Thực hiện đôn đốc thu hồi nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục hải quan bắc hà nội, cục hải quan thành phố hà nội​ (Trang 62 - 75)

3.2.2.1. Thực trạng phân loại nợ

Việc phân loại nợ thuế đặc biệt quan trọng để từ đó công chức có thể theo dõi và đưa ra phương án thu hồi nợ thuế phù hợp và đạt kết quả cao. Phân loại nợ thuế gồm 3 nhóm chính là: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Bước thực hiện phân loại thuế này còn giúp Chi cục nói chung và Đội quản lý thuế nói riêng xây dựng được chỉ tiêu của các tháng, các quỹ tiếp theo trong một năm. Để từ đó có thể hoàn thành được chỉ tiêu thu hồi nợ thuế của Chi cục hải quan Bắc Hà Nội đề ra.

Bảng 3.4: Kết quả phân loại nợ thuế theo DN của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

STT Phân loại nợ Số doanh nghiệp nợ

2015 2016 2017 2018 2019

1 Nợ có khả năng thu 917 537 204 318 404

1.1 Nợ thuế trong hạn 881 489 188 290 356

1.2 Nợ thuế quá hạn chưa quá 90 ngày 2 5 7 7 8

1.3 Nợ thuế quá hạn quá 90 ngày 1 3 2 4 10

1.4 Nợ tiền chậm nộp thuế 33 35 7 17 30

2 Nợ khó thu 8 5 4 5 5

3 Nợ chờ xử lý 0 3 0 0 0

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số DN nợ thuế giảm dần theo từng năm. Đặc biệt năm 2015 là năm có số DN nợ thuế nhiều nhất. Do hồ sơ nợ thuế của các DN tồn tại trong thời gian dài, công tác phân loại hồ sơ nợ thuế chưa chính xác và đạt hiệu quả cao. Trong đó, số lượng DN được phân loại vào nhóm có khả năng thu (nợ thuế trong hạn) chiếm số lượng lớn. Nguyên nhân là các DN tồn đọng hàng sản xuất xuất khẩu không thanh khoản được do thiếu chứng từ thanh toán, hay một số DN nước ngoài thiếu kinh nghiệm mở sai loại hình tờ khai dẫn đến không thanh khoản được. Nhận thấy thực trạng trên Chi cục đã thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nợ, như: tăng cường rà soát hồ sơ nợ thuế, tiến hành kiểm tra và phân loại nợ thuế, tăng cường việc theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ thuế….

Vì vậy, trong những năm tiếp theo số lượng DN nợ thuế có chiều hướng giảm đi nên kéo theo số lượng DN được phân loại vào nhóm nợ có khả năng thu cũng giảm, đây là thành quả của việc quán triệt thực hiện các biện pháp phân loại, đôn đốc thu hồi nợ thuế, là những nỗ lực của tập thể cán bộ công chức Chi cục hải quan Bắc Hà Nội nói chung và cán bộ công chức thuộc Đội quản lý thuế nói riêng.

Nhóm nợ khó thu và nợ chờ xử lý trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 không có nhiều sự biến động. Những DN được xếp vào nhóm nợ này hầu hết là do nợ lâu năm, hồ sơ nợ thuế kéo dài từ nhiều năm trước. Nhóm nợ chờ xử lý trong năm 2016 là 03 DN, đây là những DN đang trong quá trình thanh khoản hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu.

Việc phân loại hồ sơ DN có nợ vào từng nhóm nợ cụ thể sẽ giúp Chi cục xác định được những DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, những mặt hàng xuất khẩu có rủi ro cao trong việc gian lận thuế, gian lận thương mại để từ đó có những biện pháp ngăn chặn ngay từ ban đầu, tiến hành việc kiểm tra, giám sát có trọng điểm để tránh thất thu NSNN.

Song song với việc phân loại DN vào từng nhóm nợ cụ thể, thì Chi cục còn tiến hành phân loại các khoản thuế nợ vào các nhóm tương ứng để có cái

nhìn bao quát và xác định được cac biện pháp phù hợp

Bảng 3.5: Kết quả phân loại nợ thuế của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Phân loại nợ Số tiền nợ

2015 2016 2017 2018 2019

1 Nợ có khả năng thu 40.848 13.939 21.759 16.319 14.020

1.1 Nợ thuế trong hạn 37.932 106 4.344 10.042 8.474 1.2 Nợ thuế quá hạn trong 90 ngày 184 0 3.797 1.990 2.399 1.3 Nợ thuế quá hạn quá 90 ngày 2.731 13.831 13.618 4.286 3.118

1.4 Nợ tiền chậm nộp thuế 0 0 0 0 0.027

2 Nợ khó thu 48.197 35.762 34.724 44.250 47.769

3 Nợ chờ xử lý 0 8.136 0 0 0

Nguồn: Báo cáo phân tích nợ thuế hàng năm của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy nhóm nợ có khả năng thu năm 2015 là cao nhất trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019. Trong đó nợ thuế trong hạn chiếm chủ yếu. Hầu hết, số nợ này là do nợ phát sinh từ các tờ khai đang thuộc diện giải phóng hàng, mang hàng về bảo quản trong thời gian quy định, nợ từ những dự án đầu tư đang đợi hoàn thiện thủ tục….

Nhóm nợ có khả năng thu của các năm 2016-2019 có xu hướng giảm so với năm 2015. Do công tác thu hồi nợ thuế của năm trước không hoàn thành chỉ tiêu vì vậy số nợ thuế còn tồn đọng của năm trước kết chuyển sang năm sau để tiếp tục đôn đốc thu đòi nợ thuế. Bên cạnh đó, số DN phát sinh nợ thuế cũng tăng lên do giai đoạn này toàn Cục Hải quan thành phố Hà Nội nói chung và Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội nói riêng đẩy mạnh công tác kiểm tra trị giá khai báo đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu. Do vậy số nợ thuế xuất khẩu, nhập khẩu tăng cao.

Đối với nhóm nợ khó thu, năm 2015 cao hơn so với các năm về sau, đây là do nợ từ các năm trước chưa thu hồi được chuyển sang. Trước thực trạng này, năm 2015 Chi cục đã quyết liệt thực hiện các biện pháp như kiểm tra, rà soát hồ sơ nợ

thuế, thực hiện phân loại thuế theo đúng quy trình, tăng cường các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế. Vì vậy, số nợ khó thu trong 2 năm tiếp theo (2016 và 2017) đã giảm đáng kể so với năm 2015. Tuy nhiên, trong 2 năm tiếp theo (2018 và 2019) số nợ phân loại vào nhóm nợ khó thu là tăng lên. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Chi cục đẩy mạnh công tác rà soát nợ thuế của NNT không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký, nợ của NNT kinh doanh nội địa hóa linh kiện xe 2 bánh gắn máy năm 2011, 2002.

Nhóm nợ chờ xử lý trong giai đoạn 2015-2019 không có nhiều biến động. Năm 2018 đã phát sinh 8.136 tỷ đồng thuế nợ chờ xử lý. Đây số tiền nợ của DN đang trong quá trình thanh khoản hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu chờ xét miễn, giảm thuế theo quy định.

Việc phân loại nợ thuế chiếm vai trò quan trọng để xác lập các phương án thu hồi nợ thuế, vì vậy cần phải được thực hiện chính xác và cẩn thận. Trong đó các tờ khai nợ thuế của loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công gây khó khăn nhất trong việc phân loại nợ thuế do: hàng sản xuất xuất khẩu có chính sách về thời gian ân hạn thuế nhập khẩu dài (275 ngày) và không phải chịu thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu hàng nên việc theo dõi thanh khoản và tính thuế giá trị gia tăng nguyên liệu thừa rất phức tạp và mất nhiều thời gian; hàng gia công không phải chịu thuế khi nhập khẩu, nếu hết thời hạn hạn hợp đồng gia công mà DN không thực hiện thanh khoản hết hay xin chuyển nguyên liệu thừa sang hợp đồng gia công khác thì mới bị ấn định thuế. Ngoài ra, các tờ khai nợ thuộc loại hình nhập đầu tư cũng là loại hình dễ trốn thuế do có sự ưu đãi của chính sách nhà nước được miễn thuế ở khâu nhập khẩu. DN xin dự án đầu tư để nhập khẩu máy móc thiết bị nhưng không thực hiện thủ tục quyết toán theo quy định. Khi CQHQ lập danh sách, yêu cầu DN đến thực hiện thủ tục thì không liên lạc được, rời khỏi địa chỉ trong đăng ký kinh doanh và trong tình trạng không còn hoạt động.

3.2.2.2. Thực trạng đôn đốc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Sau bước phân loại hồ sơ nợ thuế được coi là điều kiện cần, thì bước đôn đốc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được coi là điều

kiện đủ để thu đòi các khoản nợ thuế tại Chi cục.

* Đối với các khoản nợ có khả năng thu

a. Đối với nợ thuế trong hạn.

Theo quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 thì thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trừ trường hợp, NNT được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các TKHQ đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà NNT chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Đối với các trường hợp được gia hạn nộp thuế, việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của NNT theo một trong các trường hợp sau đây:

- Bị thiệt hại cơ sở vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng;

- Phải ngừng hoạt động sản xuất do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Trước khi hết thời hạn nộp thuế theo quy định trong khoảng thời gian từ 07 đến 09 ngày, công chức được phân công quản lý nợ thuế thực hiện đôn đốc thu nộp, bằng hình thức gọi điện thoại, gửi thông báo bằng văn bản, gửi thư điện tử cho NNT có nợ hoặc người đại diện theo pháp luật của NNT có nợ; đồng thời qua các nguồn thông tin khác nhau, nếu phát hiện NNT có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản, cần kịp thời báo cáo đề xuất lãnh đạo Chi cục thực hiện theo quy định.

Tại Chi cục giai đoạn từ năm 2015-2019 có 03 trường hợp DN sản xuất xuất khẩu xin gia hạn nộp thuế do xảy ra hỏa hoạn. Những trường hợp này công chức đều theo dõi sát sao và thực hiện đốc thúc nộp thuế theo đúng quy định.

b. Đối với nợ quá hạn trong 90 ngày

Đối với các khoản nợ quá hạn trong 90 ngày, Công chức quản lý nợ thuế sẽ thực hiện tuần tự các bước tại Sơ đồ 2.

Bước 1: Lập và phát hành thông báo tiền nợ và tiền chậm nôp.

chức quản lý nợ thuế in thông báo thuế từ hệ thống KTTT, lập phiếu đề xuất trình lãnh đạo Đội và lãnh đạo Chi cục phê duyệt, ký thông báo tiền thuế nợ. Sau đó chuyển đội Tổng hợp vào sổ công văn đi của Chi cục và gửi cho DN nợ thuế theo đường chuyển phát nhanh. Công chức phải lưu 1 bản thông báo trên cùng cuống hóa đơn chuyển phát nhanh vào trong hồ sơ nợ thuế.

Bảng 3.6: Số liệu tổng hợp lập và phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

STT Năm

Nội dung 2016 2017 2018 2019

1 Số thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp

công chức dự thảo 17 19 15 27

2 Số dự thảo được lãnh đạo đội kiểm tra: 17 19 15 27

2.1 - Được phê duyệt 17 15 13 24

2.2 - Bị trả lại 0 4 2 3

3 Số dự thảo được lãnh đạo chi cục kiểm tra: 17 15 13 24

3.1 - Được phê duyệt 17 15 13 24

3.2 - Bị trả lại 0 0 0 0

4 Số thông báo thuế được ban hành: 17 15 13 24

Nguồn: Hồ sơ nợ thuế lưu trữ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng bộ hồ sơ và số nợ phát sinh theo từng năm mà công chức phụ trách quản lý nợ thuế sẽ tổng hợp lập và phát hành thông báo nợ thuế. Số Thông báo nợ thuế được công chức dự thảo và ban hành trong các năm từ 2015 đến 2018 không có sự biến động đáng kể. Hầu hết các thông báo nợ thuế này là của các DN có nợ quá hạn do đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc đang trong quá trình đợi xét miễn giảm thuế.

Qua bản số liệu trên ta có thể thấy số Thông báo nợ thuế được công chức dự thảo và được ban hành năm 2019 là nhiều nhất. Do năm 2019, Chi cục đã đẩy mạnh công tác kiểm tra trị giá hải quan đối với một số mặt hàng trọng điểm có rủi ro cao

về gian lận thuế. Vì vậy khi yêu cầu DN nộp thuế bổ sung cho những tờ khai đã được giải phóng hàng thì DN còn chây ỳ không nộp thuế bổ sung dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Do vậy, công chức quản lý thuế phải ra thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp để yêu cầu DN chấp hành đúng quy định pháp luật.

Số dự thảo thông báo nợ thuế và tiền chậm nộp bị trả lại trong giai đoạn 2015- 2019 là không đáng kể, hầu hết những trường hợp này là do đang trong quá trình đợi Lãnh đạo đội xem xét hồ sơ và phê duyệt thông báo thì DN đã tự giác nộp số thuế nợ và tiền chậm nộp. Vì vậy, công chức không tiến hành ban hành thông báo nợ thuế, mà thực hiện cập nhật kết quả vào hồ sơ theo dõi nợ thuế.

Như vậy, hầu hết những thông báo thuế công chức dự thảo đều mang tính chính xác cao; việc theo dõi hồ sơ nợ thuế chặt chẽ, kịp thời và đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình quản lý nợ thuế.

Bước 2: Mời NNT có nợ/ TCBL đến làm việc tại trụ sở CCHQ hoặc đến trụ sở của NNT/ TCBL.

Quá thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày ra Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, nếu NNT có nợ hoặc TCBLcủa NNT có nợ chưa nộp tiền thuế nợ và tiền chậm nộp (nếu có) thì công chức phụ trách quản lý nợ thuế tại Chi cục thực hiện lập phiếu đề xuất, dự thảo giấy mời trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục duyệt ký giấy mời mời DN có nợ đến làm việc tại trụ sở CQHQ. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày phát hành giấy mời mà NNT có nợ /TCBL không đến trụ sở CQHQ thì tới làm việc tại trụ sở của NNT có nợ /TCBL.

Bảng 3.7: Số DN đến làm việc tại trụ sở Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

Năm

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng giấy mời mời NNT có nợ đến trụ

sở Chi cục làm việc 12 10 7 5 14

Số NNT có nợ đến trụ sở của Chi cục làm việc 12 8 6 3 10 Số NNT có nợ không đến trụ sở Chi cục

làm việc 0 2 1 2 4

Nguồn: Hồ sơ nợ thuế lưu trữ tại Chi cục Hải quan Hải quan Bắc Hà Nội Bảng số liệu trên cho thấy hầu hết các DN nợ thuế khi nhận giấy mời đều

có thái độ hợp tác, trực tiếp đến trụ sở Chi cục làm việc. Năm 2016 đến 2019 , có một số trường hợp DN không đến trụ sở Chi cục do DN đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động kinh doanh…. Chi cục đã tiến hành cử công chức phụ trách trực tiếp đến trụ sở của DN làm việc để xác nhận DN không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Công chức sẽ lưu xác nhận này vào hồ sơ nợ thuế và phân loại nợ sang nhóm nợ khó thu.

Bước 3: Làm việc với NNT có nợ/TCBL

Khi DN đến trụ sở của Chi cục hoặc công chức đến trụ sở của DN làm việc thì công chức thực hiện thông báo cho NNT về số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ; thông báo các quy định liên quan và các biện pháp cưỡng chế, xử phạt nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục hải quan bắc hà nội, cục hải quan thành phố hà nội​ (Trang 62 - 75)