5. Kết cấu của khóa luận
1.3.4. Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị dịchvụ
1.3.4.1 Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết Marketing. “Phân đoạn thị trường là một quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm dựa trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu cơ sở hay hàng vi”.
Yêu cầu về phân đoạn thị trường gồm:
- Đo lường được: Đảm bảo quy mô, sức mua,...
- Có quy mô đủ lớn: Đảm bảo doanh thu lớn hơn chi phí. - Có thể phân biệt được: Thị trường có đặc điểm riêng biệt.
- Có tính khả thi: Doanh nghiệp có khả năng, năng lực tiếp cận và khai thác được.
Cơ sở phân đoạn thị trường:
- Phân đoạn thịtrường theo cơ sở địa lý: khu vực, vùng, miền...
- Phân đoạn thịtrường theo nhân khẩu học: Theo tiêu thức, tuổi, giới tính, quy
mô, thu nhập...
- Phân đoạn thịtrường theo tâm lý học: dựa vào tầng lớp xã hội, lối sống... - Phân đoạn thịtrường theo hành vi: lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm...
1.3.4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Khái niệm: “Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động Marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định.”
Để xác định được đoạn thị trường tiềm năng bộ phận Marketing thường quan tâm xem xét các yếu tố quy mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự hấp dẫn của thị trường và khả năng có thể làm Marketing được.
Sau đó các doanh nghiệp có thể quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu theo các phương án:
- Tập trung vào một đoạn thị trường duy nhất
- Chuyên môn hóa theo thị trường (tập trung vào khách hàng) - Bao phủ toàn bộ thị trường
- Chuyên môn hóa theo sản phẩm
Các chiến lược đáp ứng từng phương án phục vụ thị trường gồm: - Chiến lược Marketing không phân biệt
- Chiến lược Marketing phân biệt - Chiến lược Marketing tập trung
1.3.4.3. Định vị dịch vụ
Định vị cung cấp cơ hội để phân biệt dịch vụ. Mỗi công ty kinh doanh sản phẩm dù là hàng hóa hay dịch vụ đều có vị trí và hình ảnh trong tâm trí của người tiêu dùng, vị trí hình ảnh này ảnh hưởng đến quyết định của người mua.
Khái niệm: “Định vị dịch vụ là việc doanh nghiệp tạo ra dịch vụ có lợi thế về sự khác biệt và bằng các giải pháp Marketing khắc họa vào hình ảnh của dịch vụ nhằm đảm bảo cho dịch vụ được thừa nhận ở mức cao hơn và khác biệt hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh trong tâm trí khách hàng”.
Khi các doanh nghiệp cung ứng số lượng lớn dịch vụ và không có sự khác biệt lớn làm cho người tiêu dùng rất khó phân biệt dịch vụ của các nhà cung cấp,
Thị trường hiện tại Thị trường mới
dẫn đến cạnh tranh khốc liệt ngày càng gay gắt. Vì vậy, định vị dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp dịch vụ.