Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 212 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư AFC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 63)

2.3. Thực trạng lợi nhuận của Công ty cổ phần Đầu tư AFC giai đoạn 2017-

2.3.4. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp một cách chính xác, bên cạnh các chỉ tiêu lợi nhuận, người ta phải kết hợp với các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận VCSH,...

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp.

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu của công ty giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: tính toán từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2017- 2019 của công ty)

Căn cứ theo những số liệu trên bảng 2.8, ta tính toán được tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong ba năm gần đây:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): tỷ suất này cho biết trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp nhận về thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Năm 2017 cứ

100 đồng doanh thu thì có 0,63 đồng lợi nhuận, và tăng lên 1,11 đồng lợi nhuận vào năm 2018, chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp giai đoạn này đã tăng lên. Nhưng đến

năm 2019, với 100 đồng doanh thu chỉ có 0,83 đồng lợi nhuận (giảm 0,28 đồng so với năm trước). Trong khi đó, căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì năm 2019 cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều tăng lên. ROS giảm cho thấy tốc độ tăng của

doanh thu thuần đang lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, chứng tỏ công ty đã quản lý chi phí kém hiệu quả hơn so với năm trước, tiêu biểu là chi phí giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ số này của công ty tăng giảm liên tục qua từng năm. Năm 2017, cứ 100 đồng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra 0,91 đồng lợi nhuận. Sang đến năm 2018, con số này là 1,49 và năm 2019 là 0,98 đồng. Sở dĩ là do năm 2018, tốc độ tăng của LNST (87,58%) lớn hơn tốc độ tăng của tài sản bình quân (13,72%). Năm 2019, trong khi tổng tài sản bình quân tăng 83,42% thì LNST lại chỉ tăng 20,41%, điều đó đã gây ra sự sụt giảm của ROA, với 100 đồng tài sản thì tạo ra 0,98 đồng lợi nhuận.

Bên cạnh việc biến động liên tục thì ROA của công ty đang thấp hơn rất nhiều so với ROA trung bình ngành (3,91%). Điều này thể hiện việc công ty đang sử dụng chưa hiệu quả tài sản của mình, tổng tài sản bình quân tăng liên tục nhưng ROA qua các năm lại giảm xuống. Vì vậy công ty cần nắm bắt và hiểu rõ được lợi thế cũng như bất lợi của mình để có những phương án đầu tư sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả, tận dụng được thế mạnh và tránh lãng phí tài sản.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE): ROE cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu đem ra đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu được chủ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư hết sức quan tâm. ROE 3 năm gần đây biến động mạnh theo chiều hướng tăng liên tục. Năm 2017 cứ 100 đồng VCSH sẽ mang lại 2,15 đồng lợi nhuận, và năm 2018 là 3,91 đồng. Đến năm 2019, ROE tiếp tục tăng lên 4,57%, có nghĩa là cứ 100 đồng VCSH tạo ra 4,57 đồng lợi nhuận. Sự tăng lên của ROE qua các năm chủ yếu là nhờ sự tăng lên của LNST, VCSH bình quân mặc dù có sự tăng nhẹ nhưng tốc độ

tăng của VCSH bình quân chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Đây là một tín hiệu tích cực khả quan đối với doanh nghiệp. Nó cho thấy rằng doanh nghiệp đang

sử dụng VCSH một cách linh hoạt, chủ động và hiệu quả tăng dần qua các năm. Tuy nhiên khi so sánh với ROE trung bình của ngành (11,69%) thì ROE của công ty vẫn đang

khá thấp. Do đó công ty cần tiếp tục cố gắng hoạt động hiệu quả hơn để cải thiện chỉ số này, bởi như đã nói, đây là chỉ số được các cổ đông và các nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi nhuận mà họ nhận được.

Tổng hợp:

Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản của lợi nhuận là vô cùng cần thiết, như dấu hiệu báo cho doanh nghiệp thấy cần phải có những chính sách mới trong việc quản lý, sử dụng tài sản cũng như VCSH, đồng thời xem xét các phương án quản lý thu chi, tăng doanh thu thuần kiểm soát chi phí nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý chi phí cũng như tăng hiệu suất sử dụng tài sản với những yếu tố đầu vào sẵn có cũng cần được quan tâm chú trọng hơn.

Biểu đồ 2.6: Tốc độ biến động của các tỷ suất lợi nhuận

5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 2017 2018 2019

—9—ROS —ROA —ROE 0.00%

Một phần của tài liệu 212 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư AFC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w