Vài nét về lịch sử lưu trữ thơng tin, tư liệu và hình thành, phát triển thư viện Lào trong gần 40 năm qua.

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 83 - 87)

triển thư viện Lào trong gần 40 năm qua.

Vốn thông tin, tư liệu của Lào được kế thừa chủ yếu từ di sản kho lưu trữ kinh sách nhà Phật trong lịch sử thời kỳ trị vì của vua Chậu Phạ Ngum trong thế kỷ XIV. Hoàng thân Phết Sa Lat là người có cơng đưa các tư liệu, sách vở tiếng Lào và một phần sách tiếng Pháp vào thư viện từ trường học thuộc chùa Chănthabuly và xây dựng một viện gọi là Chănthabuly ngay tại chùa này.

Kho tàng kinh nhà chùa được sửa chữa mới trong thế kỷ XIV, nơi đó trở thành tiền thân của thư viện Quốc gia Lào hiện nay. Tiếp nối phát triển các hotay (kho lưu trữ) ở thế kỷ XVI là Vua Say Sêt Thả Thi Rat, thế kỷ XVII là Vua Su Ri Ya Vông Sả. Các ông vua này đã chú ý đến việc lưu trữ và có ý thức xây dựng, phát triển kho lưu trữ trên đây.

Kế thừa những cơ sở vật chất còn lại của thư viện cổ từ thời vua A Nụ Vông thế kỷ 19, vua Chậu Rạt Xạ Pha Khi Nay Phết Xạ Rạt đã tập hợp sách chữ viết trên lá cây Bay Lan và một sách tiếng Lào, tiếng Pháp, đem vào thư viện Phật giáo tại chùa Vắt Chăn Tha Bu Ly, và thành lập hội Chăn Tha Bu Ly trong cùng một thời gian.

Một địa điểm lớn lưu trữ khá nhiều tài liệu là Ho tay (kho chứa) Si Sạ Kệt đã được trùng tu lại vào đầu thế kỷ 19, đây là đại diện của thư viện Phật giáo Quốc gia, nơi đây chủ yếu lưu trữ các tài liệu thời trước Pháp xâm lược (tài liệu cổ của Lào, được ghi chép trên lá cây Bay Lan).

“Ho tay” được thiết kế để lưu giữ bản thảo được ghi chép trên lá Bay lan, với nhiều nội dung phong phú về lịch sử, văn hóa, thuốc men, phong tục, tập quán của các bộ tộc Lào và khắc ghi những lời khuyên răn của đức Phật.

Nước Lào giành được thống nhất nhờ Hiệp định Geneva 1954, thì một năm sau, năm 1956, Cục Biểu diễn thuộc Bộ Giáo dục và Thể thao đã tổ chức được ngành thư viện thuộc Bộ, có trách nhiệm phục vụ trường học (hiện là trường phổ thông cơ sở A Nụ Vông).

Vào những năm 1960, thư viện đó đóng vai trị trong việc phát triển nguồn nhân lực từ nước ngồi (qua khá nhiều khóa). Bộ Giáo dục đã nâng cấp thư viện và bảo tàng thành một cục thuộc Bộ Giáo dục và đặt tên là “Cục Thư viện và bảo tàng quốc gia”, có vai trị ngày càng mạnh và cho đến năm 1975 khi thành lập nước CHDCND Lào, thì được đổi thành Cục Thư viện, bảo tàng và khảo cổ học Quốc gia; hiện nay tịa nhà đó vẫn là thư viện của trường Phổ thông Trung học thủ đô Viêng Chăn.

Từ năm 1976 trở lại đây, thư viện Quốc gia Lào tiếp tục vận động tuyển nhận nhân lực trong tư cách là Cục Thư viện, bảo tàng và khảo cổ học quốc gia.

Năm 1982, thư viện này đã chuyển sang Bộ Thông tin và Văn hóa, thành lập một cục riêng đó là Cục Bảo tàng và Khảo cổ học, còn thư viện Quốc gia thành một viện chun mơn, thuộc cục Văn hóa quần chúng. Hiện nay, thư viện lại trực thuộc về Cục xuất bản và Thư viện.

Trước năm giải phóng (năm 1975), thì thư viện Quốc gia có nhiệm vụ phục vụ người đọc, học sinh, sinh viên và quần chúng tại thủ đơ Viêng Chăn. Đồng thời, thư viện cịn xuất bản sách văn học cổ được viết trên lá cây Bay Lan với hơn 2000 truyện cổ có từ thời Hội Chăn Tha Bu Ly và 50 truyện bằng tiếng Lào và đã nhận được từ các sách cổ Đông Dương thời thuộc Pháp và cũng xuất bản được một số cuốn sách được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Lào.

Từ năm 1976 đến nay, đã có các cuộc khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu thành lập phịng đọc tại trường phổ thơng cơ sở, trung học, đây cũng là một mạng lưới sâu về giáo dục được kết hợp với Cục Phổ thông, Bộ Giáo dục để cùng nhau xây dựng phòng đọc với 250 nơi, mỗi một nơi đều có người phụ trách do Thư viện Quốc gia phân cơng.

Vào ngày 20/8/1975, các cơ quan chính quyền và cả thư viện Quốc gia đã được đóng cửa dừng việc phục vụ, bởi vì lúc này Lào đang trong thời gian cải cách hành chính. Khi đất nước hồn tồn được giải phóng và thành lập nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày mồng 2 tháng 12 năm 1975, thì phải tới một năm sau đó, thư viện Quốc gia Lào mới được thành lập.

Thư viện có duy nhất một phòng, trực thuộc Cục Thư viện, Bảo tàng và Khảo cổ học của Bộ Giáo dục. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, thư viện gặp nhiều khó khăn, vì Nhà nước khơng có ngân sách chi cho cơng việc này và khơng có các viện trợ của nước ngồi hoặc các tổ chức quốc tế khác. Sự hợp tác giữa thư viện Lào và nước ngồi cũng được khơi phục lại, thư viện vẫn còn được mở cửa để phục vụ thường xuyên.

Trong những năm đổi mới này, có một số cán bộ được gửi đi dạy xóa bỏ mù chữ cho người dân ở vùng sâu vùng xa, công việc này được nhà nước rất khuyến khích để giúp người dân biết đọc, biết viết, cùng với đó, mở nhiều thêm các thư viện trên khắp đất nước Lào, đặc biệt là thư viên tại trường học, thư viện

cộng đồng nhân dân dưới sự chỉ đạo của thư viện Quốc gia. Năm 1982, Lào đã thành lập được thư viện trường học và thư viện nhân dân với 120 địa điểm trên cả nước.

Về hoạt động trong nội bộ của thư viện Quốc gia, vào những năm 1976 – 1982, với hình thức hoạt động chậm và không hệ thống, do các Bộ đảm trách nhiều công việc khác nhau, khiến cho công việc thư viện không được chú ý đúng mức nên hoạt động khơng có hiệu quả.

Trong những thời gian này có rất ít người đến sử dụng dịch vụ tại thư viện, bởi sau khi Mỹ rút, số tư liệu sách, báo để lại phần lớn là các nguồn tài liệu viết bằng tiếng Anh, Pháp, do không được học về ngoại ngữ nên người dân khơng có khả năng tiếp cận, vì vậy họ cũng ít đến các thư viện đọc sách, tra cứu, sưu tầm và lưu trữ tài liệu cá nhân. Vì thế, sau chiến tranh, vốn tư liệu của Lào ở tình trạng gần như số không.

Vào tháng 4 năm 1983, thư viện Quốc gia đã được chuyển sang trực thuộc về Bộ Văn hóa, cịn các cơng việc tạp chí, báo và tất cả các cơng việc in ấn cịn lưu giữ lại tại Bộ Giáo dục nhưng khơng được mang ra phục vụ, vì một số cán bộ đã được phân chia ra công tác tại Bộ Giáo dục và phần còn lại là ở Bộ Văn hóa. Sau đó, thư viện được chuyển sang ở tại tòa nhà Trưng bày (hiện là Bảo tàng quốc gia Lào), thuộc Cục Thư viện – văn hóa quần chúng.

Năm 1985, Thư viện Quốc gia lại chuyển về ở chung với cơ quan báo tạp chí Văn nạ sỉn và trong thời gian này, thư viện chỉ là một phòng thuộc Cục và Cục Quản lí và tổ chức mọi hoạt động của thư viện, thì việc hoạt động của thư viện gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian hệ thống lại thư viện để phục vụ bạn đọc, nhưng vẫn cịn rất ít người đến thư viện, có khoảng 3 - 4 người/ngày.

Đối với tạp chí, các tư liệu in ấn khác được giữ tại tịa nhà thư viện từ năm 1983, chính tịa này đã đóng cửa trong một thời gian khá dài nên làm cho các nguồn tư liệu bị hư hỏng khá nhiều, riêng sách được sử dụng phục vụ người đọc thì được đưa đến lưu giữ tại thư viện của Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục.

Vào năm 1987, khi Bộ Văn hóa và Bộ Giáo dục đã ra quyết định để giao sách, tạp chí và tư liệu chữ Bay Lan cho thư viện Quốc gia. Từ đó, thư viện mới

được chính thức đi vào hoạt động và một năm sau đó thư viện đã chuyển sang một tịa nhà khác, mà trước đây là cục xuất bản, từ đó cho đến nay, thư viện vẫn ở tòa nhà này, nhưng tòa này rất chật hẹp nên khơng có chỗ chứa sách. Sách phải đặt lên trần nhà, những cuốn sách, tạp chí này hầu như khơng được phục vụ bạn đọc.

Năm 1991, 1992 thư viện đã được Thụy Điển, Nhật Bản tài trợ, giúp số tài liệu sách, tạp chí này được đưa ra phục vụ bạn đọc. Hoạt động của thư viện trong thời điểm này mới bắt đầu tiến hành một cách hệ thống, có sự phân cơng trong cơng việc một cách chặt chẽ, rõ ràng. Các nguồn tư liệu, sách tại có tại thư viện, phần lớn được tặng, biếu hoặc giúp đỡ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế như: quỹ Châu Á, Japan Shotoshu Reliet Committee (JSRC). Ngoài ra, thư viện còn nhận được các cuốn sách được tặng do khách du lịch đến thăm bảo tàng Quốc gia Lào.

Nhìn chung, các hoạt động thơng tin tư liệu và thư viện Lào trong gần 40 năm qua rất yếu kém, thiếu sức sống, thiếu sự chun nghiệp và mọi thứ mờ nhạt, khơng có gì đáng để ghi nhận một cách tích cực. Hệ thống tư liệu và thư viện ở Lào chủ yếu nằm trong chùa, nhân dân chủ yếu tiếp cận vốn tư liệu sách vở ở đây và chủ yếu là các tư liệu tản mạn chứ chưa được sắp xếp một cách có hệ thống.

Với từng ấy năm cho đến nay, hoạt động thông tin, tư liệu và thư viện Ở Lào không để lại cho các thế hệ sau những kết quả khả quan nào, gần như mọi việc vẫn phải làm lại từ đầu, vì thế gần như khơng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của KHXH cũng như XH của nước Lào.

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 83 - 87)