Nghĩa của nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu 170 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại công ty TNHH guide review asia (Trang 36 - 38)

Nâng cao chất lượng dịch vụ gồm tất cả những hoạt động làm tăng chất lượng dịch vụ ở mức cao hơn trước, làm "lấp" dần lỗ hổng chất lượng dịch vụ, hay rút ngắn khoảng cách giữa những mong đợi của khách hàng vào dịch vụ cung cấp và chất lượng dịch vụ trên thực tế. Nâng cao chất lượng dịch vụ là quá trình hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn. Không những thế, những hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ cần thoả mãn cả những mong đợi của xã hội, đồng thời đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch hay nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chính là phương pháp dị biệt hoá sản phẩm trong kinh doanh du lịch, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sản phẩm du lịch mang tính phi vật thể nhưng rất dễ bắt chước, để tạo ra nét khác biệt, chỉ riêng có ở một doanh nghiệp thì nâng cao chất lượng cũng là một cách.

Khi chất lượng dịch vụ được nâng cao, khả năng khách hàng tiêu dùng trở lại sẽ cao hơn và đồng thời những thông tin từ khách hàng sau tiêu dùng đến khách hàng tiềm năng sẽ tốt hơn, sự đảm bảo về độ chính xác của những lời hứa của doanh nghiệp được nâng cao lên theo. Như thế, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn.

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tạo điều kiện nâng số lượng khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, vì khi chất lượng dịch vụ được nâng cao thì dưới con mắt khách hàng và thị trường, những dịch vụ vượt mức trông đợi của khách hàng sẽ có giá trị cao hơn so với dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Khi số lượng khách hàng tăng lên sẽ kéo theo lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ tăng lên.

Các chi phí chất lượng gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong doanh nghiệp dịch vụ, chi phí chất lượng bao gồm: chi phí đảm bảo chất lượng và chi phí không phù hợp.

Chi phí đảm bảo chất lượng là chi phí để làm tốt chất lượng, chi phí để duy trì hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Trong đó gồm hai loại: chi phí phòng ngừa và chi phí thẩm định, đánh giá và kiểm tra. Những chi phí mà doanh nghiệp dùng trong quá trình thiết kế, sản xuất và cung ứng dịch vụ để không có dịch vụ kém chất lượng gọi là chi phí phòng ngừa. Chi phí phòng ngừa gồm: các chi phí dành cho đào tạo nhân viên, chi phí lập kế hoạch về chất lượng, chi phí tìm hiểu, nghiên cứu và thiết kế dịch vụ, chi phí kiểm soát quá trình thiết kế, sản xuất và cung ứng dịch vụ... Những khoản chi phí dành cho việc đo lường, thử nghiệm, đánh giá và kiểm tra gọi là chi phí đánh giá, như chi phí đo lường chất lượng dịch vụ, chi phí dành cho quá trình sử dụng thí nghiệm các phương pháp đánh giá nhằm tìm ra phương pháp đánh giá phù hợp, chi phí dành cho quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả, chi phí kiểm tra tất cả các hoạt động từ đo lường, thử nghiệm và đánh giá..

Chi phí không phù hợp là các chi phí có liên quan đến các dịch vụ có chất lượng kém. Chi phí không phù hợp tăng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh, và ngược lại chi phí không phù hợp giảm sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh. Hiệu số giữa chi phí thực tế dùng để cung cấp một dịch vụ kém với chi phí khi cung cấp một dịch vụ không có sai sót là chi phí không phù hợp. Trong doanh nghiệp du lịch, chi phí này chiếm tỷ trọng cao, có thể chiếm tới 70% - 90% tổng chi phí về chất lượng. Nó gồm chi phí sai sót bên trong và chi phí sai sót bên ngoài. Chi phí sai sót bên trong là những chi phí phát sinh do sản phẩm có chất lượng kém nhưng sản phẩm này chưa được cung cấp cho khách hàng. Nó là các chi phí phế phẩm, chi phí gia công, làm lại sản phẩm, chi phí xác minh chất lượng kém của sản phẩm, chi phí ngừng việc và cả chi phí do giảm giá mang lại để có thể bán dịch vụ kém chất lượng đó với giá thấp. Còn những chi phí phát sinh sau khi khách hàng tiêu dùng dịch vụ kém chất lượng là chi phí sai sót bên ngoài. Khi khách hàng tiêu dùng dịch vụ kém chất lượng, họ có thể kiện doanh nghiệp do cung cấp dịch vụ không đạt yêu cầu, không đạt tiêu chuẩn. Như thế, doanh nghiệp vừa phải mất chi phí do khách hàng khiếu nại, chi phí bồi thường cho khách hàng và cả chi phí về trách nhiệm pháp lý (thường

Một phần của tài liệu 170 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại công ty TNHH guide review asia (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w