MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN, TƯ LIỆU VÀ THƯ VIỆN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 114 - 125)

CỦA THÔNG TIN, TƯ LIỆU VÀ THƯ VIỆN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC XÃ HỘI LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong thời gian gần đây, trong một số văn kiện của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mới có sự đề cập đến những khía cạnh, có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động thông tin, tư liệu và thư viện.

Tại Đại hội lần thứ VIII năm 2006 của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng đã đề cập đến việc xây dựng một xã hội “có trí tuệ”. Gần đây nhất, Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX, năm 2011 mới có những đề cập tới thơng tin và văn hoá.

Về phương diện quản lý, Nhà nước Lào cũng bước đầu có những nhìn nhận và đổi mới. Quan niệm của Đảng và chính sách của Nhà nước về củng cố công tác thông tin, tư liệu đang dần dần được hình thành.

Quan điểm của Đảng NDCM Lào về thơng tin, tư liệu và thư viện

Hội nghị toàn thể lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về sự phát triển nguồn nhân lực của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã nhấn mạnh: “Củng cố và mở rộng mạng lưới thư viện phịng đọc, khuyến khích việc đọc, tạo ý thức và thói quen đọc. Đồng thời, cịn nhấn mạnh về việc củng cố và mở rộng các phương tiện thơng tin tư

liệu, xuất bản báo, đài tiếng nói, truyền hình trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng tốt hơn”[125:11]

Để thực hiện chiến lược từ nay đến 2020, nhằm đạt được những thành cơng trên từng giai đoạn đó, Đại hội lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào đã định hướng đường lối chính sách là: “Trong sự phát triển nguồn nhân lực đó, chúng ta phải coi trọng việc khuyến khích đọc, học tập, sáng tạo, mở rộng phòng đọc tại thư viện và mở mang hiệu phát hành sách cộng đồng tại thành thị và vùng nông thôn để đáp ứng được thơng tin, tư liệu, đảm bảo nội dung tốt chính xác, có ích, cụ thể, tạo những tiến bộ cho người dân trong toàn xã hội, phải củng cố thêm những chất liệu của việc truyền bá thông tin, củng cố và phát triển nâng cao việc thơng tin, tư liệu trên tồn huyện, cả ở vùng nông thôn. Mạng lưới thông tin và nội dung phải rộng rãi phong phú hơn” [136:58].

Đại hội lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ: “phải phát triển khả năng nghiên cứu khoa học với việc thành lập viện nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, chọn lọc và áp dụng thành quả của công tác nghiên cứu để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với yêu cầu ngày càng cao”[136:57]

Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, số 14/BCTTĐ, ngày 21/12/2001 đã nói về sự phát triển và ứng dụng công công nghệ thơng tin, tư liệu ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào là "điều cần thiết và quan trọng nhất phải áp dụng vào trong sự phát triển và nâng cao dịch vụ thơng tin, tư liệu có chất lượng cao lên”[108]

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin, tư liệu, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã ra nhiều chỉ thị và nghị quyết chỉ đạo củng cố và mở rộng mạng lưới thư viện, nâng cấp đầu tư các phịng đọc, khuyến khích người đọc và nâng cấp cơ sở kỹ thuật thành một hệ thống đồng bộ, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này, để phục vụ tốt hơn công tác thông tin tư liệu và thư viện.

Trong điều kiện đất nước cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, thiếu ngân sách, Đảng ủy Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào nên phát huy những bài học đã rút ra để vận động và giành các nguồn tài trợ từ nước ngoài, sự biếu tặng của

các doanh nghiệp hoặc các nguồn đầu tư từ các nước có quan hệ hữu nghị để đầu tư trang thiết bị cần thiết sử dụng trong công việc giúp nâng cao chất lượng.

- Chính sách của nhà nước về sự củng cố thông tin, tư liệu

Trong xã hội ngày nay, thông tin, tư liệu là nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước, cũng là một bộ phận quan trọng giúp cá nhân, tập thể hoặc nhà nước thành cơng hoặc có thể suy thối nếu khơng nắm được các thơng tin, tư liệu đúng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

Đường lối chính sách của chúng ta trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã có định hướng rõ ràng như: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và để thành cơng trong cơng nghiệp hóa đó, thì nhà nước phải có chính sách để thúc đẩy và thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Riêng việc hiện đại hóa thì cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin, tư liệu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước và các hoạt động của nhân dân, tuy nhiên cũng còn hạn chế và kết quả thu được chưa nhiều. Vì vậy, nhà nước mới lập kế hoạch thực hiện để khuyến khích phát triển và ứng dụng cơng nghệ thông tin trong các lĩnh vực một cách tồn diện có hiệu quả đáng kể, có tầm về sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Ở Lào, việc sử dụng cơng nghệ máy tính trên nguyên tắc của sự phát triển và ứng dụng thông tin bắt đầu từ những năm 1980, cơng nghệ thơng tin ngày càng có vai trị và trở thành cơng cụ quan trọng trong việc quản lý hành chính, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh, sự phát triển kinh tế- xã hội và văn hóa, thương mại, tài chính, dịch vụ, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, truyền bá thông tin và hợp tác quốc tế…bao gồm cả hoạt động của nhân dân, do vậy, Đảng và Nhà nước coi trọng ngành cơng nghệ thơng tin là một lĩnh vực có bản quyền trong việc quản lý, nghiên cứu, giáo dục và ứng dụng công nghệ.

Trong Hội nghị tồn quốc về thơng tin, văn hóa và du lịch, Thủ tướng Thong sing Thăm Ma Vông đã nhấn mạnh về việc thơng tin, văn hóa và du lịch, xem đây đã trở thành cơng cụ sâu sắc của Đảng – Nhà nước: “Hãy chú ý đến việc củng cố nâng cao về chất lượng công việc theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành cơng cụ sâu sắc với việc tuyên truyền thông tin theo các chính sách của

Đảng và pháp luật của Nhà nước thật tốt để vận động nhân dân các bộ tộc góp phần vào sự nghiệp đổi mới và cũng như sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và có thể chống lại những vấn đề gieo rắc tâm lý bất ổn trong xã hội và bất lợi đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo một cách hài hịa và có ích và vừa chống lại sự tun truyền bôi nhọ bởi các luận điệu thù địch chế độ mới đối với chủ trương, chính sách của Đảng”.

Cải thiện cơ sở hạ tầng góp phần nâng cấp các kỹ thuật vật chất trong văn hóa như: thư viện, bảo tàng, nhà truyền thống…để mọi tầng lớp nhân dân có cơ hội sử dụng các nguồn lực này và phục vụ nghiên cứu[123].

Những quan điểm chỉ đạo trên đây, tuy mới là bước đầu song có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề tiếp tục đối với mọi hoạt động của đất nước Lào nói chung cũng như cơng tác thơng tin, tư liệu và thư viện Lào nói riêng.

Mọi hoạt động phát triển thông tin, tư liệu và thư viện phải dựa trên một định hướng quốc gia mang tầm chiến lược. Định hướng đó là sự cụ thể hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin và công nghệ thơng tin.

Mỗi ngành lĩnh vực khác nhau, có sự quan tâm khơng giống nhau đối với thông tin, tư liệu và thư viện, nói cách khác, có thể có sự quan tâm song mục đích lại chú ý vào những mảng nội dung khác nhau. Thường thì mỗi ngành có những trung tâm thông tin, tư liệu hoặc thư viện chuyên ngành. Do vậy, chính sách ngành, u cầu thơng tin của từng ngành, các đơn vị phải xây dựng cho mình được nguồn cơ sở dữ liệu riêng càng chuyên sâu càng tốt.

Với việc chuẩn bị và phát triển các kho thông tin, tư liệu tầm quốc gia, trách nhiệm lớn thuộc về các ngành khoa học, khoa học xã hội, đặc biệt là ngành thông tin, tư liệu và thư viện.

Trên tinh thần chỉ đạo và đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước Lào, chúng tôi cho rằng, nên tiếp tục phát triển công tác thông tin, tư liệu và thư viên theo mấy khía cạnh như sau:

Đây điều kiện vừa để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa là chất xúc tác để phát triển năng lực thông tin trong đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Lý do là, nếu như nguồn tư liệu hỗ trợ nghiên cứu phong phú và đầy đủ, cán bộ nghiên cứu sẽ có điều kiện để triển khai các cơng trình có chất lượng và tính khả thi (như trên đã phân tích). Điều này cũng sẽ tác động rất tích cực đến thói quen sử dụng thơng tin của các nhà nghiên cứu, đơn giản là vì họ đã thấy được lợi ích thiết thực từ việc sử dụng thư viện và các tài nguyên của nó. Trên thực tế, sự nghèo nàn thông tin, tư liệu tại các cơ quan thông tin, thư viện thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân kéo theo sự cẩu thả và thiếu chính xác trong khơng ít cơng trình nghiên cứu.

Một điều nữa khơng thể khơng nói đến, đó là xu thế hiện đại hóa trong hệ thống thư viện trên thế giới hiện nay. Đây là một tín hiệu đáng mừng, song cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất là việc chúng ta đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mà ít quan tâm đến nâng cấp chất lượng nguồn thông tin, các dịch vụ thư viện, và nhất là cơng tác chăm sóc khách hàng (bạn đọc). Nếu cứ để điều này tiếp tục diễn ra, chẳng bao lâu nữa, thư viện sẽ khó mà thu hút được đối tượng người dùng tin đặc biệt này. Hiệu quả nghiên cứu khoa học do đó mà bị ảnh hưởng đáng kể.

Hai là, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin, tư liệu và thư viện để có những sự điều chỉnh, thay đổi hợp lý và thường xuyên bắt nhịp với xu thế phát triển của xã hội thông tin ngày càng phong phú và đa dạng.

Gần 40 năm qua, như trên đã nói, cơng tác thơng tin, tư liệu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, còn thiếu sự quan tâm sâu sát của công tác quản lý, do vậy mảng công việc này gần như để trống hoặc hoạt động cầm chừng.

Trong bối cảnh mới, với những nhu cầu phát triển mới, địi hỏi phải nâng cao chất lượng thơng tin, nguồn lực thơng tin ngày càng giữ vị trí quan trọng, tình hình khơng thể tiếp tục như cũ, tất yếu phải có sự thay đổi tầm nhìn, cung cách quản lí theo hướng chú trọng hơn, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia chuyên nghiệp và hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực.

Hiện nay ở Lào chưa có một cơ quan quản lí nhà nước về khoa học cấp quốc gia như Cục thông tin và Công nghệ Quốc gia của Việt Nam để đảm đương các công việc thuộc về chuyên môn nghiệp vụ thông tin, tư liệu và thư viện.

Ba là, quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, tư liệu và thư viện; tăng cường công tác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thông tin tư liệu và thư viện theo hướng chuẩn hố, chun nghiệp hố; có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thông tin, tư liệu và thư viện;

Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, tư liệu và thư viện ở Lào cịn thiếu và yếu; đó là một vấn đề của Lào. Khi khơng có một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có hiểu biết và kĩ năng xử lí những vấn đề thuộc chuyên mơn nghiệp vụ thì dẫu có đầu tư cơ sở vật chất hiện đại bao nhiêu cũng khó có thể nâng cao chất lượng và mở mang ảnh hưởng của công tác thông tin, tư liệu. Do vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ chun nghiệp, có trình độ cao được coi là khâu đột phá cho công tác này.

Đồng thời, cũng phải nhận thấy rằng, bản thân ngành văn hóa khoa học ở Lào chưa được chú trọng, vai trị vị trí của cán bộ thơng tin, tư liệu và thư viện chưa được coi trọng, trong khi đời sống thu nhập mang lại từ các ngành này không cao, sinh viên không hào hứng trong chuyện nộp hồ sơ đầu vào cũng như đi xin việc. Do vậy ngay từ trong khâu tuyển lựa sinh viên đầu vào cần khuyến khích học sinh nộp hồ sơ vào ngành thơng tin- thư viện; có những hỗ trợ, khuyến khích nhất định đối với sinh viên học nghành này, cũng như tuyển dụng sinh viên ngành này sau khi ra trường; đồng thời tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp các ngành khác nhau, có niềm u thích đối với thơng tin, thư viện đi vào hoạt động thơng tin, thư viện, vì hơn ai hết, những người làm thơng tin, thư viện cần có kiến thức sâu về chuyên ngành khoa học khác nhau.

Bốn là, đầu tư về hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ công tác thông tin, tư liệu và thư viện theo hướng hiện đại với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến cho cơng tác khai thác tìm kiếm thơng tin, tư liệu cũng như bảo quản, và các công tác nghiệp vụ thư viện khác.

Đối với ngành thông tin, tư liệu và thư viện, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại không phải chỉ là ứng dụng quan trọng cho ngành mà hiện nay CNTT

chính là nghiệp vụ của thư viện hiện đại. Việc quản lý thông tin và phát triển thông tin không thể tách rời các thành quả của Công nghệ thông tin.

Trong thời đại kĩ thuật số, người ta dễ thống nhất với nhau rằng, để nghiên cứu chuyên sâu và có giá trị đích thực về ngành thơng tin- thư viện thì việc nghiên cứu đó khơng thể tách rời CNTT, thậm chí hồn tồn phụ thuộc vào CNTT.

Nhiều nhà hoạch định chương trình đào tạo ngành thơng tin-thư viện trên thế giới đã có một cách nhìn thực tế và chiến lược khi sáp nhập hồn tồn việc đào tạo thư viện - thơng tin vào ngành CNTT. Điển hình như trường hợp Đại học Brighton, Anh Quốc, năm 1990 đã kết hợp Khoa Thư viện - Thông tin học tồn tại trong gần nửa thế kỷ với Khoa máy tính để thành lập Trường Quản lý thơng tin trực thuộc Trường Đại học CNTT; và trường hợp Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore, năm 2000 thành lập Khoa Thông tin học trực thuộc Trường Truyền thông và Thông tin.

Nếu chúng ta muốn hoạch định một chiến lược đào tạo ngành thư viện - thơng tin thì nước Lào khơng thể tách khỏi ý tưởng thực tế và chiến lược thư viện - cơng nghệ thơng tin đó; vả lại vấn đề mã ngành là một ràng buộc, cán bộ thông tin - thư viện có trình độ muốn nghiên cứu chun sâu hay nghiên cứu sinh về ngành nghề của mình hoặc những ứng dụng công nghệ để phát triển ngành nghề, mà những nghiên cứu đó hồn tồn thuộc lĩnh vực CNTT. Chẳng hạn như những nghiên cứu về Khai thác dữ liệu; Thiết lập cơ sở tri thức; Biên mục tự động; Xây dựng kho tài nguyên học tập điện tử; Xây dựng thư viện số; v.v…

Năm là, công tác thông tin, tư liệu và thư viện phải chuyển biến theo hướng nhanh nhạy, cập nhật thông tin thực tiễn, nâng cao chất lượng thông tin, hướng tới phục vụ các nhu cầu tìm hiểu thơng tin kinh tế -xã hội, đáp ứng được các nhu cầu địi hỏi của cơng chúng và giới dùng tin; hướng tới phục vụ thông tin mà xã

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 114 - 125)