Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế tại Chi cục hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục hải quan bắc hà nội, cục hải quan thành phố hà nội​ (Trang 33 - 36)

Quản lý nợ thuế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nhưng có thể khái quát ở những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan (yếu tố bên trong và bên ngoài) cơ bản sau đây:

1.2.3.1. Các nhân tố bên trong

Đây là các nhân tố nội tại trong Chi cục hải quan, quyết định đến sự hoạt động hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế . Bao gồm những nhân tố ảnh hưởng sau:

Thứ nhất: Năng lực và đạo đức công vụ của của đội ngũ cán bộ công chức hải quan

Con người luôn là nhân tố quan trọng mang tính sống còn đối với một tổ chức bộ máy. Chính vì thế chính sách về con người luôn được ưu tiên hàng đầu, nhất là trong các CQNN đại diện cho Chính phủ thực thi các chính sách pháp luật. Hải quan là một trong những cơ quan quan trọng của quốc gia, chịu trách nhiệm về thu thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu NSNN, chống buôn lậu, gian lận thương mại và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác nhằm đảm bảo an ninh kinh tế - chính trị; vì vậy trình độ, năng lực và phẩm chất của mỗi cán bộ hải quan rất được coi trọng.

Công chức thuộc Chi cục hải quan vừa chịu trách nhiệm thực thi chính sách, vừa tham mưu cho việc xây dựng, hoạch định chính sách thuế. Là người đại diện cho Nhà nước tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế, mỗi công chức hải quan cần có năng lực chuyên môn để hướng dẫn họ thực thi đúng chính sách và phẩm chất đạo đức vững vàng để vượt qua những cám dỗ, đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi một cách hiệu quả. Đồng thời tham mưu cho Lãnh đạo chi cục để có những thay đổi phù hợp về chính sách theo từng thời kỳ. (Nguyễn Thị Hương Giang, 2015)

Thứ hai: Cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học - công nghệ của Chi cục hải quan

Bên cạnh yếu tố con người thì cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học công nghệ, hệ thống phần mềm kế toán, quản lý nợ thuế cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý nợ thuế của Chi cục hải quan. Trong đó việc áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ là khâu cốt lõi cho việc cải cách hiện đại hóa.

Chi cục hải quan đã nhận thức và có những biện pháp nâng cao nhằm cải thiện tình hình ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý nợ thuế. Bởi việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng góp phần giúp cho việc quản lý được chính xác, dễ dàng hơn, việc sử dụng các phần mềm quản lý đã loại bỏ được khối lượng đồ sộ của các loại chứng từ, giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và thời gian.

Như vậy các yếu tố thuộc về chi cục hải quan đã nêu ở trên quyết định đến sự thành công của Chi cục hải quan trong việc đảm bảo nguồn thu thuế xuất nhập khẩu cho NSNN, tạo thuận lợi cho DN, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế; đồng thời ngăn chặn những hành vi trốn thuế, gian lận thuế để đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, tạo nên một môi trường thuế chuyên nghiệp - minh bạch - hiệu quả. (Nguyễn Thị Hương Giang, 2015)

1.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài

Đây là những nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan tới hoạt động quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng.

Thứ nhất: Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thuế và quản lý nợ thuế

lý thuế và hệ thống các văn bản pháp luật quy định về các sắc thuế khác nhau đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu. Tùy theo tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế từng thời kỳ mà chính sách sẽ có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh mục đích thu NSNN thì mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này. Đồng thời với việc mở rộng quan hệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển và hòa nhập với sự phát triển của thế giới, những năm gần đây Việt Nam đã thực hiện tham gia, ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương. Vì vậy, các sắc thuế đang có sự thay đổi theo lộ trình, nên hệ thống văn bản pháp luật quy định về thuế trong những năm gần đây đã có sự sửa đổi,bổ sung. Như vậy, hệ thống văn bản pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN cũng như tình hình nợ thuế của họ.( Nhiếp Thị Thanh, 2011)

Thứ hai: Sự phối hợp, hợp tác với các cơ quan chức năng khác.

Quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng không chỉ đòi hỏi việc phối hợp chặt chẽ trong nội bộ ngành hải quan để quản lý đối tượng nộp thuế mà còn phải có sự phối hợp mật thiết với các bên liên quan như: kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, ngân hàng, công an… Ngoài ra còn phải có sự phối hợp với các tổ chức hải quan trên thế giới để học tập kinh nghiệm về quản lý thuế, trao đổi thông tin và có sự hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại quốc tế.

Thứ ba: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đối với tình trạng nợ thuế trong lĩnh vực hải quan do nền kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động khó lường. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, các loại hình DN được thành lập ngày càng phong phú, đa dạng và nhiều ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động. Có những DN thành công nhưng cũng không ít DN gặp khó khăn trong hoạt động SXKD của mình.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay thì nền kinh tế trong nước sẽ bị tác động bởi nền kinh tế thế giới, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Bởi khi

kinh tế thế giới phát triển thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phát triển mạnh mẽ đem lại nguồn thu lớn cho DN xuất nhập khẩu nói riêng và cho NSNN nói chung. Theo đó, tình trạng nợ thuế xuất nhập khẩu cũng giảm đi đáng kể trong giai đoạn kinh tế phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn, khi thiên tai dịch bệnh xảy ra trên quy mô rộng DN sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, còn hàng nhập khẩu về sẽ khó tiêu thụ vì người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến DN bị thua lỗ, giải thể, phá sản dẫn đến tình trạng nợ thuế tăng mạnh. Một trong những minh chứng gần đây nhất chúng ta có thể thấy được đó là những tác động không hề nhỏ của tình hình dịch bệnh COVID 19 đến nền đời sống xã hội, chính trị và kinh tế trên toàn thế giới. Điều này đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN trong nước và DN nước ngoài nên đã kéo theo việc phát sinh nợ thuế gia tăng.

Thứ tư: Ý thức tuân thủ pháp luật của NNT.

Chi cục hải quan luôn chủ trương tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Mặc dù chính sách pháp luật về hải quan ngày càng được chú trọng và quy định chặt chẽ hơn nhưng trước yêu cầu hội nhập, hiện đại hóa thì thủ tục hải quan lại ngày càng đơn giản hơn. Ngoài việc tập trung QLRR và chú trọng kiểm tra sau thông quan thì ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế giữ vai trò quan trọng giúp giảm bớt khối lượng công việc của công chức hải quan trong việc quản lý và theo dõi nợ thuế.

Tóm lại, những nhân tố ngoài Chi cục hải quan là những nhân tố dẫn đường chỉ lối để thực hiện quản lý nợ thuế một cách hiệu quả, là công cụ đắc lực trong việc đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục hải quan bắc hà nội, cục hải quan thành phố hà nội​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)