5. Kết cấu của luận văn
2.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin
Quá trình nghiên cứu đƣợc học viên bắt đầu từ việc tìm đọc các tài liệu, báo cáo, sách, tạp chí, bài báo viết về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam; QLNN đối với nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN. Việc thu thập, tổng hợp tài liệu đƣợc thực hiện theo các cách sau đây:
Tìm kiếm sách, tài liệu, báo cáo hàng năm, bài báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có nội dung về nguồn viện trợ và hoạt động của các tổ chức PCPNN. Đặc biệt quan tâm đến các đề tài có nội dung QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN.
Sử dụng công nghệ thông tin (các công cụ tìm kiếm trên mạng Internet nhƣ google, facebook... để tìm kiếm thông tin về vấn đề cần nghiên cứu). Trong quá trình tìm kiếm thông tin, học viên đã chú ý chỉ lựa chọn những thông tin từ những nguồn đáng tin cậy, các tài liệu nghiên cứu do các tổ chức chính thức xuất bản và đăng tải. Các tài liệu đƣợc trích dẫn đều là sản phẩm của cơ quan xuất bản tin gốc.
Tìm kiếm các báo cáo liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, các tài liệu liên quan đến việc QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN giai đoạn từ 2014-2019 để đánh giá thực trạng QLNN đối với nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN và đề xuất giải pháp hoàn thiện
việc QLNN về lĩnh vực này. Luận văn cũng xem xét chủ đề nghiên cứu trong mối tƣơng quan logic, biện chứng các vấn đề khác làm cho bài viết có tính ứng dụng cao hơn.
Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm về quản lý hoạt động và nguồn viện trợ PCPNN ở cả Trung ƣơng (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính) và địa phƣơng (Sở Ngoại vụ); tham gia Hội nghị Hội nghị quốc tế lần thứ IV về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tháng 12/2019 để hoàn thiện các nội dung trong chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn.
Nhƣ vậy, nguồn dữ liệu để thực hiện luận văn chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp.