2.1.1.1. Thông tin
Khái niệm: Trong văn phong hàng ngày, chúng ta bắt gặp chữ "Tin" khá
thơng dụng. Ví dụ: đưa tin, tin tức, tin học,.v.v. “Tin” được dùng với các ngữ cảnh khác nhau, ví như: người đưa tin, vật mang tin, sao lưu tệp tin (tin học), tin tức (truyền thông), thông tin (thông tin học)... Các lĩnh vực, cũng như các khoa học khác nhau sử dụng khái niệm tin với những ý nghĩa không giống nhau.
Tin là thuật ngữ xuất phát từ tiếng La tinh là "infomatio" nghĩa là giải thích, lược tḥt, tạo ra một hình dạng (form) hoặc truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đây là một khái niệm khó xác định nội hàm của nó. Cùng với sự phát triển của xã hội, nội hàm của khái niệm này cũng có sự phát triển. Khái niệm thông tin xuất phát từ khái niệm “tin” gốc này.
Do thơng tin là một phạm trù có nội dung rộng lớn nên có khá nhiều định nghĩa về thơng tin. Oxford Advanced Learner' s Dictionary cho rằng, thông tin là
“những sự việc sự kiện về ai đó hoặc về cái gì đó"[93:796]. Từ điển An tồn thơng tin Anh-Việt và Việt-Anh định nghĩa, thông tin là "Bất kỳ một sự truyền
thông hoặc thu nhận tin tức nào như các sự kiện, dữ liệu hoặc các ý kiến, bao gồm các dạng số, đồ họa, hoặc dạng tường thuật, cho dù bằng miệng hay lưu giữ trên phương tiện bất kỳ, kể cả các cơ sở dữ liệu máy tính hóa, giấy, vi dạng hoặc băng từ"[93: 796]. Phần lớn các định nghĩa đều chú ý đến hai dấu hiệu của thông tin: nội dung và phương thức biểu hiện của thông tin, đây là hai yếu tố căn bản trong khái niệm thông tin.
Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đốn được ghi nhận, có thể làm tăng sự hiểu biết của con người. Thông tin
được hình thành trong quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi người có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người khác, thông qua ngôn bản, văn bản, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc bằng sự quan sát xung quanh hoặc trải nghiệm mà có được.
Thơng tin theo nghĩa chung nhất (tầng triết học) là kết quả của sự phản ánh, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, bằng nhiều dạng thức khác nhau: ngơn từ, kí hiệu, hình ảnh, ...hay nói rộng hơn bằng các phương tiện có khả năng tác động lên giác quan của con người. Thông tin là sự kết quả của sự phản ánh (của các sự vật và hiện tượng) từ thế giới bên ngồi vào đầu óc con người.
Nội dung của thơng tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với các sự vật khác. Vì vậy, thơng tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong thiên nhiên, ... giúp cho họ thực hiện hợp lý cơng việc cần làm để đạt tới mục đích một cách hiệu quả nhất; là cơ sở cơ bản và quan trọng để con người tiến hành mọi hoạt động từ nhận thức đến thực tiễn.
Cũng có thể hiểu một cách khác, thơng tin là tồn bộ các dạng thức phức tạp khác nhau của tri thức được con người tiếp nhận phải sự dụng, phải cải biến, phải phát triển…để phục vụ cái nhu cầu tồn tại và phát triễn của mình.
Chúng tơi cho rằng, khái niệm “Thông tin” trước hết bao gồm những nội dung sau:
- Những tri thức mà loài người đã tạo lập được trong lịch sử, được ghi lại dưới dạng các kí hiệu, ký tự, các kiểu ngơn ngữ… trong các văn bản, tài liệu… chuyển lại từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế khác.
- Các dạng thức chuyển tải ngồi ngơn ngữ thường thường được thể hiện trong các hình thức văn hố của con người như: âm nhạc, hội hoa, điêu khắc , múa…v.v.
- Các loại tri thức được chuyển tải qua các vật mang trung gian dưới dạng các tín hiệu, các sóng điện từ, sóng ánh sáng và các dạng thức giao tiếp đặc thù khác của con người.
- Các dạng thức phức tạp của giao tiếp, chuyển tải,tín hiệu, thơng điệp, ý nghĩa giữa các chủ thể khác nhau trong đời sống con người và xã hội. Như vậy, các dạng thơng tin có ý nghĩa nhất mà Ḷn án tìm hiểu và giải quyết các vấn đề đặt ra đối với nó, trước hết là tri thức phong phú và phức tạp của con người, tồn tại trong các loại hình tư liệu mà ngày nay phương thức lưu giữ, truyền tải phát, huy tác dụng có ý nghĩa nhất đối với tri thức các loại chính là thư viện (hoặc các trung tâm thông tin) với các hoạt động phong phú của nó.
Trên đây là khái niệm thơng tin được giới hạn sử dụng trong phạm vi luận án. Tuy nhiên, cần nói rõ thêm rằng, ngồi phạm vi này, thơng tin, tư liệu, thư viện cịn có những đặc trưng riêng và trong những lĩnh vực khác nhau, khái niệm “Thông tin” không thể đồng nhất với nhau. Về phương diện triết học, “Thơng tin” là tồn bộ các tín hiệu từ thế giới bên ngoài tác động đến con người, được con người tiếp nhận, xử lý, trao đổi… phục vụ sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội lồi người. Thơng tin được chia thành nhiều tầng, bậc, nhiều loại… Khoa học xã hội quan tâm đến nhiều loại, nhiều dạng thơng tin nhưng có chú trọng nhiều hơn tới thơng tin xã hội. Nói đến tư liệu là nói đến các nguồn tài liệu được hình thành trên cơ sở sưu tầm, lưu trữ, hoặc xử lý thông tin theo một chủ đề, nội dung nhất định. Còn thư viện là nơi lưu giữ, bảo quản, cung cấp, chia sẻ, thậm chí là tạo lập thơng tin, tư liệu.
Khi xác định, thông tin gắn liền với tư liệu và thư viện tức là gắn với những dạng thức, địa chỉ tồn tại lưu trữ của thông tin, trong khi “bỏ qua” hoặc gác lại những dạng thức tồn tại và biểu hiện khác của thơng tin. Hay nói cách khác, thơng tin được đặt trong mối quan hệ với tư liệu và thư viện. Trong thực tế hoạt động thông tin, thực sự thông tin-tư liệu và thư viện thường đi liền với nhau một cách chặt chẽ. Không phải ngẫu nhiên, trong truyền bá thông tin, người ta thường nhắc đến cụm từ thông tin tư liệu- thư viện, bởi vì nói đến thư viện là nói đến sách,
báo, tài liệu…tức là nói đến tư liệu, mà nói đến tư liệu là nói đến thơng tin –cái nội dung được chứa đựng trong các tư liệu ấy.
Ngoài ra, đi với khái niệm thơng tin thường có các khái niệm tín hiệu, truyền tin...mà thường được sử dụng trong khoa tần số, khoa kĩ tḥt thơng tin.v.v. Tín hiệu, là các đại lượng vật lý biến thiên phản ánh tin cần truyền. Các đặc trưng vật lý có thể là dịng điện, điện áp, ánh sáng, âm thanh, trường điện từ...[17:76]; truyền tin dùng để chỉ sự trao trao chuyển thông tin lẫn nhau giữa các hệ thống, các đối tượng nhằm mục đích nắm bắt thơng tin hoặc do thõa mãn nhu cầu dùng tin...truyền tin có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công cụ, thiết bị hỗ trợ.
Thông tin được chúng tôi đề cập trong Ḷn án này khơng phải là tín hiệu đơn lẻ, rời rạc mà là nằm trong hệ thống gắn liền với tư liệu và thư viện, hoạt động thư viện, thuộc phạm trù khoa học thông tin và thư viện (hay cịn gọi là thơng tin học và thư viện học).
Trên thực tế, bộ môn thông tin học, hay thư viện học thường dùng khái niệm theo kiểu “liên khái niệm” để chỉ về loại hình thơng tin, tư liệu đó là khái niệm thơng tin-thư viện. Trong đào tạo hiện nay, khơng ít trường đã phân khoa theo kiểu nói trên, ví dụ như khoa thơng tin - thư viện hoặc khoa thư viện –thông tin.
Đây cũng là cơ sở lí luận, phương pháp luận quan trọng, để chúng tôi kế thừa, tiếp cận, giải quyết những vấn đề liên quan đến thơng tin trong ḷn án của mình.
Một điều cần phải nhấn mạnh, cũng ở trong luận án này, chúng tôi không đi về mặt tự nhiên của thông tin mà đi vào mặt xã hội của thông tin, bản chất xã hội của thông tin để trên cơ sở đó nghiên cứu thơng tin với đời sống xã hội và khoa học. Tuy nhiên, lúc cần, chúng tơi cũng có đề cập đến những thuộc tính tự nhiên, những giá trị, ý nghĩa phổ qt của thơng tin để có thể hình dung rõ hơn vấn đề, nội dung đang bàn.
Các thuộc tính của thơng tin nói chung:
Thơng tin với tính cách là sự vật hiện tượng, đặc biệt khi xem xét chúng là một hiện tượng xã hội, chúng ta có thể nhận diện được các thuộc tính của chúng như sau:
Một là, tính giao lưu
Thơng tin tiềm tàng mọi nơi trong xã hội, phong phú và đa dạng về bản chất, cấp độ, nội dung...Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có sự hiện diện của thơng tin, song thơng tin chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được truyền đi, phổ biến và được sử dụng. Thông tin nếu không được quảng bá nghĩa là thông tin chết, hoặc vô giá trị hoặc người dùng không biết đến giá trị của chúng. Có thể nói, sức sống của thơng tin nằm ở tần suất giao lưu của nó.
Điều này cũng có thể dễ nhận biết trong thực tế. Một thơng tin được nhiều người quan tâm, được sử dụng nhiều lần, trong nhiều tài liệu khác nhau, điều đó có nghĩa là thơng tin đó rất có ý nghĩa, có giá trị đối với nhiều người, và một thơng tin như vậy nghĩa là thông tin sống. Trong khoa học, một thơng tin được trích dẫn, tham khảo nhiều nghĩa là thơng tin đó có chất lượng, có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nghiên cứu.
Hai là, tính khối lượng
Thơng tin là hàm lượng tri thức có thể đo được bằng những thang đo khác nhau. Thơng tin có khối lượng. Người ta có thể xác định được khối lượng thơng tin là nhiều hay ít. Lý thuyết về thơng tin xác định số lượng tin như sau: người ta thừa nhận rằng càng có nhiều tín hiệu được sinh ra từ nguồn tin thì càng có nhiều thơng tin được truyền đi. Khi đó thơng tin được mơ tả bằng sự thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn.
Thông tin được truyền qua vật mang tin. Vật mang tin là cái vỏ vật chất của thơng tin. Vật mang tin rất đa dạng, có thể là giấy, sóng điện từ, băng từ,...vật mang tin quy định khối lượng thơng tin, ví dụ thơng tin trong đĩa nén, file nén thì lớn hơn thơng tin trong usb dung lượng nhỏ hoặc file rời.
Bởi vậy, về mặt lý thuyết, mỗi vật mang tin đều có khả năng xác định giới hạn các tín hiệu mà nó có thể chứa đựng trên đơn vị khơng gian hay thời gian.
Lý thuyết thông tin sẽ cho chúng ta biết cách ước lượng giới hạn này và quan trọng hơn là làm thế nào để trình bày các tín hiệu sao cho chúng được truyền đi trên các vật mang tin đảm bảo thơng tin ít bị sai lệch nhất.
Do vậy, thông tin trong khoa học thường được thể hiện ở dạng những tài liệu khoa học, các chuyên đề thông tin, được sưu tập, nghiên cứu và cất giữ trong các thư viện chuyên ngành.
Ba là, tính chất lượng
Mong muốn của những người dùng tin nghiêm túc là thơng tin phải có tính xác thực và đúng đắn. Nói khác đi, thơng tin phải sát hợp với thực tế, phải phán ánh đúng đắn trạng thái khách quan. Độ tin cậy của thơng tin được tăng lên nếu nó được kiểm tra bằng các phương tiện độc lập. Để đạt được mục đích sử dụng của người dùng, thông tin phải được cập nhật một cách đầy đủ và chính xác. Điều đó có lợi cho người dùng tin, giúp họ thỏa mãn nhu cầu về thông tin. Mặt khác, giúp họ không bị lạc hậu về mặt tin tức. Nếu thơng tin khơng đầy đủ thì mức độ khơng chắc chắn cần phải được chỉ ra, hoặc phải tuân theo một quy ước nào đó.
Thơng tin càng dễ hiểu, người nhận tin càng dễ lĩnh hội và cũng dễ dàng để đa số cơng chúng tiếp nhận. Ví dụ, một cuốn sách khoa học học thường thức (popular) thì dễ hiểu hơn một cuốn sách viết bằng các thuật ngữ khoa học hàn lâm (academic). Vả lại, có những quy tắc (ngơn ngữ, kí hiệu...) cho phép ta đảm bảo khía cạnh này của chất lượng thơng tin.
Thơng tin chất lượng thấp là những thông tin đã bị con người làm sai lệch, bóp méo do chủ ý của ai đó gây nên sự nhiễu về thơng tin. Nó có thể xung đột với những thơng tin khác, hoặc nó cũng có thể được trình bày một cách nghèo nàn hoặc quá phức tạp rối rắm gây ra những khó khăn đối với người tiếp nhận, lĩnh hội thông tin.
Thông tin chất lượng cao là thông tin trung thực, khách quan và thường thì nguồn tin này thường được cung cấp bởi các trung tâm thông tin hoặc đơn vị truyền thông hoặc nhà nghiên cứu có uy tín.
Xu thế của người dùng tin, đặc biệt đối với giới nghiên cứu là tìm đến những nguồn tin, những thơng tin có chất lượng, có giá trị tham khảo cao.
Bốn là, tính giá trị
Trên bình diện tổng qt, thơng tin có giá trị là những thơng tin có tính chất riêng biệt (thơng tin "độc") và thơng tin có tính chất dự báo (thơng tin chiến lược). Tính chất riêng biệt làm cho thơng tin phù hợp với nhu cầu của người sử dụng và tăng vị trí cạnh tranh của người dùng tin, cịn tính chất dự báo cho phép người ta lựa chọn một quyết định trong nhiều khả năng cho phép hoặc có thể diễn ra.
Có thể nói thêm rằng, giá trị nhận thức của thơng tin dự báo liên quan mật thiết đến tính đúng đắn của việc lựa chọn quyết định. Khó có thể quyết định nếu thiếu thơng tin và khó có thể đưa ra quyết định chính xác nếu thơng tin khơng đầy đủ và thấp kém về giá trị khoa học.
Trên một ý nghĩa rộng hơn, giá trị của thông tin nằm ở trong quyền lực tổ chức của nó. Thơng tin phản ánh cái xác định, trật tự trong mối quan hệ của tổ chức. Thơng tin có giá trị cao cho phép con người có thể làm mơi trường tốt hơn lên và có thể ra những quyết định đối phó được với sự thay đổi của hồn cảnh. Tính chất quyền lực này của thơng tin cịn nằm trong cách nó có thể tượng trưng cho những kiến trúc vật chất và tinh thần.
Có bốn yếu tố tác động tới chất lượng thơng tin và đem lại giá trị cho nó, đó là: tính chính xác, phạm vi bao quát của nội dung tin, tính cập nhật và tần số sử dụng. Trong đó, quan trọng nhất là nội dung (lĩnh vực mà thơng tin đề cập hay nói cách khác là chủ đề thơng tin), thứ đến là tính chính xác (mức độ đúng đắn của thơng tin đó đến đâu).
Trong thời đại số, giá trị của thông tin thường được coi trọng ở khả năng tiếp cận trước, ý nghĩa dự báo của thông tin đối với sự phát triển kinh tế, con người và xã hội.
Năm là, tính giá thành của thơng tin
Giá thành của thông tin phản ánh chất lượng thông tin và phản ánh nhu cầu của thị trường dùng tin, cũng như khả năng cung cấp tin của các dịch vụ thông tin.
Thứ nhất là, lao động trí tuệ, bao gồm việc hình thành (làm ra) thơng tin và
xử lý nội dung của nó; lao động trí tuệ kết tinh trong sản phẩm thơng tin càng nhiều thì giá thành thơng tin càng lớn, trái lại, lao động trừu tượng kết tinh trong sản phẩm thơng tin càng ít giá thành của thơng tin càng nhỏ. Giá thành thơng tin cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: tính lịch sử, tính độc đáo, .v.v.
Thứ hai là, các yếu tố vật chất, đó là các phương tiện xử lý và lưu trữ thông