giai đoạn 2017-2019
2.4.1. Những kết quả đạt được
Công ty cổ phần Đầu tư AFC thành lập từ năm 2016 đến nay mới được hơn 4 năm.
Công ty luôn không ngừng nỗ lực cố gắng để có được chỗ đứng trên thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt. Trong suốt quá trình đó công ty cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Thứ nhất: Doanh thu thuần tăng liên tục cả về giá trị lẫn tốc độ tăng trưởng, là nhờ sự tăng trưởng ấn tượng của doanh thu BH & CCDv, cùng với đó là không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Đặc biệt năm 2019 doanh thu thuần đã đạt 28.939.887.722
đồng, tăng 61,46% so với năm trước. Đây là một tốc độ tăng ấn tượng, nhất là đối với một doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động như CTCP Đầu tư AFC
Thứ hai: Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty đều dương và có xu hướng
tăng dần, tuy mức độ tăng vẫn còn khá chậm và biến động qua các năm, tuy nhiên nhìn chung thì đây vẫn là một kết quả đáng biểu dương cho những nỗ lực của doanh nghiệp. Song song với đó khi xem xét cơ cấu lợi nhuận thì lợi nhuận HĐKD vẫn là nguồn lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp đã tập trung tốt vào hoạt động chính của mình, tổng lợi nhuận hầu như không bị ảnh hưởng bởi nguồn lợi nhuận đến từ các hoạt động bất thường khác.
Thứ ba: Chi phí tài chính của công ty đều là chi phí từ khoản vay ngắn hạn ngân hàng Vietcombank, tương đối ổn định và giảm dần qua các năm. Công ty không phụ thuộc
quá nhiều vào khoản vay tài chính bên ngoài, và đang thực hiện tốt việc chi trả nợ. Điều này chứng tỏ khả năng tài chính của công ty vẫn đang được duy trì ở mức tốt.
Thứ tư: Công ty có đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu rất tiềm năng, phù hợp. Hiện tại CTCP Đầu tư AFC đang tập trung khai thác thị trường tại các địa bàn chủ yếu: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Đây đều là những khu vực có nhu cầu xây lắp
sửa chữa đê điều lớn, và công ty đã có mối quan hệ rất tốt, là điều kiện thuận lợi để tiếp
tục khai thác và phát triển thị trường này. Bên cạnh đó công ty cũng đang mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng khác, và cũng đã đạt được một số dự án quan trọng. Tiêu biểu là dự án công trình SamSung Bắc Ninh hay công trình xây dựng khách sạn, biệt thự Hạ Long Monaco và công trình Vimeco Minh Khai được ký hợp đồng vào cuối năm 2019.
Thứ năm: Chất lượng lao động luôn được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Công ty luôn chú trọng và đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực, nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh doanh không những được duy trì mà còn phát triển năm sau tốt hơn năm trước, góp phần rất lớn vào mục tiêu thực hiện lợi tối đa hóa lợi nhuận của CTCP Đầu tư AFC
2.4.2. Những hạn chế
Thứ nhất: Doanh thu thuần của doanh nghiệp mặc dù tăng dần trong ba năm gần đây, nhưng tốc độ tăng của doanh thu vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí, ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp. Không chỉ thế, với lợi thế là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính khá mạnh, nguồn vốn chủ lớn và ổn định, không bị áp lực nhiều từ các khoản vay tổ chức tài chính bên ngoài, thì tốc độ tăng doanh thu của công ty vẫn được đánh giá là chưa ổn định. Doanh thu năm 2019 tăng 61,46% so với năm trước, nhưng so với năm 2017 thì doanh thu năm 2018 lại chỉ tăng ở mức 7,02%. Nếu doanh nghiệp có thêm những
biện pháp phù hợp thì hoàn toàn có thể thúc đẩy doanh thu tăng trưởng mạnh bền vững hơn, phù hợp với tiềm lực tài chính cũng như nhu cầu về xây dựng đang tăng cao trên thị trường.
Thứ hai: Giá vốn hàng bán tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng luôn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Không những thế tỷ trọng giá vốn so với doanh thu thuần đều ở mức rất cao và vẫn đang tiếp tục tăng dần. Chỉ tính riêng chi phí giá vốn đã chiếm gần hết doanh thu thu về. Do đó nếu doanh nghiệp không kiểm soát và quản lý tốt khoản mục chi phí này thì sẽ rất khó để có thể tăng được lợi nhuận bền vững.
Thứ ba: Chi phí quản lý doanh nghiệp biến động liên tục, mặc dù năm 2018 chi phí này có sự giảm nhẹ, nhưng đến năm 2019 lại tiếp tục tăng mạnh. Xét về tỷ trọng so với doanh thu thuần thì có xu hướng giảm dần, nhưng mức giảm không đáng kể và vẫn
đang ở mức cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ tư: Chỉ số ROA, ROS biến động liên tục qua các năm, năm 2018 cả hai chỉ số này của doanh nghiệp có sự tăng nhẹ, nhưng sau đó lại giảm xuống vào năm 2019. Duy chỉ có chỉ số ROE tăng dần đều ở giai đoạn này, đây có thể coi là một sự chuyển biến tốt. Nhưng nhìn chung, cả 3 chỉ số này của công ty đều đang ở mức rất thấp so với trung bình ngành.
2.4.3. Nguyên nhân
❖Nguyên nhân khách quan
- Tổng sản phẩm trong nước GDP của Việt Nam ba năm trở lại đây có kết quả khá
ấn tượng, đạt trên 7% trong 2 năm liên tiếp, cùng với đó công tác kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% cũng được thực hiện rất tốt, tuy nhiên vì những biến động trên thế giới như
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, hay việc nước Anh rời khỏi EU,.. .đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Các nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất đầu vào của công ty về xây dựng đều là các
sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng về vấn đề giá cả trên thị trường thế giới như sắt thép, xi măng, cát, đá,... Ngành xây dựng nói chung luôn bị ảnh hưởng bởi biến động về tỷ giá ngoại tệ và lạm phát. Chỉ một biến động nhỏ trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu tại thị trường Việt Nam. Sự biến động không ngừng của giá xăng, giá điện, giá các nguyên liệu đầu vào,. trong những năm qua đã ảnh hưởng gây khó khăn cho việc quản lý chi phí, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Hoạt động quy hoạch xây dựng, hoạt động đấu thầu còn nhiều bất cập: Hình thức
đấu thầu trong hoạt động xây dựng hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập, tiêu cực, các hành vi gian lận từ phía chủ đầu tư cũng như nhà thầu, xuất pháp từ chính những kẽ hở của luật, đã tác động tiêu cực tới hoạt động của các công ty xây dựng kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
❖Nguyên nhân chủ quan
- Công tác chuẩn bị cho quá trình đấu thầu của công ty còn nhiều hạn chế: việc tìm
kiếm những thông tin về các gói thầu vẫn còn thủ công và cập nhật không thường xuyên. Công ty hiện chưa có đội ngũ chuyên môn chịu trách phục vụ cho công tác đấu thầu, những năm gần đây không đầu tư nhiều cho công tác này, thiếu tính hệ thống và chưa vận
hành được như một chiến dịch. Điều đó làm giảm số lượng những công trình xây dựng mà doanh nghiệp tiếp cận được, ảnh hưởng tới doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Công tác quản lý chi phí của công ty được thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Hiện
tại công ty chưa có kế hoạch quản lý chi phí trong dài hạn, còn tập trung nhiều vào báo cáo kế toán tài chính thay vì lập báo cáo chi phí để phục vụ cho phân tích chi phí. Các công tác kiểm soát xuất nhập kho chưa rõ ràng, vẫn còn tình trạng thiếu hoặc không khớp
về số liệu giữa các phiếu xuất nhập kho và thực tế. Bên cạnh đó việc quản lý giám sát thi công trực tiếp tại các công trường xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, chưa sát sao, ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp. Do đó trong những năm gần đây, chi phí giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh liên tục và tỷ trọng chi phí so với doanh thu thuần vẫn rất lớn, đây là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận công ty không tăng nhiều dù cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2017 - 2019. Bên cạnh đó, do công ty đấu thầu và thi công những công trình xây dựng có giá trị lớn ở các địa bàn khác nhau nên chi phí cho thủ tục hành chính, thuế phí và lệ phí, công tác phí đều ở mức khá cao.
- Chưa chú trọng và đa dạng hóa các dự án đầu tư tài chính: doanh thu từ hoạt động
tài chính của công ty đều đến từ lãi tiền gửi và rất thấp coi như không đáng kể, trong khi đó chi phí tài chính lớn, đều là chi phí lãi vay ngân hàng. Trong cả ba năm gần đây thì chi phí tài chính luôn lớn hơn doanh thu tài chính rất nhiều.
- Công tác sử dụng, kiểm kê và bảo quản tài sản còn nhiều vấn đề, chưa hiệu quả,
công ty chưa tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả của tài sản, gây lãng phí và khiến cho các tỷ suất lợi nhuận không khả quan trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt là chỉ số ROA giảm
- Tổ chức bộ máy quản lý chưa phù hợp, còn cồng kềnh. Công ty vẫn còn tình trạng
thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ quản lý, có sự chồng chéo giữa các bộ phận quản lý với các xí nghiệp, ban quản lý dự án. Công ty không tách biệt bộ phận tài chính và bộ phận kế toán nên thiếu đi sự chuyên môn hóa. Tại công ty thì trưởng phòng Tài chính - Kế toán chính là kế toán trưởng kiêm nhiệm và điều hành toàn bộ những công
việc liên quan đến tài chính kế toán, không có người quản lý tài chính phụ trách công tác quản trị tài chính. Do đó công ty chưa xây dựng được kế hoạch quản lý tài chính cũng như quản lý các khoản thu chi phù hợp và khoa học. Đồng thời công tác luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận chưa có sự thống nhất, thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính của công ty.
- Nhận thức và trình độ của cán bộ quản lý tài chính còn hạn chế: Tuy rằng CTCP
Đầu tư AFC luôn chú trọng đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực, nhưng nhìn chung đội
ngũ quản lý của công ty hầu hết được hình thành từ giai đoạn trước với tư duy theo lối mòn, ít sáng tạo, tác phong làm việc cứng nhắc, do đó thường chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và kém linh hoạt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 1, chương 2 của khóa luận này tập trung phân tích thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của CTCP Đầu
tư AFC giai đoạn 2017-2019. Nội dung chương 2 đã mang đến hiểu biết khái quát về lịch
sử hình thành và phát triển, quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, và đi sâu vào phân tích chi tiết nguồn hình thành chính lợi nhuận của doanh nghiệp: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác. Nhờ việc phân tích cụ thể tác động của từng chỉ tiêu đến tổng lợi nhuận và theo dõi biến động các chỉ tiêu qua từng năm, chúng ta có thể thấp được rằng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty có cải thiện,
đạt được những kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên theo những phân tích đánh giá khách quan, thì công ty vẫn có những mặt hạn chế cần được quan tâm lưu ý và tìm cách khắc phục nếu như muốn thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phát triển bền vững. Những hạn chế đó chính là cơ sở để xây dựng các giải pháp khắc phục trong nội dung của chương 3, nhằm tận dụng phát huy những điểm mạnh, có những biện pháp xử lý cải thiện những điểm chưa tốt, phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CTCP ĐẦU TƯ AFC
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của CTCP Đầu tư AFC giai đoạn tới.
3.1.1. Tổng quan và định hướng phát triển ngành Xây dựng
Theo Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, ngành xây
dựng là ngành kinh tế có vị trí, vai trò chiến lược vô cùng quan trọng trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Song song với sự hồi phục của thị trường bất động sản giai đoạn 2014-2018, lĩnh vực thi công xây dựng, xây lắp đã phát triển mạnh với tăng trưởng trung bình 9,15%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 4,75% giai đoạn trước 2014. Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị, tốc độ phát triển của mảng xây dựng, xây lắp và hạ tầng trong năm 2018 - 2019 đạt 9,0 - 9,2%.
Biểu đồ 3.1: So sánh tăng trưởng ngành Xây dựng và GDP Việt Nam
1.00%
100o∕o 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
> Tăng trưởng GDP > Tăng trưởng ngành Xây dựng
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê)
Đáng chú ý, ngay từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rõ rệt tới toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, tuy nhiên khu vực bất động 54
sản công nghiệp có hy vọng tăng trưởng tốt do một mặt, ảnh hưởng của Covid-19 đối với
Trung Quốc rất nặng, mặt khác hệ quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nên xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam khá mạnh.
Căn cứ vào những chiến lược quy hoạch và phát triển quốc gia, căn cứ vào thực trạng xã hội hiện tại, ngành xây dựng đã có những định hướng phát triển như:
- Phát triển khoa học — công nghệ: Khoa học - công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực thi công xây lắp nói riêng. Chiến lược dài hạn nhằm phát triển khoa học công nghệ đến năm 2030 để đáp ứng được xu hướng phát triển của ngành Xây dựng trong
tương lai. Các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp thuộc Bộ, cần huy động các trường/các viện, các doanh nghiệp ngoài ngành,... cùng tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, phục vụ sự phát triển chung của ngành Xây dựng. Tuy nhiên khi thực hiện nghiên cứu cần tập trung nguồn vốn vào các nhiệm vụ trọng tâm, tránh lãng phí
để đảm bảo được hiệu quả.
- Cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành:
nhằm mục đích đáp ứng được các yêu cầu cao về tư vấn, thiết kế, thi công xây lắp các công trình quy mô lớn, công trình trọng điểm quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế, vì mục tiêu hội nhập quốc tế. Các Bộ, các ngành tiếp tục phối hợp nghiên cứu, có các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công trình có tính chất trọng điểm, các dự án có tính khả thi cao, có hiệu quả đầu tư cao cần được ưu tiên.
- Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: phải hình thành được đội ngũ nhân lực chất
lượng cao, bền vững trong công cuộc công nghệ hóa hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao. Nhân lực ngành Xây dựng phải được đào tạo dưới các hình thức, cấp học cũng như ngành học khác nhau nhằm đảm bảo được sự cân đối, hài hòa.