Kiện toàn bộ máy QLNN đối với viện trợ PCPNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 81 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1 Kiện toàn bộ máy QLNN đối với viện trợ PCPNN

4.3.1.1 Phát huy vai trò cơ quan đầu mối

Hiện nay, Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN là cơ quan giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam, gồm các thành viên: Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm Ủy ban, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Ủy viên là Thứ trƣởng các bộ: Công an, Kế hoạch & Đầu tƣ, Tài chính, Nội vụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc và Phó Trƣởng ban Đối ngoại TW. Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt

động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ trì công tác thẩm định đối với các tổ chức PCPNN thông qua các cơ quan thành viên Ủy ban để chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức PCPNN tại Việt Nam; Chủ trì và phối hợp các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động của PCPNN; Ủy ban làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số quá bán. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan Thƣờng trực của Ủy ban.

Đối với quản lý viện trợ PCPNN: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối quản lý viện trợ PCPNN (bao gồm cả chƣơng trình, dự án và viện trợ phi dự án); Bộ Tài chính là cơ quan quản lý về tài chính; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan đầu mối vận động viện trợ.

Tại 63 tỉnh thành, việc UBND tỉnh phân công Sở Ngoại vụ làm cơ quan đầu mối, chủ trì tham mƣu trong công tác vận động viện trợ, thẩm định tiếp nhận viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN đã có những thuận lợi nhƣ cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong công tác đối ngoại, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhanh chóng, tranh thủ nguồn viện trợ tốt... Tuy nhiên cũng tồn tại một số bất cập đó là chƣa thành lập Ban công tác PCPNN thuộc tỉnh nên cơ chế làm việc và tham gia ý kiến tập thể còn hạn chế; công tác quản lý nguồn tài chính viện trợ, nhất là ghi thu ghi chi chiếm tỷ lệ rất thấp; quản lý nguồn viện trợ do các bộ ngành và đoàn thể trung ƣơng tiếp nhận nhƣng triển khai ở địa phƣơng còn yếu; việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN chủ yếu dựa vào lực lƣợng công an.

Để hệ thống các cơ quan QLNN về viện trợ PCPNN hoạt động có hiệu quả, cần xác lập mối quan hệ chặt chẽ, tạo thành một cơ chế đồng bộ và thống nhất quản lý. Bộ máy tổ chức QLNN đối với hoạt động và nguồn viện trợ của

các tổ chức PCPNN ở nƣớc ta hiện nay đã đƣợc cơ bản hình thành bao quát từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy nhiên, ở mỗi địa phƣơng lại có một cơ chế quản lý hoạt động PCPNN khác nhau.

Để thống nhất cơ quan đầu mối quản lý viện trợ PCPNN cần tập trung một số giải pháp sau:

- Đối với các cơ quan trung ƣơng: mô hình hoạt động của Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN đảm bảo, tuy nhiên cần quy định nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thành viên Ủy ban công tác PCPNN cụ thể, rõ ràng, theo nguyên tắc đƣa QLNN về các bộ, ngành; một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện ; thựchiện phân cấp quản lý hoạt động cho các địa phƣơng.

- Đối với địa phƣơng: Thành lập Ban công tác PCPNN tỉnh (thành) để tập trung quản lý, tham mƣu UBND tỉnh (thành) xử lý các vấn đề viện trợ PCPNN và giao cho Sở Ngoại vụ là cơ quan Thƣờng trực của Ban; Công tác thẩm định và phêduyệt viện trợ PCPNN giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tƣ theo đúng tinh thần Nghị định 93/2009/NĐ-CP của Chính phủ, phù hợp với chuyên môn và chỉ đạo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; Công tác ghi thu, ghi chi và kiểm tra, giám sát hoạt động ghi thu, ghi chi đƣợc giao cho Sở Tài chính; Công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN đƣợc giao cho Sở Ngoại vụ.

4.3.1.2 Phân công, phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý viện trợ PCPNN

Công tác quản lý viện trợ PCPNN có liên quan đến nhiều cơ quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ƣơng và địa phƣơng tuy không phải là mối quan hệ mang tính chi phối ngành dọc nhƣng nó có tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy giữa các bên cần có liên kết chặt chẽ và duy trì quan hệ phối hợp tốt cũng nhƣ thực hiện chế độ thông báo,

báo cáo và chia sẻ thông tin thƣờng kỳ, đầy đủ, đảm bảo việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN đƣợc chặt chẽ.

Ở cấp tỉnh, khi tổ chức PCPNN bắt đầu tiến hành hoạt động thì các cơ quan của tỉnh thực hiện vai trò quản lý. Tùy thuộc vào nguồn gốc, lĩnh vực viện trợ của các tổ chức PCPNN mà các cơ quan tham gia quản lý nhiều hay ít, nhƣng cơ bản và thƣờng trực là các cơ quan: Công an, Ngoại vụ. Công tác phân công phối hợp giữa các cơ quan đơn vị có liên quan đƣợc lập thành Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành cũng đã phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan liên quan nhƣng vấn đề phối hợp giữa các cơ quan khi có vấn đề phát sinh nhiều khi không đƣợc nhuần nhuyễn. Vì vậy, cần phải có Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan, kể cả các cơ quan trung ƣơng và của tỉnh trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)