1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
1.6.1. Nhân tố khách quan
Là những nhân tố bên ngoài mà doanh nghiệp không kiểm soát và tác động được:
❖ Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát, quản lý của nhà nước thông qua pháp luật, các chính sách,... Sự điều tiết ở tầm vĩ mô của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp. Nhà nước định hướng hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả quốc gia. Chính sách kinh tế ổn định, phù hợp, kích thích sự phát triển của doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích.
Một số các chính sách tác động mạnh mẽ trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp:
chính sách về thuế, lãi suất, tỷ giá,. Ví dụ: Thuế và lãi vay phải trả đều là các khoản chi phí phải trả của doanh nghiệp. Khi thuế và lãi suất được điều chỉnh tăng, xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng sẽ làm giảm sản lượng tiêu thụ dẫn tới doanh thu giảm, đồng thời chi phí phải trả lại tăng. Khi ấy lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Và ngược lại: thuế
suất và lãi suất được điều chỉnh giảm sẽ kích thích các doanh nghiệp sẵn sàng trong đầu tư mở rộng sản xuất để nâng cao hiệu quả.
❖ Thị trường tiêu thụ và sự cạnh tranh trên thị trường
Các biến động về cung - cầu hàng hóa trên thị trường tác động trực tiếp tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp, làm thay đổi doanh thu và lợi nhuận trong kỳ.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn, ở đó cung < cầu, sản phẩm đa dạng phong phú có sức cạnh tranh cao thì sẽ giúp cho doanh thu gia tăng một cách đáng kể, từ đó làm tăng lợi nhuận, và ngược lại.
Doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới khả năng cạnh tranh của các đối thủ cả trong và ngoài ngành, các sản phẩm thay thế hiện có hoặc sắp có trong tương lai. Cạnh tranh là yếu tố tất yếu mà mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều phải đối mặt. Các nhà quản trị cần tìm hiểu về các thế mạnh cũng như điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nhằm tạo tiền đề cho việc gia tăng lợi nhuận nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
❖ Thị trường các yếu tố đầu vào
Để quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra thì doanh nghiệp cần có các yếu tố đầu vào. Bất kể là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại - dịch vụ thì chi phí
giá vốn và các chi phí phát sinh khác vẫn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Khi thị trường các yếu tố đầu vào ổn định sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được các kế hoạch kinh doanh
của mình như kế hoạch về chi phí sản xuất, chi phí giá vốn.... Điều này góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và từ đó khiến cho lợi nhuận được nâng cao.
❖ Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật
Khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu biết bắt nhịp với sự tiến bộ đó. vận dụng
khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như kỳ vọng.