2.2.1.1. Vai trị của thơng tin, tư liệu trong lĩnh vực kinh tế và sản xuất.
Từ xa xưa, thông tin đã tham gia vào sự phát triển xã hội. Các cộng đồng tồn tại trong mối liên hệ về thơng tin, dù là ở những dạng kí tự đơn giản nhất. Ngày nay, người ta có thể bắt gặp những dấu hiệu về thơng tin và truyền tin thơng qua những kí tự con lưu giữ lại của con người thời xưa như hang động, các bản đồ, chữ viết, ...
Cùng với q trình sản xuất vật chất thì đó là q trình tương tác thơng tin, trao đổi và sản sinh thông tin. Sản xuất vừa tạo ra hàng vật phẩm nhưng đồng thời đi theo nó cũng là thơng tin và nó được lớn dần lên cùng với q trình mở rộng cũng như chuyên nghiệp hóa của nền sản xuất xã hội.
Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế và sản xuất xã hội đều cần đến thông tin, nhất là khi nền kinh tế chuyển từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, thơng tin cịn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sản xuất.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh luôn cần những thông tin về thị trường (nguyên vật liệu, giá cả, thị trường, công nghệ...) và thông tin về thị hiếu của
khách hàng.., các thơng tin đó ln có ý nghĩa trong việc giúp các cơ sở sản xuất và đơn vị kinh tế đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, là yếu tố góp phần nâng cao sức sản xuất và tạo nên sự giàu có của xã hội.
Từ giữa thế kỷ XX, nền sản xuất cơng nghiệp và nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, nhiều nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin mới nẩy sinh nhanh chóng và địi hỏi được đáp ứng kịp thời, do đó, vai trị của thơng tin trong kinh tế ngày càng thêm quan trọng.
Trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, nhân tố khoa học, kỹ tḥt và sản xuất là một chu trình khép kín, trong đó các bộ phận vừa là tiền đề, vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của nhau, có quan hệ khăng khít với nhau, tạo thành chu trình “khoa học - kỹ thuật - sản xuất” thông qua tác động của quản lý. Thực chất, đây cũng là q trình trao đổi thơng tin dưới tác động của chủ thể là con người, nhà quản lý. Thơng tin đã đóng vai trị tham gia và thúc đẩy trong mọi quá trình sản xuất.
Do nhu cầu cao về thông tin, đặc biệt là thông tin khoa học công nghệ cho sản xuất và đời sống dẫn tới hình thành và phát triển các loại thị trường mới: khoa học công nghệ, dịch vụ, thị trường chất xám, thị trường tin tức, thị trường dịch vụ tư vấn.....cách loại thị trường này, suy cho cùng cũng là thị trường thơng tin (được xử lí thành các mơ hình, dạng thức chuyên dụng).
Việc hình thành các thị trường này đang cho thấy thơng tin đã được khai thác ngày càng sâu rộng vào mọi quá trình kinh tế - xã hội.
Trong hoạt động công nghiệp và thương mại, các hoạt động liên quan đến xử lý thông tin trong chế tạo, sản xuất và trong buôn bán, trao đổi sản phẩm, cũng như việc giải quyết các vấn đề xã hội khác được tăng lên một cách đáng kể. Nhiều doanh nghiệp thiết lập phịng thơng tin nghiên cứu, thơng tin tuyên truyền...thậm chí trên thị trường diễn ra sự cạnh tranh nhau về việc tiếp cận các nguồn thông tin mới để điều chỉnh và thay đổi phương sách kinh doanh cho phù hợp.
Thế giới đang phát triển nền kinh tế tri thức (knowledge based economy). Lào cũng giống như Việt Nam, cả hai đang bước đầu tiếp cận, phát triển kinh tế
tri thức. Trong nền kinh tế đó tri thức, thơng tin chất lượng cao sẽ đóng vai trị là
những yếu tố đầu vào (input) và hiện diện giá trị trong các sản phẩm hàng hóa đầu ra (output). Thơng tin làm cho sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành lại hạ. Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, công nghiệp truyền thông đang phát triển mạnh, dự báo là một nền công nghiệp thời thượng của thế kỷ XXI, lúc đó thơng tin sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ lớn và mỗi bước phát triển của nó sẽ định vị sức sống của nền kinh tế.
Ngày nay, mọi người đều thừa nhận nước nào biết sử dụng nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn những thành tựu khoa học và kỹ tḥt thế giới thì nước đó sẽ thu được những kết quả lớn hơn trong việc phát triển kinh tế quốc dân.
2.2.1.2. Vai trị của thơng tin, tư liệu trong sự phát triển của khoa học, giáo dục-đào tạo
Thông tin tồn tại phát triển gắn chặt với quá trình giao lưu giữa các cộng đồng người, các thế hệ, trong đó giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học giữ vai trò trọng yếu.
Ngay trong kinh Thánh, nhân loại đã được biết về hình ảnh con người xây tháp Babel cao chọc trời, thượng đế sợ quá liền phá hoại loại người bằng cách làm cho ngôn ngữ của họ khác xa nhau để khó có thể hiểu nhau và thống nhất với nhau trong việc tiếp tục xây tháp.
Người Trung Quốc chế ra văn tự khắc trên giáp cốt, thẻ tre và sau này là giấy...cũng là để lưu giữ, trao truyền thông tin cho các thế hệ sau.
Dần dần con người càng hiện đại, tri thức, thông tin càng tăng lên với cấp số nhân, càng phát minh ra nhiều phương tiện truyền dẫn tin độc đáo và cùng nhờ đó tri thức nhân loại tăng lên một cách chóng mặt (ví dụ xa lộ thông tin điện tử...)
Trong sự phát triển của khoa học, thông tin được thể hiện trong quy ḷt phát triển của khoa học, đó là tính kế thừa. Đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học. Người tiếp nhận và xử lí thơng tin ở thời gian sau luôn kế thừa và phát triển thơng tin của người đi trước để từ đó phát hiện ra những quy luật mới, những khám phá mới ngay trong các sản phẩm của khoa học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học được thể hiện trong mơ hình sau: Đầu tư vật
chất Hoạt động nghiên cứu KH Sản phẩm khoa học
Khoa học về bản chất là sự kế thừa và làm mới các thông tin. Khoa học không thể phát triển nếu khơng có thơng tin hoặc thơng tin nghèo nàn. Mỗi một sản phẩm ln là một cơng trình tập thể của các thế hệ, có khi mang danh cá nhân.
Sự phong phú của thông tin và khả năng hấp thụ thông tin dưới một cơ chế khoa học minh bạch và dân chủ sẽ là điều kiện nẩy nở những thành tựu khoa học cao hơn, xa hơn. Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động đặc thù của con người nhằm thu được những thông tin mới với chất lượng mới, trên cơ sở những thơng tin, dữ liệu mà lồi người đã tích lũy được. Do đó, việc tạo ra thơng tin mới hay khơng, có chất lượng mới hay không phải trên cơ sở suy xét những thông tin cũ, những vốn kiến thức kinh nghiệm cũ để phá bỏ những điểm bất hợp lý, tạo ra những tri thức chính xác và hữu ích hơn mà trước đó khơng có được. Đúng như Các Mác đã nói, đại ý: muốn rèn luyện tư duy thì phải đọc lại tồn bộ lịch sử triết học.
Có thể nói, khoa học được ni dưỡng bằng thơng tin, bằng khát vọng tìm kiếm thơng tin và sáng tạo thông tin mới. Khoa học không thể phát triển nếu không đứng trên “vai người khổng lồ” là thông tin. Nền khoa học sẽ chững lại nếu đất nước và dân tộc không bắt kịp và làm chủ được thông tin.
Khoa học ở khía cạnh nào đó, chính là một dạng thơng tin, những thơng tin này được thực tiễn hóa để làm sống động hơn, giàu có hơn và đúng đắn hơn cho mọi hoạt động của con người.
Khoa học và giáo dục-đào tạo luôn đi liền với nhau. Nếu khoa học tiếp nhận thông tin để thúc đẩy thơng tin phát triển thì giáo dục là hoạt động xã hội nhằm chuyển giao thông tin giữa các thế hệ, chuyển giao những tri thức tinh túy của xã hội trước cho lớp kế cận xã hội tương lai.
Để tiến hành hoạt động giáo dục phải có thơng tin (giáo trình, học liệu...), để người học tìm kiếm và khai thác những thơng tin đó làm thơng tin của mình. Ở
trong hoạt động giáo dục- đào tạo, người thầy đóng vài là người định hướng, chỉ dẫn.
Một nền giáo dục tiên tiến và hiện đại phải là một nền giáo dục đứng trên những thơng tin lành mạnh, tri thức và văn hóa tiến bộ, ở trong mơi trường đó thơng tin là phơng nền (background). Thông tin đặc biệt thông tin khoa học chính xác sẽ là động lực để khoa học phát triển và đạt tới nhiều đỉnh cao về trí tuệ. Chất lượng thông tin của mặt người dân trong xã hội càng cao, nền giáo dục đó càng dễ đào tạo những con người và những thế hệ người có tri thức cao, trái lại người dân thiếu và mù tịt thơng tin thì giáo dục sẽ bị hạn chế.
Thông qua việc lưu trữ và bảo quản và phổ biến tài liệu, thư viện đồng thời đã phổ biến các giá trị văn hóa đến người đọc, đến dân chúng. Bản thân sách báo và các tài liệu lưu trữ được coi là một dạng di sản văn hóa thành văn. Khi tiến hành sưu tập, lưu trữ, bảo quản chúng, có nghĩa là thư viện đang lưu giữ các giá trị văn hóa cho cộng đồng, cho từng thế hệ mai sau của mỗi quốc gia và nhân loại. Chính vì thế, trên một phương diện nào đó, người ta coi thư viện là bộ nhớ của quốc gia và nhân loại.
Thực tế, tại Việt Nam cũng như các cộng đồng trên thế giới cho thấy, từ lâu thư viện đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần. Thư viện đã góp phần khơng nhỏ vào việc tuyên truyền các giá trị văn hóa, phổ biến khối lượng kiến thức đa dạng và phong phú, thu hút các đối tượng người đọc khác nhau đến học tập, nghiên cứu. Qua việc trao đổi, tiếp nhận sách báo, phục vụ nhu cầu bạn đọc, thư viện đã chuyển giao thơng tin có trong tài liệu tới bạn đọc. Có thể nói, thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng trang nghiêm và thầm lặng.
Trong những chức năng của thư viện, vai trị thơng tin của thư viện được xem trọng. Từ việc quản trị tài liệu, các thư viện dần dần chuyển sang quản trị thông tin. Từ việc đơn giản là cung cấp tài liệu cho bạn đọc, thư viện đã hướng tới việc cung cấp thông tin. Không chỉ dừng lại việc cung cấp thông tin thư mục như trước đây, mà đã quan tâm đến việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của bạn đọc và người dùng tin dưới các thể loại, khổ mẫu, nội dung khác nhau.
Bên cạnh vai trị thơng tin, đặc biệt thông tin khoa học cho cộng đồng, thư viện cịn góp phần giáo dục cộng đồng khi thông qua việc phục vụ tài liệu, thư viện đã mang đến tri thức, thỏa mãn sự hiểu biết về mặt tri thức, thư viện giống như một trường học thầm lặng, mà người đọc chủ yếu là những người tự học, tự đào tạo, tự làm đầy tri thức của mình. Với ý nghĩa đó, thư viện đã góp cơng lớn vào việc nâng cao dân trí của xã hội, giúp cho mọi người có thể tiến hành học tập thường xuyên, suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, hình thành đời sống dân trí cao để xây dựng một nền kinh tế tri thức, một xã hội văn minh, tiến bộ.
Cũng qua việc cung cấp thông tin tài liệu cho người đọc, thư viện đã giúp người đọc tìm đến sự giải trí lành mạnh, sau những giờ lao động căng thẳng, hoặc tận dụng thời gian nhàn rỗi. Có thể nói, các thư viện đã tham gia và có những đóng góp tích cực cho những giải trí tinh thần của nhân dân, thư giãn đầu óc. Bởi khi người đọc say mê đọc sách, tìm kiếm tri thức là họ như đang tìm thấy một người bạn tri âm trong sách vở.
Điều 1, Pháp lệnh Thư viện của Việt Nam đã chỉ rõ "Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, cơng tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, cơng nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"[70:7,8].
Điều này được chứng minh trong thực tế, các thư viện, với việc không ngừng xây dựng, mở rộng và phát triển vốn tin, tài liệu, xử lý tài liệu tra cứu, tổ chức bộ máy hoạt động phục vụ người đọc, người dùng tin, bảo quản tài liệu, giới thiệu sách mới, tọa đàm.v.v. Các thư viện đã góp phần khơng nhỏ phục vụ xây dựng nền văn hóa, con người, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ.
2.2.1.3. Thông tin, tư liệu cũng là một nguồn lực phát triển của quốc gia.
Ngay từ rất sớm con người đã ý thức được vai trị của thơng tin trong đời sống của mình và tìm cách củng cố, phát triển nó. Nhờ vậy con người hiện đại
mới có vốn tri thức để tiếp tục hành trình của mình. Ngày nay, dưới năng lực mới về khoa học công nghệ, khả năng thông tin đang được tăng cường. Khoa học cơng nghệ đóng vai trị chất dẫn và xúc tác cho thơng tin. Nhờ vậy, con người có điều kiện hiểu thêm bản chất, vai trị, tác dụng của thơng tin đối với chính mình và đối với xã hội.
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XX, thơng tin đã được nhìn nhận là nguồn tài nguyên “thiên nhiên”, ngày nay, con người đã đề cập đến tài nguyên thông tin (resource inform), nguồn lực thông tin (inform force) bên cạnh các nguồn tài nguyên khác của tự nhiên xã hội và con người. Và nếu như trước đây, mọi sự phát triển đều dựa vào tự nhiên, nguồn lực tự nhiên thì những năm cuối thế kỷ XX, con người đã chú ý nhiều hơn đến khai thác tài nguyên thông tin và nhận thấy khi khai thác một cách có bài bản thơng tin thì hiệu quả mang lại là hết sức to lớn. Tuy nhiên, khác với các tài nguyên vật chất khác, nguồn tài nguyên này được cho là vô hạn với vốn tri thức của con người luôn luôn không ngừng sáng tạo. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này cũng cho ra đời của cải vật chất giống như các nguồn tài nguyên khác.
Bên cạnh đó, thơng tin có thể mở rộng và phát triển không ngừng và chỉ bị hạn chế bởi thời gian và khả năng nhận thức của con người. Do đặc tính của thơng tin là lan truyền một cách tự nhiên, thông tin không bao giờ cạn đi mà ngược lại nó ln phong phú do được tái tạo và bổ sung thêm các nguồn thông tin mới... Khả năng mở rộng được thể hiện qua các thuộc tính sau đây:
- Thơng tin lan truyền một cách tự nhiên, nghĩa là nó tồn tại ở nơi mà nó có điều kiện để tồn tại, không phải do sắp đặt cố ý của con người;
- Khi được sử dụng, thông tin không bao giờ bị cạn đi mà trái lại càng trở nên phong phú do được tái tạo, bổ sung thêm các nguồn thông tin mới;
- Thơng tin có thể chia sẽ nhưng không mất đi trong quá trình giao dịch[60:71]. Điều này có nghĩa là thơng tin khơng bị lấy mất hồn tồn, khi chuyển đi một thơng tin, thơng tin vẫn cịn lưu lại trong chủ thể hay đối tượng mang tin, thậm chí có thể nhân lên sự giàu có của thơng tin.
Chính những đặc trưng nói trên đây, cùng với cơng nghệ cao, có thể đem lại cho người sử dụng thơng tin những ưu thế thực sự và trở thành cơ sở nền tảng cho nhiều ngành kinh tế, nhiều hoạt động xã hội, kể cả là chính trị và chiến lược quốc