập do 01 Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao làm Chủ nhiệm, các thành viên khác của Ủy ban là lãnh đạo của các bộ, ngành liên quan và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN có trách nhiệm giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các tổ chức tại Việt Nam; phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức; chủ trì công tác thẩm định đối với các tổ chức PCPNN thông qua các cơ quan thành viên Ủy ban để chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức PCPNN; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức PCPNN; chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động của tổ chức PCPNN; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của tổ chức PCPNN; định kỳ thông báo cho các Bộ, ngành, địa phƣơng về các tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực và địa bàn liên quan với các Bộ, ngành, địa phƣơng; phổ biến, cung cấp thông tin liên quan tới hoạt động PCPNN tới các cơ quan đối tác Việt Nam và tổ chức PCPNN và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ phân công và theo quy định của pháp luật.

Việc quy định của các cấp lãnh đạo và Chính phủ Việt Nam về mặt chủ trƣơng và thể chế hóa nhƣ nêu trên cho thấy sự quan tâm của các cấp

lãnh đạo trong công tác QLNN về hợp tác với các tổ chức PCPNN, vừa đảm bảo hỗ trợ nhanh nhất các hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam cũng nhƣ việc triển khai các dự án viện trợ vùa đảm bảo cơ bản công tác giám sát các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam cũng nhƣ các hoạt động viện trợ của các tổ chức này trong thời gian qua, mặc dù công tác này cần liên tục điều chỉnh để phù hợp từng hoàn cảnh thực tế.

3.2.1.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trên lĩnh vực viện trợ PCPNN

Kèm theo các văn bản qui phạm pháp luật, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ kiểm tra các quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của các cơ quan có thẩm quyền (trừ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ), chủ trì kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ PCPNN; Bộ Tài chính kiểm tra các quy định về quản lý tài chính đối với việc sử dụng viện trợ PCPNN của các cơ quan chủ quản; các cơ quan chủ quản, chủ khoản viện trợ và Ban quản lý chƣơng trình, dự án viện trợ PCPNN tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các khoản viện trợ PCPNN trong phạm vi quản lý; Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức PCPNN trên toàn quốc. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Thanh tra Ngoại giao (thuộc Bộ Ngoại giao) và hệ thống Thanh tra Ngoại vụ (thuộc Sở Ngoại vụ) ở các tỉnh, thành phố thực hiện việc thanh tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực đối ngoại địa phƣơng, trong đó có PCPNN.

3.2.1.5. Hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam về QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN đang còn hiệu lực thi hành

Các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ ban hành đang còn hiệu lực:

hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN thay thế Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.

- Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang chủ trì dự thảo trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 12/2012/NĐ-CP nêu trên.

- Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tƣớng chính phủ về việc thành lập Uỷ ban công tác về các tổ chức PCPNN; Quyết định 765/QĐ-TTg ngày 22/5/2013, Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 12/1/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN.

- Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 17/9/2019 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình Quốc gia về tăng cƣờng hợp tác và vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019-2025.

Các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành đang có hiệu lực:

- Thông tƣ 07/2010/TT-BKH ngày /20/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.

- Thông tƣ số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 của Bộ Ngoại giao về hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.

- Thông tƣ số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nƣớc đối với viện trợ không hoàn lại của nƣớc ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nƣớc.

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan:

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)