Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và kinh tế xã hội Lào

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 77 - 83)

3.1.1.1. Về mặt tự nhiên và lịch sử Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Vào thế kỷ XIV, vua Phạ Ngùm (Fa Ngum) thống nhất nước Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi). Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Lào đã nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện, Xiêm. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp thơn tính Lào. Ngày 12/10/1945, Lào tun bố độc lập. Đầu 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Tháng 7/1954, Pháp ký hiệp định Giơnevơ, cơng nhận nền độc lập và tồn vẹn lãnh thổ của Lào. Ngày 22/3/1955, Đảng Nhân dân Lào (Nay là Đảng Nhân dân cách mạng Lào) đã chính thức được thành lập tại căn cứ Sầm nưa do đồng chí Cay-xỏn Phơm-vi-hản đứng đầu.

Từ 1955 đến 1975, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên ở Lào hệ thống ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Năm 1975, quân và dân Lào đã đập tan bộ máy thống trị phản động, giành tồn bộ chính quyền. Ngày 2/12/1975, Đại hội Đại biểu nhân dân tồn quốc quyết định xố bỏ chế độ qn chủ, thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Lào là thành viên Liên hợp quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955.

Đại hội IV của Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng đất nước Lào. Qua hơn hai mươi lăm năm đổi

mới, nhân dân các bộ tộc Lào đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về điều kiện tự nhiên, nước CHDCND Lào là một nước lục địa nằm ở giữa

bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á và thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, trải dài trên 80 vĩ tuyến (từ 140 đến 2205). Phần lớn đất đai Lào nằm giữa dãy Trường Sơn và sông Mê Kông (1.898 km), theo chiều Bắc Nam từ Nhọt U đến Kẹng Li-Phi, dài trên 1.000 km. Nước Lào có trên 4.700 km biên giới đất liền với 5 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Thái Lan và Campuchia, đặc biệt có đường biên giới dài nhất với Việt Nam (khoảng 2.069 km) và với Thái Lan (khoảng 1.835 km). Nước Lào khơng có đường thơng ra biển, đường tiếp xúc với biển qua các cảng chủ yếu ở miền Trung Việt Nam như Cửa Lò (Nghệ An), Cửa Việt (Quảng Trị), Cửa Đại (Đà Nẵng). Lào là một nước đất rộng người thưa với diện tích 236.800 km2 trong đường biên giới hiện tại và với dân số khoảng 6.385.057 người (năm 2011), mật độ dân cư là 19 người/km2. Tuy nhiên, về diện tích so với các nước trên bán đảo Đông Dương và trong khu vực Đơng Nam Á, thì Lào là một nước trung bình.

Nước Lào hiện được chia thành 17 tỉnh thành. Vientiane là thủ đô và Luang Prabang là cố đô Phật giáo.

3.1.1.2. Về phương diện kinh tế- xã hội

Lào nước nằm sâu trong lục địa, khơng có đường thơng ra biển và chủ yếu là đồi núi, trong đó 47% diện tích là rừng, nhưng nhờ có nguồn tài ngun phong phú, định hướng phát triển đúng đắn, kinh tế Lào đã và đang tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.

Từ một quốc gia vào loại nghèo nhất thế giới, kinh tế Lào phát triển ngày càng năng động. Từ năm 1986, Lào tiến hành phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân. Từ năm 1990, chính phủ bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách và mở cửa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, các bộ tộc Lào đoàn kết giữ vững độc lập, chủ quyền, xây dựng một nước Lào văn minh, tiến bộ.

Kể từ năm 2001, Chính phủ Lào đã thực hiện một chương trình cải cách cơ cấu qui mơ lớn nhằm cải thiện chi tiêu công cộng, cải cách các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, duy trì tính minh bạch của các ngân hàng, phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân.

Trong năm 2001, Chính phủ Lào đã thay đổi cơ cấu quản lý đối với hãng Hàng không Quốc gia, đưa ra Luật Viễn thông mới nhằm tạo điều kiện cho tư nhân tham gia. Và mỗi năm, Chính phủ Lào lại xem xét tái cơ cấu khoảng 4-5 doanh nghiệp nhà nước. Sau khi đưa ra Sắc lệnh về thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ tháng 4-2004, Chính phủ đã tiến hành phi tập trung hoá hoạt động quản lý các dự án FDI nhằm tăng cường thể chế để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.

Trong vòng chưa đầy 10 năm, Lào đã tiến hành cổ phần hoá 800 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Trong số 65 doanh nghiệp còn lại có khoảng phần nửa là những doanh nghiệp chiến lược sẽ tiếp tục được duy trì dưới hình thức sở hữu nhà nước. Nửa cịn lại là các doanh nghiệp khơng đóng vai trị chiến lược, gặp khó khăn về chuyển giao quyền sở hữu đang đứng trước nguy cơ buộc giải thể.

Lào rất quan tâm đến việc sắp xếp lại cơ cấu ngành theo hướng tận dụng lợi thế của nước mình và phù hợp với qui luật kinh tế thị trường. Việc xây dựng những tuyến đường theo hướng Đơng-Tây và Nam-Bắc khơng chỉ đưa Lào thốt khỏi thế “sau lưng là núi, trước mặt là sơng” mà cịn biến nước Lào thành khâu trung chuyển quan trọng trong các tuyến giao thông nối biển Đông với Thái Lan, nối miền Tây Nam Trung Quốc với các nước Đông và Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã mơ tả chương trình phát triển kinh tế tư nhân của Lào là một trong những chương trình thành cơng nhất trong q trình đổi mới cơ cấu ở Lào.

Năm 2005, Lào đạt tăng trưởng GDP 7,2%; sản lượng lương thực đạt 2,6 triệu tấn, lần đầu tiên Lào tự túc được lương thực. Năm 2006, kinh tế Lào tăng trưởng khoảng 7%, nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể. Xuất khẩu tăng 73% so với năm 2005 và thu hút vốn đầu tư nước ngồi đạt trên 2,5 tỷ USD.

Mục tiêu vĩ mơ Quy hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 7 của Lào từ năm 2011 đến năm 2015 là: Kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng, ổn định và bền vững, đạt tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, chủ động hội nhập vào hệ thống kinh tế khu vực và quốc tế, đến năm 2015 hoàn toàn gia nhập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN và phấn đấu sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, củng cố cơ sở kinh tế nhằm thốt khỏi tình trạng chậm phát triển nhất vào năm 2020.

Năm tài chính 2011 đến năm 2012, Lào đã khắc phục những khó khăn như nạn lũ lụt, nạn lạm phát trong nước cũng như những ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế v.v, xây dựng kinh tế quốc dân giữ đà phát triển nhanh chóng, mọi chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt hoặc vượt dự kiến, trong đó GDP tăng 8,3% so với cùng kỳ, tổng lượng đạt tới 620 nghìn tỉ Kíp, tức khoảng 7 tỉ 740 triệu USD, GDP trung bình đầu người khoảng 9 triệu 640 nghìn Kíp, tức khoảng 1203 USD. Trong năm 2011, Lào là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, chủ yếu nhờ vào ngành cơng nghiệp khống sản, sản xuất và dịch vụ

Bất chấp việc nền nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do lũ lụt trong năm 2011, kinh tế Lào vẫn tăng trưởng 7,8%, tốc độ gia tăng mạnh mẽ nhất khu vực. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của nước này chủ yếu phụ thuộc vào việc mở rộng các lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt là thủy điện, khai khoáng và dịch vụ, chiếm khoảng 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Hai ngành thủy điện và khai thác khống sản sẽ vẫn đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của Lào.

Trong năm 2011, cơng nghiệp Lào đã tăng 15,6%. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác đồng của Lào, nước sản xuất đồng lớn thứ 2 thế giới, đã tăng 5% lên 139.000 tấn, đạt 1,3 tỉ USD. Sản xuất vàng cũng đạt 240 triệu USD trong năm 2011, cao gấp đôi so với năm 2009. Sản lượng điện của Lào trong năm 2011 tăng 18,5%. Với dự án xây dựng hàng chục đập thủy điện mới, Lào đang hướng mục tiêu trở thành nguồn cung năng lượng của Đông Nam Á, cung cấp 8% lượng điện cho khu vực này vào năm 2025 với công suất tiềm năng 28.000 MW. Lào cam kết

sẽ cung cấp một nửa lượng điện được sản xuất cho các nước láng giềng vào năm 2015.

Dù Lào có được tốc độ tăng trưởng khá mạnh, song ADB bày tỏ lo ngại về lạm phát cao tại Lào khi dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Lào chạm mức 9,8% trong tháng 5 và lạm phát trung bình cả năm là 7,6% (tăng 1,6% so với năm 2010). Nguyên nhân là do đà leo thang của giá thực phẩm và nhiên liệu nhập khẩu cũng như sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng.

Theo ADB, trong năm tài chính 2012, nếu Lào thực thi chính sách tài chính nới lỏng, trong đó đặt mục tiêu thâm hụt tài chính sẽ ở mức 4,6% GDP. Lạm phát trong năm 2012 của Lào được dự báo ở mức 6,7%, trong năm 2013 là 6%. Bên cạnh đó, việc giá lương thực thế giới đang trên đà giảm và sản lượng nông nghiệp dự báo tăng 2-3% sẽ là những tín hiệu khả quan cho tình hình lạm phát của nước Lào.

Kết quả Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (6/2013), cho thấy, tình hình kinh tế vĩ mô của Lào 2012 Mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại song, kinh tế của Lào (GDP) trong năm 2011-2012 tiếp tục mức tăng trưởng tăng 8,29%.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phát triển, giá trị của các khoản đầu tư đã được phê duyệt vào năm 2012, chủ yếu là đầu tư trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đạt trị giá 363 triệu USD (41 dự án). Giá trị đầu tư đã được phê duyệt trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên (năng lượng, khai thác mỏ và nông nghiệp) tăng 27% so với năm trước. Các ngành công nghiệp tăng trưởng 14,4%, chiếm 29,6% GDP, góp phần vào sự tăng trưởng GDP 3,91% và khu vực dịch vụ tăng 8,1%, chiếm 37,8% GDP, đóng góp vào tăng trưởng GDP 3,09%. Ngành tài chính cũng đã có sự khởi sắc đáng ghi nhận theo hướng minh bạch hóa. Chính phủ đã kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ thành phần kinh tế tư nhân. Tỷ lệ lạm phát năm 2004 của Lào lên tới 15,3%, nay đã giảm còn khoảng 7%. Dự trữ ngoại tệ và vàng của Lào khoảng 201 triệu USD.

Lào cũng là một đất nước kém phát triển So với nhiều nước trong khu vực như: tỷ lệ biết chữ của người lớn trong khoảng 81,7% tỷ lệ biết chữ thấp ở các

nước trong khu vực Đông Nam Á-mức thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ, mức độ phát triển của con người và các chỉ số kinh doanh là tuyệt đối nhưng cũng chỉ so sánh trong phạm vi của các nước khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực có sự phát triển tiến bộ hơn so với các nước khác, như mức thu nhập bình quân đầu người (sức mua) mức Lào tốt hơn so với Myanmar, tuổi thọ trung bình và mức độ phát triển con người ở Lào là tốt hơn so với Campuchia và Myanmar[37].

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ Lào đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào ngày 3/1/2013, Lào đã trao cho WTO văn bản thông báo cơ quan lập pháp của Lào đã phê chuẩn Bộ Hiệp định gia nhập WTO và Lào đã chính thức là thành viên thứ 158 của (WTO) vào ngày 2/2/2013. Sự kiện này đã đặt nền móng cho Lào tiếp tục đạt được các mục tiêu cơ bản, ra khỏi nhóm những nước kém phát triển nhất trước năm 2020, đồng thời tạo cho Lào những cơ hội phát triển mới.

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w