5. Kết cấu của luận văn
4.1. Bối cảnh tình hình nguồn viện trợ PCPNN trong thời gian tới
Trong thời gian đến, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhƣng các nƣớc lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Hơn một thập kỷ sau khủng hoảng tài chính đã làm rung chuyển thế giới đến tận cốt lõi, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đang làm tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến theo hƣớng tiêu cực. Theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới của IMF công bố tháng 6/2020, GDP toàn cầu trong năm nay sẽ suy giảm 4,9%, nhiều hơn mức giảm 3% mà tổ chức này đƣa ra hồi tháng 4 năm nay. Trong đó, GDP của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, sẽ suy giảm lần lƣợt 8% và 10,2%. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đƣợc dự báo tăng trƣởng trong năm nay nhƣng chỉ tăng 1%, thấp hơn 0,2% so với dự báo trƣớc đây của IMF. Ấn Độ sẽ suy giảm 4,5% trong năm 2020, đảo ngƣợc dự báo lạc quan hồi tháng 4 dành cho nƣớc này với mức tăng trƣởng 1,9% cho cùng năm (IMF, 24/6). Nhƣ vậy, trong những năm tới tình hình cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ ở các nƣớc. Tƣơng quan sức mạnh kinh tế giữa các nƣớc, nhất là giữa các nƣớc lớn có quan hệ ảnh hƣởng nhiều với nƣớc ta, sẽ có nhiều thay đổi. Xung đột sắc tộc, tôn giáo ở một số khu vực
vẫn còn diễn ra và ngày càng gay gắt. Các tổ chức khủng bố, tổ chức chính trị, tôn giáo mang tính cực đoan đang có những hoạt động đe dọa an ninh và sự an toàn xã hội trên toàn cầu. Những vấn đề toàn cầu nhƣ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng, an ninh lƣơng thực...diễn biến ngày càng phức tạp. Tình hình trên một mặt gây khó khăn cho việc huy động các nguồn tài chính của các tổ chức PCPNN; đồng thời tạo áp lực cho các tổ chức PCPNN trong việc lựa chọn duy trì hoạt động ở các địa bàn truyền thống hay mở rộng hoạt động ở các địa bàn có chiến tranh, xung đột, thiên tai, dịch bệnh phát sinh...
Việt Nam trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Năm 2019, theo Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội công bố tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1,3% so với cuối năm 2018. Riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm gần 5%, góp phần đƣa con số trên ở những địa bàn này còn dƣới 29%. Con số hộ nghèo dƣới 4% đã giúp hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao với chất lƣợng đƣợc nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng năm 2019 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, cao hơn mức 3,9 triệu đồng của năm 2018. Trong năm 2019, cả nƣớc có 68,5 nghìn lƣợt hộ thiếu đói, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Vị thế của đất nƣớc ngày càng cao trên trƣờng khu vực và quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Thƣợng đỉnh Mỹ - Triều 2019 và kiểm soát thành công đại dịch Covid – 19. Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng phát huy tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và vị trí Ủy viên Không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nƣớc ta vẫn đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mƣu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc
ta. Các tranh chấp về biển Đông trong thời gian gần đây cũng là một thách thức hết sức to lớn đối với nƣớc ta, gây bất ổn định về chính trị, ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nƣớc. Kinh tế Việt Nam chúng ta nay đã phát triển đạt mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trung bình thấp. Vì vậy chúng ta không còn nằm trong tiêu chí ƣu tiên của nhiều tổ chức PCPNN trên toàn cầu. Trong những năm tới, có thể nhận thấy số lƣợng các tổ chức PCPNN (cả cũ và mới) sẽ tiếp tục đƣợc duy trì tuy nhiên trƣớc những hậu quả khó lƣờng của đại dịch Covid -19 và tình hình suy thoái kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ khiến tình hình tài chính và nợ công với quy mô thế giới có nhiều bất ổn sẽ khiến cho nguồn quỹ của các tổ chức này giảm mạnh. Họ phải điều chỉnh diện đối tƣợng thụ hƣởng cũng nhƣ lƣợng viện trợ, trong đó có Việt Nam.