Khoa học xã hội và đặc điểm của nó

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 64 - 66)

2.3.1.1. Quan niệm về khoa học xã hội

Khoa học xã hội là một khái niệm còn gây tranh cãi. Trong quan niệm của giới học giả về khái niệm này chưa có sự thống nhất. Đứng ở nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu có những quan niệm khơng giống nhau về khoa học xã hội. Nhìn chung, có mấy hướng tiếp cận về khái niệm KHXH.

Một là, KHXH là một hệ thống lớn gồm rất nhiều khoa học và các chuyên

ngành của nó như triết học, kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, luật học, lịch sử.v.v.

Hai là, KHXH là hệ thống những tri thức khoa học về xã hội và con người

với tư cách là con người xã hội. Nhiệm vụ của KHXH là nghiên cứu nhằm phát hiện quy luật của sự hình thành và phát triển của con người và xã hội loài người, làm rõ quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và giữa con người với giới tự nhiên. Khoa học xã hội chỉ quan tâm tới mặt xã hội của con người. Còn những vấn đề liên quan tới mặt tự nhiên của con người đó là nội dung của khoa học tự nhiên.

Ngày nay trong các trung tâm học thuật (trường đại học, viện nghiên cứu) có quan niệm phân loại khoa học xã hội và khoa học nhân văn.

Khoa học nhân văn nghiên cứu những khía cạnh liên quan đến đời sống con người (đời sống cá nhân và đời sống xã hội) như là khảo cổ học, nhân học, dân

tộc học, nhân trắc học, các khoa học nghiên cứu về con người, ngôn ngữ học, văn học, …

Các khoa học xã hội được biết đến nhiều hiện nay là: xã hội học, tâm lý học, triết học, sử học, văn hoá học, v.v.

Một số các khoa học liên ngành, đa ngành, xuyên ngành, quốc tế học cũng được xếp vào vào các ngành khoa học xã hội nhân văn hoặc dưới sự quản lí thiết chế của các khoa học xã hội.

Đến nay, các ý kiến khác nhau về khoa học xã hội đơi khi cịn chưa xác định rõ ràng, ít nhiều gây tranh cãi. Tuy nhiên, quan điểm được thừa nhận rộng rãi đó là, KHXH là một hệ thống lớn bao hàm cả khoa học nhân văn. Vì vậy, cần quan niệm về KHXH theo nghĩa rộng, nghĩa là bao hàm cả khoa học nhân văn.

2.3.1.2. Đặc điểm của khoa học xã hội

Đặc điểm đầu tiêu của các khoa học phải là khách quan, tuy nhiên trong khoa học xã hội, do đối tượng của khoa học xã hội là xã hội con người, cho nên, mọi nghiên cứu rút ra về nó phải qua tư duy phản ánh của con người vì vậy, ít nhiều khơng tránh khỏi chủ quan. Trong một chừng mực nào đó, yếu tố chủ quan vẫn có tác động đến các nghiên cứu của khoa học xã hội.

Mặt khác, trong lĩnh vực khoa học xã hội, tính giai cấp, dân tộc và thời đại vẫn có mức độ chi phối nhất định đối với các nhà nghiên cứu. Vì vậy, nhiều ḷn điểm, khó thốt khỏi chủ quan, cảm tính của nhà nghiên cứu khoa học xã hội.

Khoa học xã hội tuy ra đời muộn, song, sự phát triển của nó cho đến hơm nay khá là mạnh mẽ. Ngày nay, các định hướng chiến lược vĩ mô, sách lược phát triển, của cộng đồng thế giới đều cần đến khoa học xã hội và những phương pháp mới trong nghiên cứu định lượng về khoa học xã hội đều có tác động đến đời sống chính sách và đời sống con người ở các quốc gia.

Người ta có thể phân loại khoa học xã hội thành nhiều chức năng khác nhau, tuy nhiên, ở tầm triết học, khoa học xã hội có chức năng căn bản là nghiên cứu, tìm ra các quan hệ tất yếu, các quy luật và các nguyên nhân tất yếu của đời sống xã hội, từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển xã hội.

Chức năng khác nữa là giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng là một chức năng rất căn bản của khoa học xã hội. Trong xã hội hiện đại, đặc biệt

trong thời đại tồn cầu hố và kinh tế thị trường, người ta chú ý đến khoa học xã hội nhiều hơn với chức năng là phản biện, tư vấn chính sách. Ngày nay có nhiều các cơ quan kiểu như thinktanks, các tổ chức nghiên cứu độc lập với chính phủ có chức năng hoặc vai trị phản biện, tư vấn chính sách giúp chính phủ trong các lĩnh vực thuộc về đời sống xã hội, vấn đề dân sinh. Ở chỗ này, vai trò của khoa học xã hội rất là rõ. Sự thẩm định, phản biện chính sách xã hội làm cho các chiến lược, sách lược và các chính sách của các chính phủ, trở nên thực tế hơn, hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp hơn của các xã hội.

Trong đời sống hiện đại, các khoa học xã hội cũng ngày càng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của các xã hội, đặc biệt trong đời sống tinh thần các xã hội. Những nghiên cứu về con người, phong tục, tập quán, đạo đức, văn hố,.v.v.thậm chí là cả nghệ thuật nữa làm cho đời sống con người ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn và nhân văn hơn.

Nửa cuối thế kỉ XX, bản thân khoa học xã hội gắn liền với sự bùng nổ thông tin tư liệu và thư viện. Sự phát triển của các trung tâm thông tin, sự ra đời của ngành thông tin học, sự liên kết của thông tin với thư viện, sự hiện đại hoá của khoa học thư viện đã tạo điều kiện để các trường phái, học thuyết, quan điểm về khoa học xã hội có thể bổ sung lẫn nhau, cùng tác động và kích thích nghiên cứu giảng dạy khoa học xã hội ở tất cả các nước. Trong xu thế đó, khoa học xã hội ngày càng được phân ngành sâu sắc, và đồng thời các nghiên cứu liên ngành, đa ngành cũng trở nên phổ biến hơn.

Các phương pháp nghiên cứu định lượng ngày nay đã trở thành một công cụ không thể thiếu được của hầu hết các nghiên cứu về khoa học xã hội, kể cả đối với nghiên cứu triết học. Thậm chí một số kết quả, phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội như thống kê, xác suất.v.v.

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 64 - 66)