TÀI LIỆU TIẾNG LÀO

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 25 - 32)

Với nước Lào, những phân tích triết học về thơng tin tư liệu và thư viện là một vấn đề hồn tồn mới, theo những thơng tin mà chúng tơi thu thập được trong thời gian làm luận án, thì sách và báo viết về vấn đề này hồn tồn khơng có. Kể cả những luận án, hoặc thấp hơn là luận văn của các tác giả, nghiên cứu sinh, trong và ngồi nước quan tâm đến những vấn đề có tính lý ḷn, có tầm vĩ mơ, có khả năng định hướng là rất hiếm hoi.

Đơn cử, một số luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lào thực hiện ở Việt Nam từ năm 1990 đến 2012 như của Bun phon Bunhanit (1990),Kăm Phởi Phăn Tha Chon (1993), Su Văn Phêng Bup Pha nu vông (1993), Thong Salit Mangnomek (1994), Kan Nha Sy La vong (1995), In Phon Nhốt Xa Vông (1998), Sỉ Bun hương Phan Da Vong (1999), Xỉ lửa Bun Khăm (2001), Khăm Pheng Say Sôm Pheng (2001), Bunchom Vông phết (2002), Khăm Mặn Chăn Tha Lăng Sỷ (2002), Phăn Đng Chít Vơng Sa (2002), Xỉnh Khăm Phơm Ma Xay (2003), Vi

Xúc Phôm Phi Thắc (2003), Bun ma Kết Kê Sỏn (2003), On Keo Phom Ma Kon (2004), Đệt Ta Kon Phi la Păn Đệt (2004), Sỏn Tha Nu Thăm Ma Vông (2006),Viêng Thoong Sỉ Phăn Đon (2010), Khăm Phả Phim Ma Sỏn (2010),Bun Thoong Chít Ma Ni (2010), Thong Băn Sẻng A Phon (2010), Sủn Thon Xay Nha Chắc (2011), Sỏn Xay Văn Na Lạt (2012), Các luận án của các nghiên cứu sinh trên đây chủ yếu là về xã hội học, quản lý kinh tế, chính trị học, xây dựng Đảng, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, thẩm mỹ học Mác- Lênin, chính quyền, cơng tác lý ḷn, văn hóa, tư tưởng, thơng tin đại chúng (báo chí truyền hình…).v.v. chứ chưa có ḷn án nào đề cập đến thông tin tư liệu và vai trị của thơng tin tư liệu đối với sự phát triển xã hội và khoa học và nhất là đề cập từ khía cạnh triết học về vai trị của thơng tin tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của xã hội và khoa học xã hội Lào.

Các luận án của nghiên cứu sinh khác làm ở Trung Quốc, Thái Lan, Nga cũng chưa có ḷn án nào đề cập đến thơng tin, tư liệu và thư viện.

Việc đề cập đến thông tin, tư liệu chỉ nằm trong các báo cáo nội bộ của các cơ quan thư viện, trường học... sẽ được chúng tơi sử dụng như những chất liệu để phân tích, tổng hợp trong luận án này. Tuy nhiên, ngay cả việc tìm được các thơng tin tư liệu này ở Lào là tương đối khó do cơng tác lưu trữ kém.

Tình trạng những nghiên cứu ít ỏi này về thơng tin- thư viện, được xác nhận bởi tác giả Jaffe Yee Yeow-fei từ năm 1999. Trong bài viết “The publishing of library and information science journals in Southeast Asia - an overview” (Cái nhìn tồn cảnh về ấn phẩm khoa học thông tin và thư viện ở các quốc gia Đông Nam Á), tham luận tại Đại hội IFLA lần thứ 65 tại Bangkok, tác giả này cho rằng, khơng có bất kỳ ấn phẩm nào về thơng tin thư viện được xuất bản ở Lào. Nguyên do có lẽ là chưa có hiệp hội thư viện và trường đào tạo ngành thư viện [97]

Nghiên cứu này cho thấy ít ra đến thời điểm năm 1999, những nghiên cứu và công bố nghiên cứu về thư viện thơng tin ở Lào hồn tồn vắng bóng.

Tuy nhiên, ở cấp độ các hoạt động thực tiễn cụ thể, vẫn có xuất hiện trong các báo cáo quốc tế, của các tổ chức dự án đầu tư cho Lào chúng tơi thấy, ít nhiều, đã đề cập đến hoạt động thơng tin, thư viện Lào. Có thể thấy được điều này

trên một số website, dữ liệu online. Ví dụ, trên website: http://www.globalcolors.org/projects/laos (truy cập 22/8/2013), với tựa đề “Laos literacy and library boats”, tác giả đã viết: nhìn sâu vào bên trong các thư viện ở Lào, chúng tơi thực sự sốc vì số lượng sách q ít ỏi trong đó” (Inside the library we were shocked at how few books there were), và kết quả là một dự án đầu tư sách nâng cấp thư viện đã được tiến hành tới các vùng dọc sông Mê Kông gần Luang Prabang.

Hoặc là, trong Báo cáo chính thức của Barbro Thomas, Thư viện Quốc gia Thụy Điển, vào tháng Ba, 2009 với tựa đề: “Phát triển các thư viện công cộng hiệu suất tại Lào và Việt Nam” đã nhận xét: “Dịch vụ thư viện cơng cộng ở Lào và Việt Nam nói chung là chất lượng thấp và khơng đáp ứng được nhu cầu của công chúng”, “Thư viện thường quá tải với học sinh trong việc hỗ trợ họ làm bài tập về nhà và với sinh viên làm nghiên cứu”. Và với dự án này, các nhà tài trợ đã đặt ra mục tiêu tổng quát là: xố đói giảm nghèo và thúc đẩy quyền con người thông qua các thư viện như chất lượng văn hóa, cơ sở giáo dục và thơng tin cho cơng chúng. Các mục tiêu dự án này tiến hành là:

Mục tiêu 1: Tăng cường năng lực quản lý và nhân viên thư viện để cung cấp

dịch vụ thư viện đặc trưng bởi chất lượng và tương tác với công chúng.

Mục tiêu 2: Tiếp tục hỗ trợ các dịch vụ thư viện chất lượng

Mục tiêu 3: khung thể chế và khu vực được cải thiện cho ngành thư viện mặc

dù nâng cao nhận thức, trao đổi quan điểm và kinh nghiệm về vai trò của thư viện trong xã hội giữa Lào, Việt Nam, các nước châu Á khác và Thụy Điển.

Trong lời tóm tắt, báo cáo đã cho rằng: thư viện công cộng ở Lào và Việt Nam cần phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của công chúng, đảm bảo truy cập bằng thơng tin và kiến thức. Bình đẳng trong tiếp cận thông tin và kiến thức là điều cần thiết trong tiến trình dân chủ. Một dịch vụ thư viện công cộng chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho người dân nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ và như một tiền đề cải thiện điều kiện sống của họ. Các thư viện công cộng là một trong nhiều những vai diễn trong nỗ lực lâu dài để giảm nghèo và trong tiến trình dân chủ.

Trong dự án đề cập trên đây, chúng tôi thấy, dự án đã quan tâm đến vai trò của thư viện đối với các nước kém phát triển như Lào, Việt Nam, rất có ý nghĩa tham khảo đối với cơng trình này của chúng tơi.

Tìm trong văn kiện của Đảng, Nhà nước Lào, quan điểm thực tiễn về thông tin, tư liệu và thư viện, chưa có đề cập một cách trực tiếp có hệ thống. Tuy nhiên, Hội nghị toàn thể lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về sự phát triển nguồn nhân lực của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã nhấn mạnh việc củng cố và mở rộng mạng lưới thư viện phịng đọc, khuyến khích việc đọc, tạo ý thức và thói quen đọc. Đồng thời, cịn nhấn mạnh về việc củng cố và mở rộng các phương tiện thông tin tư liệu, xuất bản báo, đài tiếng nói, truyền hình trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng tốt hơn”

Đại hội lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào đã định hướng đường lối chính sách là về khuyến đọc, khuyến học, và nâng cao chất lượng thông tin, tư liệu. [136: 58].

Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, số 14/BCTTƯĐ, ngày 21/12/2001 đã nói về sự phát triển và ứng dụng cơng nghệ thơng tin, tư liệu ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào [108]

Trong Hội nghị toàn quốc về thơng tin, văn hóa và du lịch, Thủ tướng Thongsing Thăm Ma Vông đã đề cập tới việc cải thiện cơ sở hạ tầng góp phần nâng cấp các kỹ thuật vật chất trong văn hóa như: thư viện, bảo tàng, nhà truyền thống…để nhân dân các cấp được cơ hội sử dụng các tiềm năng này và phục vụ nghiên cứu[123].

Những quan niệm nêu trên đã giúp chúng tơi có thêm căn cứ quan trọng để triển khai đề tài trên đây ở nước Lào, với mong muốn sẽ làm tốt hơn công tác thông tin, tư liệu và thư viện, phục vụ phát triển kinh tế xã hội Lào nói chung, của KHXH nói riêng.

Điều đáng ghi nhận là, về phương diện chính sách, Nhà nước Lào đã ban hành được Luật Thư viện, vào năm 2011, gồm 9 chương, 55 điều, quy định các vấn đề về hoạt động thư viện[120], trong Điều 4, chương 1, đã quy định chính

sách của nhà nước đối với thư viện; Điều 49, đã quy định ngày thư viện quốc gia là ngày 9.4, trên cơ sở lấy ngày thành lập thư viện Quốc gia Lào (9/4/1818). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các hoạt động thông tin thư viện trên lãnh thổ Lào.

Tiểu kết chương 1

Nhìn chung, qua tổng quan tài liệu, chúng tơi đã tìm tìm kiếm được nhiều tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận án song các tài liệu có mấy đặc điểm:

- Các nghiên cứu của Lào là hết sức đơn lẻ, sơ sài; chúng tơi chỉ có thể tham khảo được những tài liệu nói về thực trạng của hoạt động thư viện ở Lào như số lượng sách vở, tài liệu, một số dự án thực tế về thông tin - thư viện, chứ những vấn đề thuộc về lí luận, lý thuyết hầu như chưa có một tác giả nào đề cập.

- Các nghiên cứu của tác giả Việt Nam khá phong phú, tuy nhiên: + Hoặc đề cập chung chung các vấn đề của thông tin;

+ Hoặc đề cập đến các vấn đề lý thuyết và kĩ thuật hoạt động thơng tin thư viện;

+ Một số cơng trình khơng phân định rạch rịi đâu là thông tin, đâu là hoạt động thông tin, đâu là thư viện hoạt động thư viện, đâu là tư liệu, nhiều cơng trình xen lẫn các khái niệm thông tin, thông tin tư liệu, thông tin thư viện trong nghiên cứu của mình.

+ Trong một số cơng trình khơng đề cập trực tiếp đến thơng tin học, thư viện học, ...nhưng đã gián tiếp đề cập đến thơng tin, vai trị của thơng tin rất có ý nghĩa tham khảo cho nghiên cứu sâu hơn về thông tin;

+ Nghiên cứu thông tin, tư liệu và thư viện dưới cách tiếp cận triết học rõ ràng là khơng nhiều, tuy nhiên, cũng có một số tác giả đã nghiên cứu khá sâu như: Nguyễn Như Diệm, Lê Thị Duy Hoa, Phùng Văn Thiết,... Quả thực tiếp cận thơng tin dưới góc độ triết học khơng dễ dàng, tuy nhiên trên cơ sở các tài liệu hiện có, chúng tơi sẽ tổng hợp phân tích để nêu lên được những khía cạnh triết học trong nghiên cứu này.

- Tài liệu tiếng Anh cũng khá nhiều, tuy nhiên, do trình độ cịn hạn chế, chúng tơi chỉ mới khai thác được một số các cơng trình online, cơng trình của hiệp hội thư viện quốc tế, ...chứ chưa có điều kiện đi sâu tiếp cận các chuyên đề hẹp và sâu của các nghiên cứu đề cập đến thông tin, tư liệu và thư viện.

- Chúng tôi cố gắng kế thừa các nghiên cứu nói trên cũng như một số các tài liệu khác. Các tài liệu sử dụng phục vụ cho Luận án, được chúng tôi sắp xếp ở phía sau phần kết luận của Luận án, theo đúng thể thức yêu cầu của cơ sở đào tạo về trình bày kết quả nghiên cứu của một luận án tiến sĩ.

Với tư cách là một luận án của chuyên ngành triết học trong các khoa học, chúng tơi đã nỗ lực nhiều để tìm các tài liệu có bàn sâu đến tính chất triết học của các hoạt động thơng tin, thư viện và sự định hướng cho sự phát triển của thơng tin- thư viện-với tính cách là một ngành hoạt động xã hội, có vai trị to lớn đối với sự phát triển của các xã hội, đặc biệt là các xã hội còn chậm phát triển như nước Lào. Tuy nhiên, các tài liệu bàn sâu tới khía cạnh triết học thì lại q tập trung vào đối tượng xem xét của nó là thơng tin và phản ánh, cịn các hoạt động ở tầng thư viện- thơng tin thì những vấn đề triết học chủ yếu được bàn lại chỉ là vai trị, ý nghĩa, đặc điểm....của cơng tác thơng tin thư viện đối với sự phát triển.

Theo chúng tôi được biết, ngay trong các tài liệu tiếng Anh, tiếng Nga, định hướng triết học đối với các nghiên cứu và triển khai về thông tin và phản ánh cũng chỉ được triển khai trong khuôn khổ của các vấn đề khoa học luận. Những năm gần đây, những vấn đề này trở thành một đối tượng nghiên cứu rất chuyên biệt của các học giả ở trình độ cao, cho nên rất khó tiếp cận.

Với các nước chậm phát triển như Lào, việc khai thác các vấn đề triết học, khả năng định hướng của nó cho các hoạt động thơng tin- thư viện, thì thường là những lý giải đã rõ, khơng có vướng mắc gì nhiều về phương diện khoa học, cho nên trong các tài liệu, chúng tôi cũng chỉ thấy, các tác giả đề cập khơng nhiều. Sự nghiên cứu, phân tích sâu hơn thì được dành nhiều cho các vấn đề cụ thể trong hoạt động thực tiễn mà đa phần những phân tích cụ thể như vậy thì lại gắn chặt với các vấn đề của tin học và của thư viện học.

Ý nghĩa triết học lớn nhất mà luận án tự đúc kết được cho mình trong vấn đề này là: cùng với sự phát triển của khoa học, hoạt động thông tin, thư viện sẽ ngày càng trở nên hiện đại hơn, hiệu quả hơn, phong phú hơn và cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, chức năng xã hội cũng như chức năng khoa học của hoạt động này đối với sự phát triển của khoa học nói riêng và xã hội nói chung, về bản chất là khó có thể khác trước.

Thơng tin, thư viện dù tiến bộ đến đâu cũng vẫn đóng vai trị là phương thức, là công cụ cho sự nhận thức, sáng tạo và phát triển của con người và xã hội loài người.

Chương 2.

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w