Thông tin, tư liệu và việc nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 45 - 53)

Mọi thơng tin, tư liệu sẽ khơng có sức sống nếu như khơng thơng qua tổ chức hoạt động của nó, vì "bản chất của thơng tin nằm ở sự giao lưu của nó", do vậy, cơng tác thơng tin, tư liệu là một hoạt động đặc thù và có ý nghĩa to lớn đối với sự vận động và phát triển của thơng tin.

Có thể hiểu, cơng tác thơng tin, tư liệu, về cốt lõi chính là cơng tác thơng tin khoa học, phục vụ hoạt động khoa học mặc dù không phải mọi công tác thông tin, tư liệu đều là công tác thông tin khoa học và đều đẻ ra thông tin khoa học. Tuy nhiên, xét trong tính tổng thể của cơng tác thơng tin, tư liệu, là nhằm mục đích đạt được những thơng tin có giá trị khoa học, có ý nghĩa đối với sự phát triển của khoa học.

Thực tế cho thấy, quy trình của một hoạt động khoa học đã bao chiếm phần lớn cơng tác thơng tin, tư liệu. Nếu hình dung một nghiên cứu khoa học gồm 3 khâu căn bản:

- Khâu thứ nhất, hoạt động chuẩn bị tìm tin, dữ liệu, phân tích sơ bộ về tài liệu cho phục vụ nghiên cứu;

- Khâu thứ hai, nghiên cứu khoa học, tức là lĩnh vực sáng tạo ra tri thức mới (đây là lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động khoa học và cũng là lĩnh vực cịn chứa đựng nhiều điều bí ẩn);

- Khâu thứ ba, phổ biến kết quả của khâu thứ hai, đưa các kết quả nghiên cứu vào đời sống như công bố, xuất bản, ứng dụng…- thực hiện giá trị khoa học.v.v. Như vậy, khâu thứ nhất và khâu thứ ba chính là cơng tác thơng tin, tư liệu.

Có thể thấy, cơng tác thơng tin, tư liệu là một dạng của lao động khoa học được hình thành có tổ chức do cán bộ thơng tin thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu và triển khai, bao gồm việc thu thập xử lý, phân tích tổng hợp, bảo quản và tìm tin khoa học kĩ tḥt có trong những tài liệu, cũng như giới thiệu những thông tin này cho cán bộ làm công tác khoa học kĩ thuật vào những thời điểm cần thiết, dưới những hình thức thuận tiện đáp ứng nhu cầu về thơng tin khoa học của họ.

Sở dĩ có thể khẳng định cơng tác thông tin, tư liệu là dạng lao động khoa học, bởi lẽ:

Thứ nhất, mục đích cơ bản của công tác thông tin, tư liệu trùng với dấu hiệu

quan trọng thứ hai trong định nghĩa về lao động khoa học nói trên là sử dụng hiệu quả, kịp thời các hiểu biết đã thu nhận được vào thực tiễn, thực tế;

Thứ hai, một cơng trình nghiên cứu hay triển khai nghiên cứu nào, cũng bắt

đầu bằng việc xác định đề tài, tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề,...thông thường việc này được thực hiện bằng công tác chuẩn bị thơng tin và việc đó khơng phải chỉ ở lúc bắt đầu mà trong suốt thời gian triển khai nghiên cứu. Vì vậy, có thể nói, việc chuẩn bị thơng tin chính là bộ phận hữu cơ của việc tiếp cận nghiên cứu khoa học và nghiên cứu triển khai.

Trong Nghị định của Chính phủ Việt Nam số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, xác định "Hoạt động thông tin và khoa học công nghệ" là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm, thu thập,

xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ; các hoạt động khác có liên quan trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thông tin khoa học và công nghệ”[3:3].

Đây là quan niệm rộng nhưng đã đề cập được những nội dung cơ bản của công tác thông tin (khoa học).

2.1.2. Thư viện

2.1.2.1. Khái niệm Thư viện:

Thư viện có nguồn gốc từ một từ Hi Lạp cổ: Bibliothêka được ghép từ hai

từ: bliô (sách) và Thêka (nơi bảo quản), do vậy, thư viện là nơi bảo quản sách. Trong tiếng Pháp, tiếng Nga cũng bắt gặp chữ nghĩa tương tự: Bibliothéque (tiếng Pháp), Biblioteka (tiếng Nga)...; Ở phương Đông (Việt Nam và Trung Quốc) gọi thư viện là tàng thư, tàng kinh (nơi lưu giữ sách).

Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc định nghĩa, "Thư viện, khơng phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng. các tài liệu đó nhằm mục đích thơng tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”[66:35]. Khái niệm này đã bao qt mọi loại hình thư viện nói chung. Nội dung quan trọng của thư viện chính là thơng tin -tư liệu và những hoạt động có liên quan đến thơng tin -tư liệu. Do vậy, trên thực tế nói đến thư viện là nói đến thơng tin -tư liệu và hoạt động thư viện chính là hoạt động thơng tin- tư liệu.

2.1.2.2. Các loại hình thư viện

Trên những tiêu chí phân loại khác nhau, có các loại hình thư viện khác nhau. Về mức độ tài liệu, và đối tượng phục vụ, có hai loại hình thư viện căn bản, đó là thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành.

Thư viện công cộng. Đây là loại hình thư viện phổ biến trên thế giới. Nó tồn

tại trong mọi giai đoạn và mọi ở các nền văn hóa khác nhau tính từ thời cổ đại Hi Lạp cho tới này. Loại hình thư viện này có một đặc điểm nổi bật đó là tính cơng cộng.

Theo Tuyên ngôn Thư viện công cộng của UNESCO, 1994, thì "thư viện cơng cộng, là cánh cổng địa phương để hiểu biết, cung cấp điều kiện tốt thiểu cho học tập suốt đời, phát triển văn hóa và đưa ra những quyết định độc lập của cá nhân hay nhóm xã hội"[86].

Hiệp hội thư viện thế giới quan niệm thư viện công cộng là, "một thiết chế được thành lập, cung cấp và hỗ trợ bởi cộng đồng, bất kể là địa phương, vùng miền, hay chính quyền quốc gia hoặc thơng qua những hình thức tổ chức cộng đồng khác. Thư viện này cung cấp kiến thức, thông tin, học tập suốt đời, làm việc của trí tưởng tượng thơng qua một loạt các nguồn tài nguyên và dịch vụ và là bằng nhau có sẵn cho tất cả các thành viên của cộng đồng không quan tâm đến chủng tộc, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, tơn giáo, ngơn ngữ, khuyết tật, tình trạng kinh tế và việc làm và tình trạng giáo dục đạt được[96:1].

Thư viện chuyên ngành (và đa ngành)

Từ điển mở vi.wikipedia.org/wiki, mục từ “Khoa học thư viện”, đã xác định về thư viện chuyên ngành- đa ngành như sau:

- Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học: được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức trong phạm vi của viện, trung tâm và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện. Điển hình là Thư viện của Viện Thơng tin tư liệu và tạp chí.

- Thư viện của nhà trường và cơ sở giáo dục khác: được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, nhà giáo, người học trong phạm vi của nhà trường, cơ sở giáo dục khác và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện. Điển hình là Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Lào.

- Thư viện của cơ quan Nhà nước: được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức trong phạm vi cơ quan và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện. Điển hình là Thư viện Bộ Khoa học và công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thư viện của đơn vị vũ trang: được thành lập nhằm phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện

- Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp: được thành lập chủ yếu nhằm phục vụ các thành viên trong phạm vi tổ chức, đơn vị và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện. Điển hình là Phịng đọc của các đơn vị.

Theo chúng tôi, quan niệm như vậy là hợp lý. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu và phát triển các thư viện của các viện nghiên cứu, trung tâm thơng tin khoa học với tính cách là những thư viện chuyên sâu, phục vụ chủ yếu cho giới nghiên cứu, phục vụ học thuật.

Căn cứ về phương thức vận hành hoạt động thì có thể phân thành thư viện truyền thống và thư viện thư viện số (Thư viện số thường được coi là thư viện hiện đại).

2.1.2.3. Công tác thư viện

Công tác thư viện là hoạt động nghiệp vụ thông tin, tư liệu gồm những hoạt động như: phân loại biên mục, bổ sung, trao đổi, phục vụ bạn đọc, số hoá.v.v . thực thi nhiệm vụ bảo quản và cung cấp tài liệu cho bạn đọc (người dùng tin). Ngày nay, thư viện cịn có khả năng cung cấp cho người dùng những thông tin chuyên sâu như cơ sở dữ liệu chuyên đề.

Các thư viện thường phân chia nhiệm vụ của nó thành hai mảng, một là công việc liên quan đến hoạt động nội tại của thư viện (kỹ thuật) và lĩnh vực kia quan hệ trực tiếp với bạn đọc- người dùng tin.

Ngày nay, với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin và nhu cầu về giải trí tinh thần, công tác thư viện trở nên phong phú hơn nhiều, tuy nhiên, hai hoạt động nói trên vẫn là những nhiệm vụ chủ yếu cơ bản của một tổ chức thư viện.

2.1.3. Mối quan hệ giữa thông tin, tư liệu với thư viện và sự phân biệt về mặt hoạt động giữa công tác thông tin, tư liệu với công tác thư viện

2.1.3.1. Mối quan hệ giữa thông tin, tư liệu với thư viện

Thông tin, tư liệu và thư viện có sự gắn bó hữu cơ với nhau. Trong vịng hai chục năm qua, sự đan xen giữa thông tin, thư viện, giữa thông tin trong các tài liệu lưu trữ thư viện và hoạt động thư viện thường gắn bó rất khó tách bạch một

cách rạch rịi. Nhiều nhà nghiên cứu đã xuất thân từ các trung tâm thông tin tư liệu và thư viện. Hiện tượng này rất nổi trội ở các nước phát triển như Anh, Mỹ...tại đó, các thư viện viên (librarian) là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thơng tin, nghiên cứu thơng tin, có trách nhiệm thơng tin về khoa học xã hội. Nếu bạn muốn biết một cuốn sách mình đang tìm, thủ thư sẽ chỉ dẫn sâu cho bạn chứ họ khơng dừng lại ở việc tìm và mang sách ra cho người đọc. Tại nhiều thư viện trên thế giới, nhiều thư viện viên cũng là những người nghiên cứu rất chuyên sâu về khoa học thông tin thư viện hoặc các khoa học chuyên ngành. Và ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu cũng là người thạo nghiệp vụ thư viện, họ còn là những “chun gia” thơng tin tư liệu có nghề.

Cũng hàng chục năm nay, tại các nước phát triển, số lượng các bản tin, tạp chí, chuyên san về khoa học xã hội là rất lớn như triết học, văn hóa, xã hội học, ...nhiều mạng trực tuyến online ví dụ: mạng http://csssi.yale.edu/ của Đại học Yale, http://www.ifla.org của Liên minh quốc tế các Hiệp hội Thư viện http://ssi.sagepub.com của SAGE Publications .v.v...đã chia sẽ các cơng trình nghiên cứu, các bộ sưu tập tầm cỡ quốc tế....

Với xu hướng hiện đại hóa và tồn cầu hóa, thơng tin "chảy" khắp mọi nơi, và được lưu trữ với những storage khá hiện đại, trong đó người ta đề cập đến nhiều thư viện số (digital library), điều đó cho thấy thư viện và thơng tin ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thư viện càng ngày là nơi hội tụ của đa số người dùng tin, là nơi giới thiệu các ấn phẩm thông tin, quảng bá các sản phẩm văn hóa...Thư viện càng ngày đóng vai trị là một khơng gian văn hóa, hội tụ thơng tin và cung cấp tư liệu một cách nghiêm túc nhất.

Ngày nay, các hiệp hội thông tin tư liệu, các trung tâm thông tin càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc trao đổi thông tin, chia sẻ và tăng cường nguồn lực thơng tin. Có thể nói thơng tin tư liệu vừa là phần cấu thành nên thư viện, là nguồn vốn sống của thư viện. Thư viện vừa là nơi tích tụ thơng tin vừa nơi chu chuyển thông tin đầy tin cậy.

Như trên đã cho thấy, thông tin, tư liệu và thư viện ln có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đương nhiên hoạt động thông tin, tư liệu và hoạt động thư viện cũng

có mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, xét trong tính đặc thù, thơng tin, tư liệu và thư viện có sự khác nhau nhất định.

Trong luận án này, chúng tôi cố gắng phân biệt những đặc thù riêng của mỗi hoạt động, đồng thời chú ý đến mối quan hệ, tương thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực, bộ phận đó.

2.1.3.2. Sự phân biệt về mặt hoạt động giữa thông tin, tư liệu với thư viện

Công tác thông tin, tư liệu và thư viện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giao thoa nhau. Tuy nhiên, đi sâu vào chi tiết thì có sự khác nhau nhất định, song mục tiêu mục đích của các cơng tác này là phục vụ tốt nhất nhu cầu dùng tin, nhu cầu khai thác thông tin, tư liệu khoa học của bạn đọc.

Với những giao thoa, cộng hưởng và những địi hỏi chặt chẽ về chun mơn nghiệp vụ khiến hai hoạt động này đi đơi với nhau đến mức khó mà tác bạch một cách rời rạc. Việc nắm vững những đặc điểm hoạt động này, giúp cán bộ thông tin, thư viện thực hiện tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của nghề nghiệp cũng như nhu cầu dùng tin của công chúng.

- Đặc trưng của công tác thông tin, tư liệu hiện nay

Thơng tin, tư liệu có các đặc trưng căn bản sau đây:

+ Công tác thông tin, tư liệu là hoạt động có tổ chức.

Trong nhiều thế kỷ, khi chưa có sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ, việc tìm kiếm, lựa chọn các thơng tin, tư liệu cũng như xử lý chúng để tìm ra các dữ liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu, hiểu biết chủ yếu do các nhà nghiên cứu và dựa căn bản vào sự hỗ trợ của thư viện.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt trong khoảng 30 năm gần đây đã biến công tác thông tin, tư liệu thành một hoạt động quan trọng bậc nhất đối với các hoạt động chuyên ngành với sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong việc tổ chức, tìm kiếm, khai thác tin tức.

Sự phát triển đó, cần đến một mạng lưới các cơ quan chuyên trách, các cơ quan thơng tin khoa học, trong đó có đội ngũ cán bộ làm thông tin chuyên nghiệp và các nhà khoa học, cán bộ khoa học kĩ thuật tham gia vào việc cung cấp thơng

tin. Do đó, có thể thấy, hoạt động thông tin khoa học là một dạng lao động hình thành có tổ chức, là kết quả của sự phân công lao động xã hội trong khoa học.

+ Công tác thông tin tư liệu là một dạng của lao động khoa học thực sự Lao động khoa học là một dạng lao động nhằm mục đích hướng việc nghiên cứu của con người tới những khách thể để phát hiện ra các bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả, kịp thời những hiểu biết thu nhận được vào trong thực tiễn đời sống của mình. Cơng tác nghiên cứu khoa học địi hỏi phải sử dụng những phương pháp khoa học, các khái niệm khoa học như nghiên cứu văn bản, tổng hợp, phân tích tài liệu, hệ thống hóa, trừu tượng hóa khoa học...

Các phân đoạn của cơng tác thơng tin tư liệu như tóm tắt, biên soạn tổng quan phân tích cũng như tìm tin theo chuyên đề, chuyên ngành, nội dung sâu về một lĩnh vực khoa học kỹ thuật nào đó tạo nên cơ sở cho hoạt động thông tin tư liệu khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đặc trưng cơng tác thư viện:

Cơng tác này có mấy điểm nổi bật như sau:

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay (Trang 45 - 53)