3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của CTCP Đầu tư AFC trong gia
3.1.1. Tổng quan và định hướng phát triển ngành Xây dựng
Theo Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, ngành xây
dựng là ngành kinh tế có vị trí, vai trò chiến lược vô cùng quan trọng trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Song song với sự hồi phục của thị trường bất động sản giai đoạn 2014-2018, lĩnh vực thi công xây dựng, xây lắp đã phát triển mạnh với tăng trưởng trung bình 9,15%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 4,75% giai đoạn trước 2014. Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị, tốc độ phát triển của mảng xây dựng, xây lắp và hạ tầng trong năm 2018 - 2019 đạt 9,0 - 9,2%.
Biểu đồ 3.1: So sánh tăng trưởng ngành Xây dựng và GDP Việt Nam
1.00%
100o∕o 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
> Tăng trưởng GDP > Tăng trưởng ngành Xây dựng
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê)
Đáng chú ý, ngay từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rõ rệt tới toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, tuy nhiên khu vực bất động 54
sản công nghiệp có hy vọng tăng trưởng tốt do một mặt, ảnh hưởng của Covid-19 đối với
Trung Quốc rất nặng, mặt khác hệ quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nên xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam khá mạnh.
Căn cứ vào những chiến lược quy hoạch và phát triển quốc gia, căn cứ vào thực trạng xã hội hiện tại, ngành xây dựng đã có những định hướng phát triển như:
- Phát triển khoa học — công nghệ: Khoa học - công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực thi công xây lắp nói riêng. Chiến lược dài hạn nhằm phát triển khoa học công nghệ đến năm 2030 để đáp ứng được xu hướng phát triển của ngành Xây dựng trong
tương lai. Các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp thuộc Bộ, cần huy động các trường/các viện, các doanh nghiệp ngoài ngành,... cùng tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, phục vụ sự phát triển chung của ngành Xây dựng. Tuy nhiên khi thực hiện nghiên cứu cần tập trung nguồn vốn vào các nhiệm vụ trọng tâm, tránh lãng phí
để đảm bảo được hiệu quả.
- Cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành:
nhằm mục đích đáp ứng được các yêu cầu cao về tư vấn, thiết kế, thi công xây lắp các công trình quy mô lớn, công trình trọng điểm quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế, vì mục tiêu hội nhập quốc tế. Các Bộ, các ngành tiếp tục phối hợp nghiên cứu, có các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công trình có tính chất trọng điểm, các dự án có tính khả thi cao, có hiệu quả đầu tư cao cần được ưu tiên.
- Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: phải hình thành được đội ngũ nhân lực chất
lượng cao, bền vững trong công cuộc công nghệ hóa hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao. Nhân lực ngành Xây dựng phải được đào tạo dưới các hình thức, cấp học cũng như ngành học khác nhau nhằm đảm bảo được sự cân đối, hài hòa. Tính đến thời điểm năm 2020, lao động đã qua đào tạo căn bản đạt mức 65% (tính trong tổng số 7.660 nghìn người).