Vai trò của thư viện đối với sự phát triển của xã hội được thể hiện qua các chức năng của nó, các chức năng này dần dần được nhận biết và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người.
Nếu như từ thời cổ đại, thư viện được quan niệm đơn giản là nơi lưu giữ sách thì ngày nay chức năng của thư viện đối với xã hội lớn hơn thế rất nhiều.
Chức năng, vai trò của thư viện được thay đổi đáng kể, kể từ sau khi nổ ra cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Từ thời điểm đó, lần đầu tiên nguyên tắc phổ cập, nguyên tắc công cộng của thư viện mới được nêu ra và thực hiện[75:12]. Từ chỗ trước đó, thư viện chỉ phục vụ cho một nhóm người quý tộc cho đến thời điểm lúc bấy giờ thư viện đã được đưa ra phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thư viện đã được xác định có 4 chức năng cơ bản: chức năng văn hóa, thơng tin, giáo dục và giải trí...Chính thơng qua các chức năng này thư viện thể hiện vai trị của mình.
Ở đây, chúng tơi cũng muốn có sự phân biệt về vai trị của từng loại thư viện. Bởi do mục đích, chức năng giữa các loại hình thư viện, cho nên ít nhiều có sự khác nhau giữa thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành.
Thư viện công cộng (public library)
Thư viện công cộng là nhằm cung cấp các nguồn và dịch vụ tư liệu đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân và nhóm về giáo dục, thơng tin và phát triển cá nhân [75:2]. Với mục đích đó, thư viện cơng cộng có "vai trị quan trọng trọng việc phát triển và duy trì xã hội dân chủ nhờ việc mang lại sự tiếp cận cá nhân rộng mở và đa dạng sự hiểu biết, các luồng tư tưởng và quan niệm"[75:2]
Cũng theo Tuyên ngôn thư viện cơng cộng (Manifest Library, 1994), thì thư viện cơng cộng có vai trị rất đa dạng, thể hiện ở mấy nội dung sau:
Thư viện công cộng cung cấp những tư liệu đa dạng giúp học tập chính thức (trường, lớp, các cấp học) và phi chính thức (liên quan nhiều đến cơng việc và đời sống của công dân). Việc học tập ở thư viện chủ yếu là tự học, đó là việc có thể học thường xuyên. Việc học tập ở trường lớp có thể dừng lại, nhưng việc học tập phi chính thức là việc kéo dài suốt đời. Trong một xã hội càng hiện đại, mỗi một giai đoạn trong đời sống cá nhân, mọi người có nhu cầu thiết lập những kĩ năng mới. Thư viện cơng cộng có thể đáp ứng được các yêu cầu này.
- Vai trị cung cấp thơng tin:
Cập nhật để nắm bắt thông tin là một trong những quyền căn bản của con người. Là một dịch vụ công cộng mở ra đối với mọi người, thư viện cơng cộng đóng vai trị then chốt trong sưu tập, tổ chức và khai thác thông tin. Thư viện công cộng chịu trách nhiệm đặc biệt thu thập thông tin bản địa và sẵn sàng phục vụ. Thư viện cũng hoạt động như là một bộ nhớ được sưu tập về quá khứ, lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
Trong Tuyên ngôn về Thư viện Công cộng, 1994, cũng đã xác định vai trị cung cấp thơng tin cho người đọc như sau, thư viện công cộng là "trung tâm thông tin địa phương tạo nên các loại thông tin và tri thức sẵn sàng đưa ra phục vụ người sử dụng chúng".
Ngồi ra, thư viện cơng cộng cịn có ý nghĩa đối với sự phát triển cá nhân, tạo dựng thói quen cho người trẻ tuổi, sự phát triển văn hóa của cộng đồng, tạo ra khơng gian xã hội cho mọi người có thể gặp gỡ bản vẻ cơng cộng.
Theo Tuyên ngôn Thư viện công cộng, 1994, thư viện công cộng là cung cấp cơ hội cho mỗi cá nhân tạo dựng sự phát triển, tạo dựng và tăng cường thói quen đọc ở đứa trẻ từ sớm.
Về không gian xã hội của thư viện, cần phải thấy là, thông qua việc sử dụng thư viện cho nghiên cứu, giới thiệu tác phẩm mới, trưng bày triển lãm tác phẩm văn hóa, văn nghệ và mang lại sự giải trí, đã đưa mọi người vào sự liên hệ thông tin, cung cấp những kinh nghiệm xã hội chắc chắn.
Loại hình thư viện này, với đặc điểm chuyên biệt, chức năng chuyên biệt có nhiệm vụ phục vụ chuyên sâu cho các đối tượng người dùng tin khác nhau, phù hợp với chun mơn ngành nghề cơng tác.
Vai trị của các thư viện chuyên ngành, đa ngành chủ yếu là cung cấp các thông tin tư liệu, tri thức chuyên sâu cho giới nghiên cứu trong cách ngành lĩnh vực, cung cấp tri thức cho cán bộ các kiến thức chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ để hoạt động tốt trong ngành lĩnh vực của họ.
2.3. VAI TRỊ CỦA THƠNG TIN, TƯ LIỆU VÀ THƯ VIỆN ĐỐI VỚISỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI