Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Một phần của tài liệu 212 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư AFC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 29)

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp, đồng thời cũng là hệ quả của các quyết định quản trị, do đó nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu ảnh hưởng bởi sự khác nhau của điều kiện kinh doanh, thị trường tiêu thụ và thời điểm tiêu thụ, cũng như sự khác nhau

về quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Chính vì vậy để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp một cách chính xác, người ta phải kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với các tỷ suất lợi nhuận như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận VCSH,. Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp.

1.4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp có được trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số

của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Đây là nhân

LNST VCSH bình quân

ROS = -iN≡⅛ x 100

Doanh thu thuan

Sự biến động của ROS phản ánh sự thay đổi về hiệu quả của chiến lược kinh doanh.

Khi chỉ tiêu này cao, tức là lợi nhuận tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đạt hiệu quả, doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm chi phí và ngược lại.

Khi so sánh tỷ suất này với chung toàn ngành, nếu tỷ suất này thấp hơn trung bình

ngành thì chứng tỏ doanh nghiệp có thể đang bán hàng với giá thấp hơn, hoặc chi phí kinh

doanh cao hơn so với chi phí của các doanh nghiệp cùng ngành khiến lợi nhuận của doanh

nghiệp giảm xuống. Khi đó doanh nghiệp cần phải phân tích và tăng cường kiểm soát chi

phí tại các bộ phận để cải thiện lợi nhuận.

1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận tổng TS cho thấy lợi nhuận trong mối quan hệ với tổng TS hiện có của doanh nghiệp, phản ánh cứ một trăm đồng tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROA = -LNT≡⅛- x 100

Tổng TS bình quân

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp, thể hiện việc doanh nghiệp có đang quản lý tài sản, phân phối và kinh doanh hiệu quả hay không. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, sức sinh lời của tài sản cao, là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Hệ số ROA thường

có sự chênh lệch lớn giữa các ngành. Các ngành sản xuất, chế tạo, xây dựng,... thường có ROA cao hơn so với các ngành dịch vụ, thương mại, quáng cáo,.

1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và phần VCSH, thể hiện với một

trăm đồng VCSH đem ra đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, và được xác định

theo công thức:

14 ROE =

x 100

Thông qua ROE chúng ta có thể thấy được khả năng sinh lợi của VCSH và là nhân

tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp chú ý nhất. ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả với sức sinh lời cao, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông, lợi nhuận để lại và phần vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn, mở rộng doanh nghiệp.

Phân tích ROE góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp và đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường. Nếu ROE của doanh nghiệp cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm, giá cổ phiếu tăng lên. Ngược

lại một doanh nghiệp có ROE các năm thấp và có xu hướng giảm, tức là khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư là thấp thì sẽ rất khó để có thể thu hút vốn đầu tư, doanh nghiệp khó khăn hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Quan hệ giữa ROE, ROS và ROA

Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận có mối quan hệ mật thiết gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau.

LNST DT và TN khác Tổng TS bình quân

ROE = --- -— x —;---—---— x---—--- -

DT và TN khác Tổng TS bình quân VCSH bình quân

Hay: ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng TS x 1

1-Hệ số nợ 1

ROE = ROA x —-1-7—

1-Hệ số nợ

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: tỷ suất lợi nhuận doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số nhân vốn (đòn bẩy tài chính).

Để tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH, doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí và/hoặc quản lý tốt tài sản. Trong trường hợp không quản lý được tốt tài sản và chi phí thì doanh nghiệp

vẫn có thể tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính (tăng mức độ vay nợ).

Một phần của tài liệu 212 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư AFC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w