Các phƣơng pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.3 Các phƣơng pháp xử lý thông tin

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Bằng cách đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan (sách, đề tài khoa học, bài báo, tạp chí) có chứa đựng các phân tích và kết luận đã đƣợc các tác giả khác thực hiện; các văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc; tìm kiếm các luận chứng để hỗ trợ cho những lập luận trong nghiên cứu, phƣơng pháp này đƣợc dùng để đánh giá những tài liệu liên quan đến các tổ chức phi chính phủ, kế thừa những nghiên cứu tổng quát về QLNN đối với nguồn viện trợ phi chính phủ nói chung, mục tiêu, công cụ, nội dung QLNN đối với tổ chức phi chính phủ nói riêng, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc có những nét tƣơng đồng với Việt Nam, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN tại Việt Nam.

Phƣơng pháp này đƣợc dùng chủ yếu trong chƣơng 1 để tổng quan tài liệu cần nghiên cứu và đƣa ra những vấn đề lý luận về QLNN đối với nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN.

2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đƣợc sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có đƣợc từ hoạt động nghiên cứu tài liệu nhằm đƣa ra những luận giải, nhận xét, đề xuất QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN. Phƣơng pháp phân tích đi sâu vào phân tích từng mục tiêu, công cụ và nội dung QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN, kinh nghiệm của một số quốc gia về QLNN đối với lĩnh vực này.

- Làm rõ mục tiêu QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN.

- Phân tích các công cụ và nội dung QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN. - Kinh nghiệm của một số nƣớc QLNN đối với về nguồn viện trợ PCPNN. Sau khi phân tích, tiến hành tổng hợp để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm ra mục tiêu, nội dung cũng nhƣ bài học kinh nghiệm của các nƣớc về QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong QLNN đối với lĩnh vực này.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tập trung ở chƣơng 1 hình thành cơ sở lý luận về QLNN đối với làng nghề và chƣơng 3 thực trạng QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN.

2.3.3 Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tập trung ở chƣơng 3 để phân tích thực trạng, cung cấp những số liệu, thông tin cơ bản về nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN và việc QLNN đối với nguồn viện trợ này qua các giá trị thống kê nhƣ giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm và quan sát các bảng, biểu đồ, đồ thị.

2.3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu

Các dữ liệu đƣợc tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu của Báo cáo về nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN trong những năm 2014-2019 của các cơ quan nhƣ: VUFO, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 để phân tích thực trạng về QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI

NGUỒN VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3.1 Khái quát về nguồn viện trợ của tổ chức PCPNN tại Việt Nam

Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, tiến trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, quan hệ và hoạt động đối ngoại đƣợc mở rộng cả về đối tác, nội dung, lĩnh vực, phƣơng thức ở tất cả các ngành, các cấp; vấn đề đối ngoại ngày càng gắn kết chặt chẽ với đối nội, tác động ngày càng lớn và trực tiếp vào các mặt đời sống của xã hội. Trong xu thế đó, hoạt động viện trợ PCPNN ngày càng đƣợc mở rộng và có bƣớc phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây. Tính riêng trong giai đoạn 5 năm (2014-tháng 6/2019), tổng số viện trợ của các tổ chức PCPNN là 1,596.9 tỉ USD. Số vốn giải ngân thực tế hàng năm gần 300 triệu USD. Nguồn vốn tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đến thời điểm 2019, vốn viện trợ PCPNN theo lĩnh vực chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực gồm y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, tài nguyên-môi trƣờng, các lĩnh vực khác nhƣ nâng cao năng lực tổ chức, hỗ trợ tƣ pháp. Cụ thể theo từng lĩnh vực, vốn viện trợ PCPNN cho lĩnh vực y tế chiếm 33,64%; giải quyết các vấn đề xã hội chiếm 21,37%; phát triển kinh tế-xã hội chiếm 18,83%; giáo dục - đào tạo chiếm 14,82%; tài nguyên-môi trƣờng chiếm 6,82% và các lĩnh vực khác chiếm 4,53%.

Bảng 3.1: Tổng hợp tình hình viện trợ PCPNN giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: USD Năm Y tế Phát triển KT-XH Giải quyết các vấn đề xã hội Giáo dục- đào tạo Tài nguyên môi trƣờng Xây dựng năng lực tổ chức và hỗ trợ tƣ pháp Các lĩnh vực khác 2015 123,744,213 49,468,872 47,028,458 24,322,165 31,924,537 13,420,774 14,216,378 2016 102,740,486 50,179,141 56,527,593 35,878,227 28,134,280 12,282,276 10,241,947 2017 91,262,547 58,229,329 44,405,977 36,198,792 31,225,337 9,640,945 8,583,598 2018 93,926,711 60,524,561 57,362,833 38,366,988 26,304,481 9,097,491 1,279359 2019 87,491,452 48,449,376 48,865,760 33,781,288 22,567,011 13,374,674 7,624,075

Nguồn: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ vốn viện trợ phân theo lĩnh vực từ năm 2015 – 2019

Nguồn: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam có tôn chỉ, mục đích hoạt động, quy mô huy động vốn, quy mô giải ngân, phạm vi, phƣơng thức và lĩnh vực hoạt động rất đa dạng. Hầu hết các tổ chức PCPNN khi vào hoạt động tại Việt Nam đều đƣợc cấp phép, đăng ký hoạt động. Về cơ bản, các tổ chức PCPNN đƣợc cấp phép hoạt động tại Việt Nam có thiện chí, có quan hệ hợp tác tốt với các cơ quan, tổ chức đối tác và chấp hành các quy định của pháp

Y tế Các vấn đề xã hội Phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục – Đào tạo Tài nguyên và Môi trường Hỗ trợ tư pháp Các lĩnh vực khác Series1 34.9 17.8 18.7 11.8 9.8 4 2.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 %

luật Việt Nam. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các tổ chức PCPNN đăng ký và hoạt động tại Việt Nam là: các hoạt động hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, môi trƣờng, các dự án hỗ trợ nâng cao năng lực của các cộng đồng dân cƣ yếu thế (phụ nữ, trẻ em nghèo, các cộng đồng dân tộc thiểu số, các nhóm mắc bệnh xã hội, mại dâm, ma túy).

Viện trợ PCPNN theo địa phƣơng và vùng kinh tế: Hoạt động viện trợ của các TCPCP đƣợc triển khai tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và ở hầu hết các bộ, ban ngành, tổ chức nhân dân. Tuy ở mức độ khác nhau, tất cả các tỉnh, thành phố và các bộ, ban ngành và tổ chức nhân dân, các tổ chức hội Trung ƣơng đều đã có quan hệ viện trợ với các TCPCP thuộc các quốc tịch khác nhau. Những năm gần đây, một số tỉnh/thành phố nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa, Thái Nguyên… tiếp nhận đƣợc từ 10 đến trên 35 triệu USD/năm từ nguồn viện trợ phi chính phủ. Một số cơ quan trung ƣơng nhƣ Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dânViệt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam… tiếp nhận đƣợc từ 5 triệu đến trên 20 triệu USD/năm.

Viện trợ của các tổ chức PCPNN tại các vùng kinh tế - xã hội đƣợc phân bố không đều. Trong giai đoạn 2014-2019, các địa phƣơng trên cả nƣớc đã tiếp nhận xấp xỉ 3.983 dự án/khoản viện trợ PCPNN, trong đó các tỉnh đồng bằng Sông Hồng tiếp nhận với tổng giá trị viện trợ PCPNN giải ngân đạt trên 511 triệu USD Mỹ, chiếm 18,4% tổng giá trị viện trợ PCPNN. Các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp nhận với giá trị viện trợ giải ngân là trên 335 triệu USD Mỹ, chiếm 12% tổng giá trị viện trợ PCPNN giải ngân. Trong khi đó, các tỉnh Tây Nguyên chỉ tiếp nhận tổng giá trị viện trợ giải ngân là 77,5 triệu USD Mỹ, chiếm chƣa đến 3% tổng giá trị viện trợ PCPNN giải ngân trong giai đoạn này. Đáng lƣu ý là các dự án đƣợc triển khai tại nhiều vùng kinh tế

xã hội (do không phân chia cụ thể ngân sách đƣợc theo tỉnh hay theo vùng) lên đến trên 768 triệu USD Mỹ, chiếm gần 28% tổng giá trị viện trợ PCPNN.

Bảng 3.2 Tiếp nhận viện trợ theo vùng kinh tế

Đồng bằng Sông Hồng Miền núi phía Bắc Các tỉnh Tây Nguyên Các vùng khác

(Miền Trung, Tây Nam Bộ, Nam Bộ)

18,4 12 3 72,6

Nguồn: Cục Quản lý nợ - Bộ Tài Chính

Biểu đồ 3.2 Số liệu tiếp nhận viện trợ theo vùng kinh tế (2014-2019)

Nguồn: Cục Quản lý nợ - Bộ Tài Chính

Theo tỉnh, mức độ các địa phƣơng tiếp nhận viện trợ PCPNN cũng chênh lệch lớn. Chẳng hạn, trong cả giai đoạn 2014-2019, trong khi Hà Nội tiếp nhận trên 294 triệu USD Mỹ, chiếm gần 11% tổng giá trị viện trợ PCPNN, thì Bạc Liêu chỉ tiếp nhận đƣợc 1,54 triệu USD Mỹ, tƣơng đƣơng với 0,06% tổng giá trị viện trợ PCPNN (gấp khoảng 191 lần). Trong khi có 9 địa phƣơng tiếp nhận giá trị viện trợ khá cao, từ 40 triệu đến trên 290 triệu USD Mỹ (thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa,

0 20 40 60 80 (Miền Trung, Tây Nam Bộ, Nam Bộ) Đồng bằng Sông Hồng Miền núi phía Bắc Các tỉnh Tây Nguyên Các vùng khác Series1 18.4 12 3 72.6 %

Quảng Trị, Quảng Nam, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Hải Phòng), thì có 10 địa phƣơng chỉ tiếp nhận chỉ từ 1-5 triệu USD Mỹ cho cả giai đoạn (Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đắk Nông, Gia Lai, Tuyên Quang, Hậu Giang, Tây Ninh, Bạc Liêu).

Bảng 3.3 Tiếp nhận viện trợ theo địa phƣơng

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

11% 0,06 % 66% 22,94%

Hà Nội Bạc Liêu 9 tỉnh (Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,

Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Hải Phòng)

10 tỉnh: (Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đắk

Nông, Gia Lai, Tuyên Quang, Hậu Giang, Tây Ninh, Bạc Liêu)

Nguồn: Cục Quản lý nợ - Bộ Tài Chính

Biểu đồ 3.3 Viện trợ PCPNN theo địa phƣơng

Nguồn: Cục Quản lý nợ - Bộ Tài Chính

Về viện trợ PCPNN tính theo đầu ngƣời, năm 2011, chỉ số cả nƣớc là 1,15 USD Mỹ, đến 31/12/2019 là 3,5 USD/ngƣời/năm, Chỉ số này tại các vùng kinh tế-xã hội rất khác nhau, cụ thể tại các tỉnh đồng bằng sông hồng là 0,46, miền núi và trung du phía Bắc là 0,58, Bắc Trung bộ là 1,25, duyên hải miền Trung là 0,63, đồng bằng Sông Cửu Long là 0,21 và Tây Nguyên là 0,14. Trong khi đó, năm 2013, giá trị viện trợ trung bình của cả nƣớc đạt 3,37 USD Mỹ/ngƣời; một số vùng có chỉ số thấp hơn nhiều, ví dụ nhƣ Tây Nguyên

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

(1,46 USD Mỹ/ngƣời), Đông Nam bộ (1,55 USD Mỹ/ngƣời), hay Đồng bằng Sông Cửu Long (2,02 USD Mỹ/ngƣời). Cùng năm này, một số khu vực có chỉ số này cao hơn trung bình chung của cả nƣớc, nhƣ Bắc Trung bộ (4,16 USD Mỹ/ngƣời), Trung du và miền núi phía Bắc (3,98 USD Mỹ/ngƣời) và Nam Trung bộ (3,6 USD Mỹ/ngƣời). Nhƣ vậy, có thể thấy, giá trị viện trợ PCPNN năm 2013 tính theo đầu ngƣời đã tăng 3 lần so với năm 2001, năm 2019 tăng 9 lần năm 2001. Cũng trong giai đoạn này, chỉ số này tại Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long tăng khoảng 10 lần, trong khi ở một số vùng khác chỉ số này có tăng nhƣng ở mức độ ít hơn.

Nhận xét về tình hình phân bổ viện trợ: Nhƣ vậy, có thể thấy, nguồn

viện trợ PCPNN những năm qua đã đƣợc triển khai ở Việt Nam với quy mô khá lớn. Về phân bổ nguồn này, có thể khái quát nhƣ sau:

Một là, nguồn viện trợ phi chính PCPNN cơ bản đƣợc triển khai ở nhiều lĩnh vực, trong đó có y tế, giáo dục, phát triển kinh tế (bao gồm nông nghiệp và phát triển nông thôn), giải quyết các vấn đề xã hội, môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, cứu trợ khẩn cấp…; đồng thời, tuy mức độ khác nhau, đƣợc triển khai ở tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng.

Hai là, nguồn viện trợ PCPNN tập trung nhiều hơn ở một số ngành, lĩnh vực (riêng y tế, giải quyết các vấn đề xã hội đã chiếm 55% tổng giá trị viện trợ của cả giai đoạn 2014-2019) và địa phƣơng (một số địa phƣơng tiếp nhận nguồn viện trợ PCPNN với giá trị khá lớn, nhƣ Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh). Vốn viện trợ tập trung nhiều ở các dự án hỗ trợ xã hội, qua nghiên cứu, thấy rằng có một số nguyên nhân chính sau:

- Các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại Việt Nam chủ yếu với năng lực lõi là các hoạt động cộng đồng, truyền thông thay đổi hành vi trong cộng đồng, văn hóa…

(bao gồm cả ô nhiễm môi trƣờng sau chiến tranh), cấn các tổ chức PCPNN chuyên nghiệp trong lĩnh vực và các đối tác phía Việt Nam phải có năng lực chuyên môn để tiếp nhận, triển khai dự án.

- Các dự án xã hội sử dụng kinh phí không nhiều, dễ huy động nguồn vốn và các đối tác tiếp nhận phía Việt Nam thì đa dạng.

Theo vùng kinh tế - xã hội, viện trợ phi chinh phủ tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Số lƣợng tổ chức và giá trị viện trợ đều thấp ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo tỉnh, giá trị viện trợ PCPNN cũng chênh lệch lớn, khi một số tỉnh tiếp nhận khá nhiều và một số tỉnh tiếp nhận không đáng kể. Theo đầu ngƣời, giá trị viện trợ PCPNN năm 2013 gấp 3 lần năm 2001, năm 2019 gấp 9 lần năm 2001. Ở một số khu vực (Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long), chỉ số này thấp hơn nhiều so với trung bình chung cả nƣớc.

Nhìn chung, các tổ chức PCPNN có đăng ký và đƣợc cấp phép hoạt động tại Việt Nam đều có các khoản viện trợ đƣợc cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ. Hầu hết các tổ chức PCPNN đều sử dụng nhân viên là ngƣời Việt Nam, tỷ lệ ngƣời Việt Nam nắm các vị trí chủ chốt trong các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam ngày càng cao.

3.2. Nội dung công tác QLNN đối với nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam PCPNN tại Việt Nam

3.2.1 Công tác chỉ đạo và ban hành văn bản pháp quy liên quan

3.2.1.1 Công tác chỉ đạo, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

Các tổ chức PCPNN đã bắt đầu hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam từ những năm năm mƣơi của thế kỷ 20 nhƣng phạm vi hoạt động còn manh mún, giá trị viện trợ thấp. Sau năm 1975, nhất là khi Đảng và Nhà nƣớc ta

thực hiện chủ trƣơng đổi mới năm 1986, cộng đồng các tổ PCPNN hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đến nay đã có trên 1.200 tổ chức PCPNN có hoạt động viện trợ tại Việt Nam, trong số đó có gần 500 tổ chức hoạt động thƣờng xuyên, có mặt trên 63/63 tỉnh, thành với giá trị viện trợ tƣơng đƣơng gần 300 triệu USD/năm. Tuy vậy, các hoạt động của các tổ chức PCPNN và viện trợ PCPNN hiện nay chƣa đƣợc luật hóa mà chỉ dừng lại ở văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định và các Thông tƣ do chính phủ và các Bộ/ngành trung ƣơng ban hành (bên cạnh đó cũng có các quyết định cá biệt của một số Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Thành phố trực thuộc Trƣng ƣơng). Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lƣợc và tổng quát, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản chỉ đạo, cụ thể là: Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 24/1/2003 của Ban Bí thƣ về công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)