Chênh lệch năm 2018/2017 Chênh lệch năm 2019/2018 Tuyệt đổi Tntfng đối <%) Tuyệt đổi Tương đổi (%) Doanh thu bán hàng và cung cắp dịch vụ__________ 16 747,8 17.923,4 28.939,9 1.175,6 7,02% 11.016,5 61,46% Các khoản giâm trừ doanh
thu________
0 0 0 0,0 0=0
Doanh thu thuân vê bán hàng và cung cap dιch VU
16 747,8 17.923,4 28.939,9 1.175,6 7,02% 11.016,5 61,46% Giá vòn hàng bán 14.836,0 16.226,0 26.372,2 1.390,0 9,37% 10.146,2 62,53% Lợi nhuận gộp vê bán
hàng vả cung cảp dịch vụ
1
911,8 1 697,4 2.567,7 -214,4 -11,21% 870,3 51,27%
Doanh thu hoạt động tài chính____________________
1,4 0,9 3,9 -0,5 -35,71% 3,0 333,33%
Chi phi tài chính 87,
2 827 77,8 -5,73% ^ 44 -5,35%
Trong đó: Chi phí lãi vay 87
7 827 77,8 -5,0 -533% -4,4 -535%
Chi phi bản hàng__________ _______ _______ 254 07 25,
1 Chi phi quản Iv doanh
nghiệp
1.588, 1
1.366,9 2.168,5 -221,2 -13,93% 801,6 58,64% Lợi nhuận thuản từ hoạt
dộng kinh doanh___________
237,9 249,
2 300,1 11,3 4,75% 50,9 20,43%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2017-2019 của công ty)
Ve cơ cấu nợ phải trả, có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả là phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Phải trả người bán năm 2019 tăng nhẹ so với 2018, nhưng so với năm 2017 thì khoản nợ này đã giảm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu
nợ của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc chi trả cho người bán, đồng thời có uy tín vị thế nhất định nên được khách hàng tin cậy, thể hiện qua
khoản người mua trả tiền trước có xu hướng tăng dần, chiếm tới 62,83% tổng nợ phải trả vào năm 2019, đạt mức 16.178 triệu đồng. Bên cạnh đó vay và nợ thuê tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ, ở mức 3,61% năm 2019 tương đương 930 triệu đồng, là khoản vay của công ty tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Tây Hồ
Hệ số nợ của công ty khá cao theo chiều hướng tăng dần, các năm gần đây hệ số nợ dao động trong khoảng 43,18 - 82,84%. Và 2 năm gần đây hệ số nợ của công ty cao hơn hệ số nợ trung bình của ngành (70,06%). Điều này cho thấy công ty hiện có cơ cấu nợ ở mức cao. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, mặc dù hệ số nợ cao nhưng cơ cấu nợ lại chủ yếu là khoản nợ do người mua trả tiền trước, việc doanh nghiệp vay nợ tài chính là rất nhỏ không đáng kể. Công ty chịu áp lực về tiến độ xây dựng cho khách hàng, nhưng
nhìn chung cơ cấu nợ hiện tại của doanh nghiệp vẫn khá an toàn, cơ cấu nguồn vốn cân bằng, vừa tận dụng được lợi thế của vay nợ nhưng vẫn đảm bảo được khả năng trả nợ, công ty không bị mất cân đối vốn.
2.3. Thực trạng lợi nhuận của Công ty cổ phần Đầu tư AFC giai đoạn 2017 -2019. 2019.
2.3.1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Tổng hợp lợi nhuận từ HĐKD của công ty giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2017-2019)
Nhìn chung qua số liệu phân tích trên, ta có thể thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm có xu hướng tăng dần. Cụ thể: lợi nhuận thuần
vào năm 2018 tăng nhẹ, chỉ tăng 11,3 triệu đồng, nhưng đến năm 2019 thì lợi nhuận thuần
tiếp tục tăng trưởng khá ấn tượng, tăng 50,9 triệu đồng và đạt con số là 300,1 triệu đồng. Mặc dù giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2019 nhưng
nhìn chung về lợi nhuận thuần thì đây vẫn là những dấu hiệu tích cực đối với một công ty mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hơn 4 năm. Để có cái nhìn sâu và chi tiết hơn về tình hình thực hiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta sẽ xem xét các bộ phận cấu thành nên nguồn lợi nhuận này.
❖Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2017-2019)
Tổng doanh thu BH & CCDV tăng dần qua các năm: năm 2017 doanh thu đạt 16.747,8 triệu đồng, tăng nhẹ 7,02% vào năm 2018, và xu hướng tăng này tiếp tục được duy trì ở năm sau, năm 2019 đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng, tăng 61,46% so với năm trước, đạt 28.939,9 triệu đồng. Đây là mức doanh thu được đánh giá là đầy triển vọng về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Giá vốn hàng bán 14.83 6 %88,58 0 16.226, 90,53% 2 26.372, 91,13%
Doanh thu thuần về BH & CCDV 16.747,8 100% 17.923, 4 100% 28.939, 9 100 %
Biểu đồ 2.4: Nguồn hình thành doanh thu
(Nguồn: Bảng kê doanh thu từ phòng Tài chính - Kế toán) Có thể thấy doanh thu của công ty chủ yếu vẫn đến từ HĐKD chính: doanh thu từ
xây dựng, thi công các công trình, chiếm hơn 94% tổng doanh thu. Cơ cấu doanh thu cũng có sự thay đổi, dù là khá nhỏ. Năm 2017 toàn bộ doanh thu đều đến từ hoạt động xây dựng thi công các công trình, do đây là năm thứ 2 công ty đi vào hoạt động, tài sản cố định không đủ để có thể thực hiện việc cho thuê ngoài tăng doanh thu. Hai năm tiếp theo công ty đã đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn, và dù chưa nhiều nhưng cũng đã bắt
đầu khai thác việc cho thuê máy móc thiết bị như: máy bơm, máy cẩu,... nhằm tận dụng được hết công năng tài sản, tránh tình trạng máy bỏ không, đồng thời gia tăng thêm doanh
thu cho doanh nghiệp. Doanh thu từ cho thuê tài sản chỉ chiếm trong khoảng 4 - 5% giá trị tổng doanh thu nên tác động của nó tới tổng doanh thu BH & CCDV là không đáng kể.
Doanh thu BH & CCDV có sự gia tăng mạnh mẽ là do giai đoạn 2018 - 2019 số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty tăng cao, CTCP Đầu tư AFC luôn đa dạng hóa các loại hình xây dựng sửa chữa các loại, do đó đáp ứng được nhiều yêu
cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó nhờ sự quản lý hiệu quả của ban lãnh đạo, công
ty luôn cố gắng tìm kiếm các dự án có chủ đầu tư có năng lực, nguồn vốn tốt, uy tín trong
thanh toán với nhà thầu. Đáng chú ý năm 2019 công ty đã ký 2 công trình xây dựng biệt thự, khách sạn và văn phòng cao cấp: Công trình xây dựng khách sạn, biệt thự Hạ Long
37
Monaco (Công ty TNHH thương mại và xây dựng Nguyễn Tuấn) và CTCP Xây dựng số 2 (Công trình Samsung Bắc Ninh và Công trình Office). Đây là 2 công trình lớn sẽ giúp công ty duy trì được doanh thu ổn định trong năm tiếp theo, đồng thời cũng khẳng định được sự đa dạng trong hoạt động của CTCP Đầu tư AFC.
❖ Các khoản giảm trừ doanh thu
Giai đoạn 2017 - 2019, một tín hiệu tích cực là các công trình do công ty thi công đều đảm bảo chất lượng tốt, tiến độ thi công đúng hạn nên không có các trường hợp bị khiếu nại, cắt giảm giá trị thi công công trình hay đền bù hợp đồng. Điều đó được thể hiện qua việc không phát sinh giá trị khoản giảm trừ doanh thu trong cả 3 năm gần đây. Doanh nghiệp nhờ đó mà nâng cao uy tín, tạo được niềm tin nơi khách hàng, là điều kiện thuận lợi giúp mở rộng quan hệ với các đối tác, tiếp cận được nhiều hơn nữa các công trình có tiềm lực lớn.
❖ Giá vốn hàng bán
Doanh thu BH & CCDV tăng lên đã kéo theo sự tăng lên của giá vốn hàng bán trong kỳ. CTCP Đầu tư AFC là công ty chuyên về lĩnh vực thi công xây dựng các loại, do đó chi phí giá vốn rất cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí kinh doanh., bao gồm chi phí giá vốn đối với các nguyên vật liệu xây dựng như: thép, bê tông, sơn, que hàn, ống nhựa,...
Bảng 2.5: Tỷ trọng giá vốn trên doanh thu thuần
Khoản mục 2017 2018 2019 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Chi phí nguyên vật liệu
8.535,
6 57,53% 49.378, 57,80% 15.424,7 %58,49
Chi phí nhân công 4.058,
9 27,36% 74.479, 27,61% 17.635, %28,95
Chi phí máy thi công 1.573, 5 10,61% 1.924, 0 11,86% 2.675, 9 10,15 % Chi phí sản xuất chung 668,0 4,50% 443,9 2,74% 636,5 2,41% Giá vốn hàng bán 14.836,0 100,00% 16.226,0 100,00% 26.372,2 100,00%
(Nguồn: Tính toán từ số liệu trên báo cáo kết quả HĐKD)
Giá vốn hàng bán năm 2018 đạt 16.226,0 triệu đồng, tăng 9,37% so với năm 2017,
cao hơn mức tăng của doanh thu thuần (7,02%). Sang năm 2019 giá vốn vẫn tiếp tục tăng
rất mạnh, tăng 62,53%, đạt 26.372,2 triệu đồng. Sở dĩ có sự tăng cao về giá vốn như vậy là do doanh thu bán hàng tăng mạnh trong giai đoạn 2018-2019 như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn giai đoạn này (62,53%) vẫn tiếp tục lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (61,46%). Không chỉ thế tỷ trọng của giá vốn so với doanh thu thuần qua các năm khá cao, dao động trong khoảng 88-91% và đang có xu hướng tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp đang có mức chi lớn cho giá vốn hàng bán, cần phải có những phương án mới để quản lý hiệu quả hơn loại chi phí này nếu muốn đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng. Để phân tích và đánh giá chi tiết nguyên nhân làm tăng giảm giá vốn, em sẽ đi vào phân tích từng khoản mục chi phí cấu thành nên giá vốn hàng bán:
Bảng 2.6: Cơ cấu giá vốn hàng bán của công ty từ 2017-2019
(Nguồn: Tổng hợp từ sổ kế toán chi tiết của công ty)
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá vốn hàng bán. Những năm gần đây tỷ trọng chi phí này đều lớn, dao động trong khoảng 57- 59%, nên những biến động của chi phí này ảnh hưởng rất lớn tới chi phí giá vốn hàng bán
nói riêng, tới tổng chi phí nói chung, tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong hoạt động xây dựng thi công các công trình của công ty chủ yếu gồm: xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông, cát xây dựng, gạch, đá ốp lát, kính xây dựng, sắt thép, vật liệu xây dựng khác,... Năm 2018 chi phí nguyên vật liệu là 9.378,4 triệu đồng, tăng 9,87% (tương ứng mức tăng 842,8 triệu) so với năm trước, và chi phí này tiếp tục tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng vào năm 2019, tăng 64,47 % đạt mức
15.424,7 triệu đồng. Sở dĩ có sự tăng lên mạnh của chi phí nguyên vật liệu năm 2019 là do trong năm nay, công ty gia tăng được số lượng các công trình xây dựng, đồng thời giá nguyên vật liệu có sự tăng nhẹ so với những năm 2017-2018.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Khoản mục chi phí này năm 2019 đạt 7.635,1 triệu đồng, chiếm 28,95% tổng chi phí giá vốn, tăng nhẹ so với hai năm trước (chiếm khoảng hơn 27%). CTCP Đầu tư AFC được đánh giá có cơ chế lương thưởng đãi ngộ nhân viên khá tốt, công nhân trực tiếp tại các công trường được quan tâm và hỗ trợ đầy đủ, chính sách phúc lợi tốt. Dù tỷ trọng trong cơ cấu chi phí giá vốn có sự tăng nhẹ nhưng mức tăng này được
đánh giá là khá hợp lý so với sự gia tăng của số lượng công trình xây dựng được thực hiện trong năm.
Chi phí máy thi công là những khoản chi phí có liên quan đến hoạt động của máy thi công: chi phí vật liệu để máy hoạt động, xăng dầu, tiền lương của công nhân điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa xe,. Khoản mục chi phí này của công ty ba năm gần đây biến động liên tục, nhưng biên độ dao động không lớn, tỷ trọng chi phí này trong tổng
chi phí giá vốn hàng bán tăng từ 10,61% năm 2017 lên 11,86% năm 2018, sau đó giảm xuống còn 10,15%, mức độ thay đổi giữa các năm không đáng lo ngại.
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong giá vốn hàng bán, chỉ chiếm từ 2-4% chi phí giá vốn, cùng với đó hiện đang có xu hướng giảm nhẹ. Do vậy tác động của nó tới chi phí giá vốn, hay tổng chi phí của doanh nghiệp nói chung là không đáng kể, công ty hiện đang quản lý và kiểm soát khoản mục chi phí này ở mức ổn định và hợp lý.
❖ Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng gồm toàn bộ tất cả các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ. CTCP Đầu tư AFC là công ty xây dựng chuyên về thi công xây dựng công trình các loại, do đó chi phí bán hàng gần như không có. Giai đoạn 2017-2018 chi phí bán hàng đều bằng 0, đến năm 2019 công ty ghi nhận một khoản chi phí bán hàng 25 triệu đồng. Đây chính là khoản chi phí mà công ty tổ chức hội nghị nghiệm thu đối với dự án Công trình xây dựng khách sạn, biệt thự Hạ Long Monaco (Công ty TNHH thương mại và xây dựng Nguyễn Tuấn). Nhưng nhìn chung khoản chi phí này rất nhỏ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí và coi như không tác động tới tổng chi phí của doanh nghiệp.
❖ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 2.7: Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.588, 9,48 % 1.366,9 7,63% 2.168,5 7,49 % Doanh thu thuần về
(Nguồn: Tính toán từ số liệu trên báo cáo kết quả HĐKD)
Dựa theo bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp biến động tương đối mạnh qua các năm. Năm 2018 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 221,2 triệu đồng (13,93%) so với năm 2017 trong khi doanh thu thuần tăng 7,02%, sau đó lại tăng mạnh 58,64% (tương ứng mức tăng 801,6 triệu đồng) trong năm 2019. Tuy mức tăng
lớn nhưng tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp (58,64% ) vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần giai đoạn đó (61,46%). Bên cạnh đó tỷ trọng chi phí so với doanh thu thuần có xu hướng giảm từ mức 9,48% năm 2017 xuống còn 7,63% năm 2018
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch năm 2019/2018 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Doanh thu hoạt động tài chính 1,4 0,9 3,9 -0,5 -35,71 3,0 333,33 Chi phí tài chính 87,2 82,2 77,8 -5,0 -5,73 -4,4 -5,35 Trong đó: Chi phí lãi vay 87,2 82,2 77,8 -5,0 -5,73 -4,4 -5,35
và tiếp tục giảm đạt mốc 7,49% trong năm 2019. Đây có thể coi là một dấu hiệu tích cực trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp, nhưng khi xem xét một số doanh nghiệp cùng ngành thì tỷ trọng này của công ty vẫn đang ở mức cao.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2017-2019
15% 18% 3% 2% 14% 18% 48% 2017 10/0 ≡ 15% 51% 2018 20% ±⅛ 30/0 8% 55% 2019
■ Chi phí nguyên vật liệu ■Chi phi khâu hao TSCD
■ Chi phi dịch vụ mua ngoài ■ Chi phí nhân viên quàn lý
■ Chi phí công cụ đõ dùng văn phòng ■ Chi phi băng tiên khác
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ sổ kế toán chi tiết của công ty)
Xét trong cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí của nhân viên quản lý chiếm
tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng mạnh liên tục, chiếm 55% tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019, tiếp đến là chi phí công cụ dụng cụ cũng chiếm một tỷ trọng lớn,
các năm gần đây dao động trong khoảng 18-20% tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều
này là do công ty đã đầu tư thêm vật dụng văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Về chi phí nhân công thì nhân sự khối quản lý doanh nghiệp của CTCP Đầu tư AFC trong
3 năm qua tăng dần, đồng thời công ty có chính sách tăng thu nhập, tăng chi phí công tác,
chi phí đào tạo bồi dưỡng năng lực quản lý doanh nghiệp,... Đây đều là các chính sách hợp lý và cần thiết, tuy nhiên công ty vẫn cần xem xét các chi phí bỏ ra cho thích hợp để quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí nguồn lực.
42
Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính Bảng 2.8: Tổng hợp hoạt động tài chính công ty