Vai trị của thơng tin và công tác thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển khoa học xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 66 - 77)

với sự phát triển khoa học xã hội.

2.3.2.1. Nhu cầu về thông tin, tư liệu của nghiên cứu khoa học khoa học xã hội

Nhìn chung, các khoa học nói chung đều có nhu cầu về thơng tin và có những nhu cầu chung giống nhau: như cần nhiều thơng tin có chất lượng, cần thông tin mới mẻ… nhưng mỗi ngành lĩnh vực có nhu cầu thơng tin đặc thù, hoặc cùng là một đối tượng cần thơng tin, hoặc chứa đựng thơng tin thì khoa học tự nhiên, cơng nghệ có mối quan tâm về nó cũng khác nhau và khác khoa học xã hội. Điểm chung và điểm khác nhau thể hiện trong mấy điểm dưới đây:

- Về tiếp nhận thông tin đa ngành, đa lĩnh vực

KHXH không chỉ là kiến thức, khái niệm phạm trù, phương pháp đơn lẻ, chuyên sâu trong tự thân mỗi ngành khoa học mà khoa học xã hội là một lĩnh vực tổng hợp của nhiều tri thức, cần đến nhiều tri thức liên ngành và cách tiếp cận đa ngành.

Khoa học xã hội cần rất lớn lượng thông tin bao quát về nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, của đời sống xã hội. Nhà nghiên cứu triết học không thể không chỉ nắm vững tri thức, các nguyên lý triết học mà cần thiết phải hiểu rộng về các khoa học cụ thể khác, đặc biệt là các khoa học xã hội. Tương tự như vậy nhà nghiên cứu lịch sử không chỉ nắm vững tri thức lịch mà phải có thơng tin rộng lớn về sự phát triển của xã hội đương đại để nhìn nhận lịch sử một cách khách quan hơn và hoạt động nghiên cứu sẽ có giá trị đối với thực tiễn hơn.

Một đặc điểm nổi bật trong nghiên cứu khoa học ngày nay chính là xu hướng liên ngành. Càng ngày, xu hướng này càng thể hiện mạnh mẽ thông qua sự xuất hiện của hàng loạt lĩnh vực khoa học mới theo kiểu chuyên sâu phân mảnh và chuyên sâu liên ngành. Điều này khiến cho nhà nghiên cứu phải tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đối với khoa học xã hội cũng tình trạng như vậy, xu hướng đa ngành, liên ngành khoa học xã hội trong nghiên cứu ngày càng tăng lên và đưa lại những cách hiểu mới mẻ thú vị, cũng như khiến cơng tác nghiên cứu trở nên tồn diện, chính xác hơn, độ tin cậy của tri thức khoa học xã hội trở nên vững chãi hơn.

Công việc của các nhà nghiên cứu ngày càng trở nên phức tạp hơn khi mà lượng thông tin đến với họ ngày càng lớn, nhất là những nguồn thông tin trực tuyến. Khi đó, nhà nghiên cứu sẽ phải đứng trước những câu hỏi băn khoăn về sự

lựa chọn thơng tin đáng tin cậy, thơng tin có giá trị, và phù hợp với công việc của họ. Họ sẽ phải dành nhiều thời gian để xử lý thông tin, tổ chức và sử dụng chúng một cách hợp lý.

- Về năng lực tiếp cận thông tin của nhà nghiên cứu

Thông tin luôn được nảy sinh và biến thiên liên tục, song thông tin không tự đến hoặc không ùa vào nhà nghiên cứu như một mơi trường khí hậu trong lành để hít thở mà chúng vận động, hỗn tạp và thơ ráp. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu cịn phải là nhà tìm tin và xử lý thơng tin ban đầu cho chính mình. Do vậy, cần phải có năng lực truy tìm thơng tin ở mức độ khá cao.

Năng lực thơng tin có thể hiểu đó là năng lực tiếp cận, tiếp nhận và xử lí các thơng tin, biến thơng tin thơng thường trở thành thơng tin có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu.

Một đặc điểm kép cần có của người làm cơng tác nghiên cứu, nhất là trong xã hội hiện đại đó là khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Tùy theo nhu cầu công việc cụ thể mà các khả năng này được phát huy một cách linh hoạt. Liên quan đến năng lực thơng tin, khi làm việc theo nhóm, nhà nghiên cứu phải có khả năng chia sẻ thơng tin, tổng hợp kiến thức, đồng thời tiếp cận những tri thức mới từ các cá nhân khác trong nhóm. Khi nghiên cứu độc lập, nhà nghiên cứu phải là người có khả năng quản lý và tổ chức thơng tin hết sức khoa học để chuẩn bị cho những quyết định đúng đắn, có được những đề xuất mới mẻ trong các sản phẩm nghiên cứu.

Có thể nói, là một trong số những đối tượng sử dụng thông tin nhiều nhất, thường xuyên nhất, các nhà nghiên cứu chính là những đối tượng cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng thơng tin.

Năng lực thơng tin chính là chìa khóa để mọi người nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng làm chủ được kho tàng tri thức của nhân loại. Sự bùng nổ thông tin hiện nay đã khiến cho thế giới thông tin trở nên phức tạp và hỗn loạn. Làm thế nào để tìm "đúng", tìm "đủ" những thơng tin mà mình cần, đồng thời sử dụng chúng một cách hiệu quả? Khơng khó để trả lời các câu hỏi nếu như chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc về thế giới thơng tin.

- Điểm đặc thù của khoa học xã hội xét từ phương diện thông tin:

Đối với khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật, công nghệ thơng tin, tư liệu cũng có giá trị tham khảo, cũng là nền móng, chất liệu để cấu thành các cơng trình nghiên cứu nhưng các khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật tham khảo thông tin tư liệu và triển khai nghiên cứu cũng có những đặc điểm riêng khơng giống khoa học xã hội.

Một điểm khác biệt gần như tự nhiên của khoa học xã hội so với khoa học tự nhiên và kĩ thuật công nghệ là khoa học xã hội có mối liên hệ gắn bó mật thiết với thơng tin xã hội và ln có nhu cầu trang bị thơng tin và tìm kiếm thơng tin khoa học xã hội. Đối với các khoa học xã hội, những thông tin xã hội là cơ sở cho các nghiên cứu, lí giải về xã hội. Thơng tin xã hội chính là các thơng tin về những hoạt động của đời sống con người từ phương diện kinh tế đến chính trị văn hố xã hội.

Nhà khoa học khi tiến hành nghiên cứu, họ dễ dàng xác định được vấn đề mình đang thực sự quan tâm, cũng như có thể phân tích, diễn đạt chúng thành các tḥt ngữ tìm kiếm thơng tin. Tuy nhiên, muốn có được một quyết định nghiên cứu đúng đắn, ngồi khả năng chun mơn, nhà nghiên cứu cần phải có thơng tin đầy đủ và khách quan về lĩnh vực mà mình muốn tìm hiểu. Chỉ riêng kinh nghiệm bản thân thì khó có thể đem lại cho họ hiệu quả cao trong hoạt động nghiên cứu. Họ cần có một cơng cụ để khai thác và sử dụng thơng tin hiệu quả ví dụ thư viện. Họ cần được cung cấp thường xuyên liên tục từ các trung tâm thơng tin và thư viện.

Có thể nói, cơng việc của người làm nghiên cứu gắn bó hết sức chặt chẽ với kỹ năng khai thác, phân tích, đánh giá, tổng hợp, và sử dụng thơng tin, đó mối quan hệ hữu cơ máu thịt, khơng thể tách rời. Do đó, thơng tin hết sức có ý nghĩa đối với nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Là cơng cụ có tính chất nền tảng khơng thể thiếu khi tiến hành các nghiên cứu khoa học.

Người ta ước tính, 1/3 thời gian làm việc của nhà nghiên cứu phải dành cho việc tìm hiểu và tìm kiếm thơng tin cho các cơng trình nghiên cứu mới. Ngày nay, đứng trước thế giới thông tin đa dạng, nhiều chiều, nhà nghiên cứu khoa học xã

hội đứng trước mênh mông các nguồn tư liệu, nhất là tư liệu online, song lại vấp phải vấn đề khó khăn trong việc thẩm định tư liệu,...với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nhà nghiên cứu lại phải tăng cường khả năng tiếp cận thơng tin...tất cả đó ln ln là vấn đề nhà nghiên cứu phải thường trực đối mặt.

2.3.2.2. Vai trị của thơng tin, tư liệu đối với sự phát triển khoa học xã hội. Chúng ta lí giải như thế nào về thực trạng có khá nhiều cơng trình và đề tài nghiên cứu thuộc đủ các cấp có tính khả thi rất thấp? Có phải là do nội dung nghiên cứu đã quá lỗi thời, quá giáo điều, khơng sát thực tế? Có phải do dữ liệu phục vụ nghiên cứu khơng tồn diện và cập nhật? Hay do phương pháp nghiên cứu thiếu tính khoa học?

Trong nghiên cứu khoa học, chất lượng thơng tin có ảnh hưởng quan trọng bậc nhất đối với kết quả nghiên cứu, điều này có thể thấy rõ qua một số những ảnh hưởng bất lợi của thông tin đối với kết quả nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng.

Trên thực tế, cơng tác nghiên cứu khoa học, có thể gặp phải những khó khăn do hạn chế từ công tác thông tin, tư liệu. Cần phải được khắc phục lỗi tư liệu từ khi đưa vào tham khảo, nghiên cứu. Trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Có thể kể ra một số lỗi sau đây:

Thứ nhất là, thông tin sai lệch.

Thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch chắc chắn sẽ dẫn tới những quyết định phiến diện hoặc sai lệch trong nghiên cứu và phát triển ứng dụng.

Trong nhiều nghiên cứu, có tình trạng: nội dung nghiên cứu đã quá lỗi thời, quá giáo điều, sách vở, không sát thực tế đang vận động. Nếu như chưa đề cập tới khả năng chun mơn thì ngun nhân chính dẫn tới điều này là do nhà nghiên cứu đã khơng có sự chuẩn bị chu đáo về mặt thơng tin khi bắt tay vào nghiên cứu. Do đó, kỹ năng khai thác, thẩm định và tổng hợp thơng tin đóng vai trị quyết định. Thông tin đầu vào giống như một tiền đề cấp một cho các nghiên cứu, các suy luận tiếp theo, đảm bảo hay khơng việc có được những kết ḷn tin cậy, có sức thuyết phục.

Thơng tin sai lệch cũng bắt nguồn từ việc sử dụng tài liệu tham khảo, đối chiếu về nguồn tài liệu trong cơng trình nghiên cứu cũng đã có rất nhiều vấn đề. Hoặc là nhà nghiên cứu khơng có thơng tin đầy đủ về các nguồn tài liệu đã được trích dẫn, hoặc là họ khơng biết tổ chức danh mục tài liệu theo đúng cách đã được quy định.

Một số lĩnh vực khoa học xã hội có độ trễ nhất định; một số lĩnh vực khác lại có tính vượt trước. Điều này, địi hỏi rất cao đối với hoạt động thơng tin tư liệu và thư viện. Những thơng tin sai lệch liên quan đến tính vượt trước và độ trễ của khoa học xã hội sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với bản thân khoa học xã hội, và đối với đời sống chính trị xã hội, tâm lí văn hóa tinh thần của xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai là, dữ liệu phục vụ nghiên cứu khơng tồn diện và cập nhật.

Chắc chắn là, khi mà luận chứng, luận cứ nghiên cứu chỉ dựa trên những nguồn tin không đầy đủ, lỗi thời hoặc một chiều, chắc chắn kết quả nghiên cứu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, ngun nhân sâu xa về mặt thơng tin chính là do sự thiếu hiểu biết về cách thức tổ chức thông tin trong hoạt động nghiên cứu của người tham gia nghiên cứu.

Từ đó có thể thấy, thơng tin và năng lực thông tin giúp nhà nghiên cứu giải quyết được điều này thơng qua những chiến lược tìm kiếm thơng tin hợp lý, cách thức sử dụng các cơng cụ tìm kiếm thông tin một cách linh hoạt, các phương pháp thẩm định thông tin khách quan và khoa học, cũng như khả năng tổ chức thông tin chặt chẽ. Nguồn thông tin đầy đủ, đa chiều, và có chất lượng sẽ giúp nhà nghiên cứu đưa ra những luận cứ khoa học có tính khách quan và khả thi rất cao.

Có thể nói, cán bộ nghiên cứu là những người dùng tin đặc biệt. Bởi lẽ họ là những chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Khả năng tự nắm bắt nhu cầu thông tin của họ là khá cao. Họ cũng là người đã định hình được hành vi thơng tin (tìm kiếm và sử dụng thông tin) rất rõ nét. Điều này khơng có nghĩa là đã đủ để họ trở thành người có hiểu biết sâu sắc về thơng tin. Do đó, nếu các nhà nghiên cứu khơng chú trọng tính tồn diện và tính cập nhật của thơng tin thì việc nghiên cứu sẽ trở nên phiến diện và kết quả nghiên cứu sẽ không đạt kết quả như mong muốn.

Khoa học xã hội tiếp nhận và kế thừa nhiều nghiên cứu của các khoa học khác nhau khi nghiên cứu một vấn đề, do vậy thơng tin tồn diện có ý nghĩa lớn đối với các kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội. Cũng như vậy, sẽ khó có thể đưa ra những nghiên cứu mới, sát thực với thực tế cuộc sống nếu thông tin phục vụ nghiên cứu lỗi thời, khơng có tính cập nhật. Ví dụ: những nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội, về đời sống tín ngưỡng.v.v.

Thứ ba là, tình trạng nhiễu loạn thông tin

“Nhiễu loạn thông tin” là một cụm từ thường được nhắc đến nhiều trong bối cảnh hiện nay. Ngồi sự đan xen của các thơng tin khơng chính xác về một nội dụng cụ thể, thì nhiễu loạn thơng tin cịn được hiểu là hậu quả của sự xuất hiện của truyền thông đa phương tiện, sự bùng nổ của ấn phẩm xuất bản, sự phát ngơn có tính cá nhân của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu độc lập được cơng bố trên các diễn đàn khơng chính thức như các trang mạng xã hội, các blog…khiến cho thông tin được chu chuyển và trao truyền liên tục và với các trình độ nhận thức khác nhau của cơng chúng, của cộng đồng khoa học, thông tin một lần nữa bị khúc xạ, nhiều thông tin đã tam sao thất bản hoặc bị biến dạng bởi những mục đích thiếu trung thực của người dùng tin.

Những "lỗi" cơ bản về mặt thông tin tư liệu nêu trên ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân chất lượng thơng tin, do đó ảnh hưởng đến độ xác thực và tin cậy của kết quả nghiên cứu. Thực tế cho thấy, nhiều kết quả thống kê của các cơ quan có trách nhiệm cũng bị hồi nghi về độ tin cậy do sự vênh nhau giữa các số liệu, hoặc ít nhiều bị che lấp bởi những lí do chủ quan nhất định của chủ thể cung cấp thông tin và xử lý thông tin.

Nhiễu loạn thông tin ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu khoa học xã hội. Vì vậy, nhà khoa học xã hội, cũng cần phải tỉnh táo, nghiễn ngẫm thận trọng trước khi đưa ra những kết luận của mình trước tình trạng thơng tin xơ bồ, nhiễu loạn.

Vai trị của thơng tin, tư liệu đối với sự phát triển của khoa học xã hội về cơ bản, có thể nhận thấy trên một số khía cạnh sau đây:

Một là, thông tin tư liệu là cơ sở để tiến hành nghiên cứu, hoạt động của mọi

nếu không xuất phát từ thông tin, đặc biệt là thông tin xã hội và các thông tin chuyên ngành. Thông tin tư liệu sẽ định hướng vấn đề nghiên cứu. Nhà nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề nào đó, bao giờ cũng quan tâm tới vốn tư liệu, có thể khai thác tư liệu ở đâu, khai thác được chừng nào, có nhiều thơng tin mới hay khơng.

Thơng tin trong đời sống vô cùng đa dạng, song với những dạng/loại thơng tin đã qua xử lí, in ấn thành các báo cáo khoa học hoặc ấn phẩm thông tin sẽ giúp các cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội có tầm nhìn bao qt, tổng thể về hệ thống các vấn đề mà mình định nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tập thể hoặc cá nhân nhà nghiên cứu lựa chọn được các đề tài cụ thể, xác định trúng nội dung, phương pháp nghiên cứu, tiết kiệm thời gian và công sức để tổ chức tốt quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu.

Hai là, thơng tin phong phú đa dạng thì vấn đề nghiên cứu sẽ rộng rãi, nguồn

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 66 - 77)