Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 67 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1 Những tồn tại, hạn chế

- Có sự thiếu nhất quán về vai trò quản lý nhà nƣớc ở cấp tỉnh. Ở một số tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan chủ trì thẩm định các dự án PCPNN, trong khi ở một số tỉnh khác Sở Ngoại vụ lại đảm nhận nhiệm vụ này. Sự thiếu nhất quán này cũng có thể thấy trong chế độ báo báo, gây khó khăn cho các tổ chức PCPNN, bên nhận viện trợ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

án do các tổ chức PCPNN tài trợ khá rƣờm rà. So với các dự án đầu tƣ có vốn nƣớc ngoài thì những thủ tục hành chính này rƣờm rà hơn rất nhiều. Trong điều kiện các dự án phi chính phủ thƣờng có ngân sách nhỏ và đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn, thủ tục hành chính rƣờm rà đã khiến cho chi phí và công sức để đƣợc phê duyệt cao một cách không tƣơng xứng với quy mô. Các dự án PCPNN thƣờng đƣợc phê duyệt chậm hơn 20 ngày so với quy định trong Nghị định 93.

- Các yêu cầu báo cáo cũng qua nhiều thủ tục. Đối với mỗi dự án, bất kể quy mô, bên nhận viện trợ phải thực hiện báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính mỗi 6 tháng và hàng năm. Những báo cáo này phải gửi tới cơ quan chủ quản, cơ quan phê duyệt và lên đến cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính). Nhƣ vậy các tổ chức PCPNN, các tổ chức nhận viện trợ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải bỏ nhiều công sức để hoàn thành và tuân thủ.

- Có ít hoạt động nâng cao năng lực hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 93. Hiểu biết về Nghị định của các bên nhận viện trợ PCPNN còn chƣa cao.

- Lợi dụng các kẽ hở của pháp luật và hoạt động viện trợ nhân đạo, từ thiện để phát tờ rơi, truyền đạo trái phép hoặc tự ý chọn địa điểm để triển khai dự án không dựa trên nhu cầu của địa phƣơng hoặc đã bị từ chối hoạt động tại địa phƣơng nhƣng vẫn cố tình thông qua những hình thức khác nhau để hoạt động. Để tránh phải đăng ký hoạt động, một số tổ chức PCPNN cử nhân viên nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực du lịch, thăm thân…sau đó tập hợp lại, thực hiện các hoạt động viện trợ, trong đó phổ biến là hoạt động khám chữa bệnh miễn phí, tài trợ cho các Trung tâm nuôi dƣỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi.

- Tình trạng các tổ chức PCPNN chƣa đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền nhƣng đã đến hợp tác với các đối tác của địa phƣơng thực hiện các hoạt động viện trợ nhỏ lẻ, làm việc trực tiếp với các tổ chức từ thiện, hội, đoàn thể cấp cơ sở vẫn còn xảy ra, rất khó kiểm soát. Có trƣờng hợp lợi dụng

việc hỗ trợ cho các trung tâm nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi để móc nối thực hiện hoạt động mua bán trẻ em ra nƣớc ngoài.

- Thông qua việc triển khai thực hiện dự án để từng bƣớc tác động, chuyển đổi cơ chế quản lý nhà nƣớc và xã hội theo hƣớng độc lập; Tăng cƣờng năng lực, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đối tƣợng hƣởng lợi, ngƣời dân ở cơ sở về các quyền cơ bản, tiếp cận công lý để tác động hình thành, sửa đổi các Luật…Một số khoản viện trợ có nguồn gốc từ Chính phủ các nƣớc cho các tổ chức PCPNN để thực hiện dự án tại khu vực miền núi có liên quan đến tác động thành lập hội, nhóm, câu lạc bộ.

- Một số cấp ủy và chính quyền địa phƣơng chƣa coi viện trợ PCPNN là nguồn lực quan trọng và góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phƣơng nên chƣa chủ động xây dựng dự án kêu gọi tài trợ, chƣa năng động trong việc vận động tài trợ và còn lúng túng về thủ tục tiếp nhận viện trợ. Cán bộ và đội ngũ làm công tác PCPNN ở các địa phƣơng còn thiếu về số lƣợng và hạn chế về trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc với các tổ chức PCPNN. Những yếu tố này khiến công tác vận động viện trợ và thu hút các tổ chức PCPNN tới làm việc tại địa phƣơng bị hạn chế và khi đến làm việc hiệu quả bị giới hạn.

- Một số tổ chức PCPNN có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn chế nhƣng hoạt động dàn trải ở nhiều địa phƣơng. Phối hợp với các địa phƣơng phân bổ nguồn viện trợ chƣa hợp lý nên chƣa tối ƣu đƣợc tính hiệu quả của nguồn viện trợ. Nhiều địa phƣơng miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có tỉ lệ nghèo cao nhƣng giá trị viện trợ còn ở mức thấp nhƣ đã phân tích trong biểu đồ 3.3 về phân bổ viện trợ theo địa phƣơng.

3.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

án ngoài các tác động hữu hình về kinh tế - xã hội còn có tác động vô hình về nhận thức, tƣ tƣởng, nhất là đối với các dự án liên quan đến công tác nâng cao năng lực, tƣ vấn chính sách, pháp luật, tập huấn, bồi dƣỡng, đào tạo, hội nghị, hội thảo,vv… Các tổ chức PCPNN cũng rất đa dạng, cả về tôn chỉ, mục đích và thái độ chính trị đối với Việt Nam. Các tác động phức tạp thƣờng là gián tiếp, khá tinh vi, không dễ nhận biết.

- Hầu hết các nhà tài trợ và các tổ chức PCPNN là từ các nƣớc phƣơng Tây nên phần lớn bị chi phối bởi quan điểm, giá trị phƣơng Tây; trong nhiều trƣờng hợp các tổ chức PCPNN có mục tiêu thiện nguyện cũng phải thực hiện theo yêu cầu, định hƣớng của nhà tài trợ. Các PCPNN quốc tế thƣờng căn cứ vào các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, căn cứ nguồn tài trợ hoặc thực hiện dự án phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các kế hoạch có liên quan ở cấp quốc gia, ngành, vùng. Tuy nhiên, giữa PCPNN và nơi tiếp nhận có khi tồn tại khác biệt về mục tiêu, triết lý, tƣ tƣởng, tính thực dụng, điều kiện đặc thù địa phƣơng cũng nhƣ hiệu năng và năng lực còn hạn chế của đối tác của các PCPNN và các cơ quan quản lý của địa phƣơng, các cơ quan chuyên trách của nhà nƣớc. Do đó, còn xuất hiện tình trạng một số PCPNN gây áp đặt trong chính sách tài trợ, làm cho các tổ chức tiếp nhận vì thiếu nguồn tài chính đa dạng nên phải phụ thuộc vào tài trợ. Một số PCPNN áp đặt giá trị riêng (nhƣ dân chủ, nhân quyền), ƣu tiên và quan tâm riêng (ví dụ đến một bộ phận sắc tộc bất đồng chính kiến), thực hiện mục đích riêng (nhƣ truyền đạo, quản bá hình ảnh tổ chức). Bên cạnh đó, động lực viện trợ của PCPNN thƣờng phụ thuộc vào cung viện trợ hơn là cầu viện trợ. Một số PCPNN thƣờng chỉ khai thác các nguồn tài trợ quen thuộc, có sẵn với các mục đích đã đƣợc xác định trƣớc hơn là tìm kiếm các nguồn tài trợ mới phù hợp với nhu cầu của nƣớc ta.

dụng hoạt động viện trợ PCPNN và một số tổ chức PCPNN để tác động, can thiệp vào nội bộ ta, thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình” tại Việt Nam.

Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức chưa đầy đủ của các cấp, các ngành về công tác PCPNN:

Mặc dù đã có chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, một số địa phƣơng coi các tổ chức PCPNN cơ bản là đối tƣợng, vì vậy có thái độ hoài nghi, dè dặt trong việc thiết lập và quan hệ với các tổ chức PCPNN. Một số địa phƣơng hạn chế, thậm chí gây khó khăn cho các tổ chức PCPNN.

Ngƣợc lại, một số Bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức của Việt Nam, do không nắm vững qui định hoặc nắm vững nhƣng cố tình, đã hợp tác tràn lan với các tổ chức PCPNN, kể cả các tổ chức chƣa đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, coi tất cả các tổ chức nƣớc ngoài là đối tác; vô tình hoặc cố ý hợp tác triển khai một số dự án có nội dung nhạy cảm (nhƣ phản biện chính sách, xây dựng pháp luật, nghiên cứu xã hội dân sự, khiếu kiện đất đai, tôn giáo, dân tộc...); vô tình hoặc cố ý đƣa các tổ chức PCPNN vào một số địa bàn nhạy cảm, không căn cứ theo giấy phép đƣợc cấp, không thông qua chính quyền địa phƣơng.

Đội ngũ cán bộ làm công tác PCPNN của các cơ quan đối tác của tỉnh còn hạn chế về kỹ năng ngoại ngữ, sự tự tin và khả năng giao tiếp thành công với ngƣời nƣớc ngoài nói chung và các nhà tài trợ nói riêng nên rất ngại tổ chức các đợt tiếp xúc trực tiếp nhằm vận động viện trợ. Việc tìm hiểu thông tin về các tổ chức PCPNN còn hạn chế, không nắm đƣợc lịch sử, văn hóa của tổ chức, mặt mạnh, mặt yếu, định hƣớng hoạt động của họ nên các cuộc tiếp xúc. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề thuộc về ý thức nhƣ thói vô trách nhiệm, cửa quyền, tƣ lợi, thiếu sáng tạo, thiếu sự phối hợp trong một bộ phận cán bộ quản lý cũng khiến cho công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Điều này khiến cho công tác

quản lý vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, hiện tƣợng tự phát mạnh ai nấy làm vẫn còn tiếp diễn.

Một số Bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức của Việt Nam đặt nặng tâm lý tranh thủ viện trợ, cố gắng nhận viện trợ mà chấp thuận các điều kiện do các tổ chức nƣớc ngoài đƣa ra, không coi trọng hiệu quả của từng chƣơng trình, dự án. Một số địa phƣơng khác thì cho rằng nguồn viện trợ PCPNN thƣờng nhỏ; đầu tƣ kinh phí, công sức tổ chức các hoạt động vận động viện trợ nhƣng kết quả thu về rất ít hoặc không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn nên không muốn làm; tập trung đầu tƣ để thu hút các dự án ODA là chính.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và viện trợ PCPNN hạn chế:

Mặc dù các quy định hiện hành đều nêu yêu cầu và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát hoạt động và viện trợ PCPNN, công tác này thời gian qua còn hạn chế. Ở Trung ƣơng, việc nắm hoạt động của các tổ chức PCPNN chủ yếu thông qua báo cáo của các Bộ, ngành, địa phƣơng có hợp tác với các tổ chức PCPNN và báo cáo hoạt động của các tổ chức PCPNN. Hàng năm, các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng tổ chức một số ít đoàn đi kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức PCPNN ở các địa phƣơng, song nội dung dàn trải, thời gian ngắn, không tập trung về nội dung, dẫn đến kết quả kiểm tra-giám sát không sâu. Các giám sát chuyên đề nhƣ công tác tài chính, hiệu quả viện trợ hiếm khi đƣợc thực hiện. Ở cấp địa phƣơng, cơ quan đầu mối thƣờng xuyên nắm bắt tình hình hoạt động và viện trợ PCPNN. Mặc dù vậy, việc kiểm tra, giám sát từng dự án cũng vẫn hạn chế. Về tổng thể, công tác kiểm tra - giám sát hoạt động và viện trợ PCPNN còn hạn chế ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng vì một số lý do. Một là, do nhận thức về công tác này còn khác nhau. Hai là, nguồn nhân lực của các cơ quan chức năng ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng thiếu. Ba là, chƣa có hệ thống giám sát, đánh giá hoạt động và hiệu quả các dự án viện trợ PCPNN.

Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động và viện trợ phân tán: Về quản lý viện trợ của các tổ chức PCPNN, ở Trung ƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối, song có sự tham gia và phân công trách nhiệm, quyền hạn của nhiều cơ quan. Ở các địa phƣơng, cơ quan đầu mối quản lý viện trợ cũng chƣa thống nhất. Với sự phân tán, không thống nhất mô hình quản lý hoạt động và viện trợ PCPNN từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đã không đơn giản đƣợc thủ tục hành chính, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, không nhất quán, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quán lý nhà nƣớc không cao.

Tính phức tạp trong hoạt động của một số tổ chức PCPNN: Về khách

quan, bên cạnh những mặt tích cực, trong hoạt động và viện trợ của các Tổ chức PCPNN luôn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, nhƣ thu thập thông tin, thúc đẩy “xã hội dân sự”, sự can thiệp của các chính phủ nƣớc ngoài, hoạt động tôn giáo….

Công tác nghiên cứu về hoạt động và viện trợ còn hạn chế: Mặc dù

công tác quản lý hoạt động và viện trợ của các Tổ chức PCPNN những năm qua đã đi vào nền nếp, hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh lĩnh vực này đã đƣợc xây dựng và không ngừng đƣợc hoàn thiện, công tác nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế, nhất là về mô hình quản lý hoạt động và viện trợ hiệu quả, xu hƣớng vận động của khu vực các TCPCP nói chung và viện trợ phi chính phủ nói riêng. Các cơ quan liên quan chƣa tổ chức nghiên cứu một cách có hệ thống, chƣa có nhiều sản phẩm nghiên cứu để phục vụ công tác quản lý.

Năng lực tham mƣu xây dựng cơ chế, chính sách của các cơ quan tham mƣu trên lĩnh vực này chƣa đáp ứng yêu cầu, chƣa quyết liệt. Đã ban hành Chƣơng trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN nhƣng không tiếp tục tham mƣu xây dựng các kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Đã biết nhiều nội dung trong Quyết định của UBND tỉnh mình về cơ chế tài chính thu hút viện

trợ PCPNN không thực hiện đƣợc nhƣng không tham mƣu ban hành văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.

Công tác dự báo, nắm tình hình, xu thế hoạt động của các tổ chức PCPNN còn hạn chế. Một số cơ quan quản lý, cơ quan đối tác phía tỉnh chƣa thật sự là ngƣời bạn tin cậy của các tổ chức PCPNN để họ có thể trao đổi, chia sẻ những định hƣớng hoạt động và khả năng tài chính của họ trong tƣơng lai. Do vậy, các dự án cơ hội đƣợc lập ra chỉ phản ảnh ý chí chủ quan của cơ quan, ngƣời lập dự án mà chƣa ăn khớp với mục tiêu, định hƣớng và khả năng tài chính của các tổ chức PCPNN.

Việc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ PCPNN chưa chặt chẽ: một mặt là do các cơ quan đối tác của tỉnh chƣa làm hết trách nhiệm của mình, mặt khác, các tổ chức PCPNN rất tinh vi trong việc bố trí và chi tiêu nguồn kinh phí tài trợ, các cơ quan của ta rất khó phát hiện, trƣờng hợp có phát hiện cũng rất khó xử lý. Chƣa có quy định cụ thể về quản lý hoạt động của tình nguyện viên nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 4.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ

NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở việt nam​ (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)