Vài nhận xét về thực trạng thông tin, tư liệu và thư việ nở Lào; Nguyên nhân của những vấn đề

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 102 - 105)

Nguyên nhân của những vấn đề

- Vốn tư liệu cịn ít ỏi, nghèo nàn, chưa đa dạng về chủng loại đầu tư tài chính trang thiết bị cịn yếu kém và hạn chế.

- Thơng tin, tư liệu chủ yếu có được thơng qua tài trợ, trao đổi với các nước bên ngồi (Việt Nam và các nguồn khác) chứ chưa có nguồn cấp ổn định và bổ sung thường xuyên.

- Cơ sở vật chất phục vụ lưu trữ, tìm kiếm, khai thác, bảo quản tư liệu còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ. Đơn lẻ có một vài máy móc khá hiện đại (như thiết bị số hóa) nhưng hiệu suất vận hành cịn kém.

- Đội ngũ cán bộ hoạt động thơng tin, tư liệu và thư viện cịn mỏng, non kém về trình độ nghiệp vụ, thậm chí là lệch lạc với yêu cầu của ngành nghề, cần được đào tạo lại, bồi dưỡng và cần được bổ sung một đội ngũ nhân lực mới.

Nhìn chung, cơng tác thơng tin, tư liệu và thư viện ở Lào còn yếu và thiếu, mới dừng lại ở những tiếp cận ban đầu về thông tin, tư liệu chứ chưa thực sự chuyên nghiệp về công tác thông tin, tư liệu và thư viện.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động thông tin, tư liệu và thư viện ở Lào, tuy nhiên về cơ bản, có các nguyên nhân sau đây:

Một là, do chiến tranh ảnh hưởng đến công tác thu thập thông tin, tư liệu của Lào cũng như công tác phổ biến thông tin và hoạt động thư viện.

Lào vốn là thuộc địa của Pháp và sau này là chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ cho tới năm 1975, nước Lào mới được giải phóng, đất nước mới có hồ bình để bắt đầu cuộc xây dựng lại đời sống mới.

Trong thời kỳ pháp xâm lược, sách chủ yếu là sách tiếng Pháp, một phần tiếng Anh, được lưu trữ ở thư viện Quốc gia Lào chủ yếu để phục vụ cho hệ thống quan chức, viên chức làm việc cho chính, cịn dân chúng thì hầu như khơng có thơng tin tư liệu. Thời Mỹ thống trị Lào (1955-1975), các sách báo tiếng Anh được nhập vào chủ yếu để phục vụ đội quân viễn chinh Mỹ, dân chúng hầu như khó khăn trong việc tiếp cận các tư liệu này.

Hai là, do nhu cầu/trình độ dân trí Lào chưa cao

Nước Lào hiện có 6,3 triệu dân (số liệu 2010). Truyền thống giáo dục của nước Lào chủ yếu thực hiện giáo dục dân chúng qua hệ thống chùa chiền khắp đất nước, có thể nói đó là một nền giáo dục tồn dân, và với giáo dục cấp thấp chủ yếu là do Phật giáo đảm nhiệm. Nền giáo dục hiện đại Lào hiện nay chủ yếu được

thừa hưởng kiểu giáo dục của Pháp tức có trường lớp. Và với một hệ thống xã hội chủ nghĩa, nước Lào kế thừa nhiều kinh nghiệm giáo dục của Việt Nam, Trung Quốc.v.v.

Bảng 7. Số lượng học sinh đang học trung học cơ sở và phổ thông trung học 2010

Độ tuổi Số lượng người đi học ở các cấp học

6-10 tuổi 11-14 tuổi 15-16 tuổi Tiểu học THCS THPT

737.878 559.382 429.429 694.392 361.875 149.065 - - - 11% dân số 5,48% dân số 2,26% dân số - - - 18,74% dân số

Bảng 8. Số lượng sinh viên từ cao đẳng, đại học và sau đại học 2010 Bậc học

Trung cấp Cao đẳng (công lập +

dân lập)

Đại học Sau Đại học

Số lượng 11.937 35.234 71.220 1.440

Tỉ lệ 0.18% 0.6% 1% 0.02%

- 1,8 % dân số

Hình.9: Trình độ và tỉ lệ các cấp học, bậc học ở Lào năm 2010 Nguồn: Bộ Giáo dục và Thể thao Lào

Tình hình giáo dục nói trên đã ảnh hưởng lớn đến công tác thông tin, tư liệu và thư viện. Bởi lẽ, khi khơng có một nền giáo dục mạnh thì nhu cầu về tư liệu, về thơng tin và khai thác tư liệu thông tin là rất ít ỏi. Thư viện sinh ra để làm gì, phục vụ ai? Và với mặt bằng dân trí thấp thì dân chúng cũng khơng có khả

năng để có thể tiếp cận được những nguồn tri thức trong các tư liệu và thư viện. Đây là một cái vòng luẩn quẩn ở Lào.

Hiện nay, Lào chưa hình thành được văn hố đọc. Người dân Lào khơng có thói quen đọc sách. Sách báo xuất bản hết sức hạn chế, công tác phát hành kém, số lượng người mua nhật báo và các báo chí chun ngành khơng có, sách báo chủ yếu được chuyển qua phân phối theo lối quản trị cấp phát hành chính.

Ba là, vai trị, vị trí của khoa học xã hội chưa thực sự được nhìn nhận đúng với tầm của nó; nhà nước Lào tuy có sự nỗ lực lớn nhưng chưa chú trọng đúng tầm mức tới công tác thơng tin, tư liệu và thư viện.

Vị trí thơng tin KHXH Lào chưa có vị trí xứng đáng trong xã hội cũng như trong sự phát triển khoa học, giáo dục -đào tạo của nước Lào. Như trên đã nói, KHXH Lào mới chính thức sau thời kì đổi mới, tuy nhiên mới thực sự khởi sắc sau khi tái lập Viện KHXH Quốc gia Lào, mặc dù vậy, cho đến nay, mọi hoạt động của Viện KHXH Lào vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha và kết quả đạt được còn hết sức ít ỏi.

Một số văn bản khác có đơi dịng đề cập thơng tin, tư liệu nhưng còn tản mạn sơ sài, chưa có một văn bản riêng về thơng tin, tư liệu và thư viện hoặc có một chiến lược dài hơi về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 102 - 105)