Vai trò của lợi nhuận

Một phần của tài liệu 212 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư AFC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 31)

Có thể thấy, lợi nhuận đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh, tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ thế nó còn tác động mạnh mẽ tới người lao động và toàn xã hội. Và với mỗi đối tượng khác nhau thì vai

trò của lợi nhuận cũng khác nhau.

1.5.1. Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất: Lợi nhuận là mục tiêu của hầu hết tất cả các doanh nghiệp khi tham gia

vào thị trường. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động

kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, không đủ bù đắp

chi phí đã bỏ ra thì sẽ bị đào thải. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt thì lợi nhuận là yếu tố cực kì quan trọng.

Thứ hai: Lợi nhuận tác động tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh

nghiệp làm ăn hiệu quả có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ khi đến hạn, tiềm lực, uy tín và vị thế tăng cao, và ngược lại. Không quá khi nói rằng các nhà đầu tư thường sẽ căn cứ vào tình hình lợi nhuận trong nhiều năm của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Một doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm tăng trưởng ổn định sẽ rất thuận lợi trong các mối quan hệ kinh tế như có thể huy động thêm vốn dễ dàng, mua được hàng hóa với chiết khấu hấp dẫn,...

Thứ ba: Lợi nhuận là ngồn tài chính quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng

quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện tạo dựng và nâng cao uy tín trên thị trường, thu hút vốn đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh, tăng thêm vốn chủ sở hữu, tạo sự vững chắc về mặt tài

chính. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp có điều kiện trích lập các quỹ (quỹ đầu tư, quỹ

phát triển, quỹ dự phòng tài sản, quỹ khen thưởng phúc lợi,...) để phục vụ cho việc tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng và công tác phúc lợi.

Thứ tư: Lợi nhuận còn là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của doanh

nghiệp. Một doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao khi tăng được doanh thu đồng thời kiểm soát chi phí và phải đảm bảo được tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Và doanh nghiệp chỉ đạt được điều đó khi công tác quản lý kinh doanh hiệu quả, thể hiện trên tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ phân phối sản phẩm. Trong trường hợp lợi nhuận giảm sút, sau khi loại trừ hết tất cả các nhân tố khách quan, có thể đánh giá rằng doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý kinh doanh.

1.5.2. Đối với người lao động

Lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao thì trước hết thu nhập của người lao động được đảm bảo,

và đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp trích lập các quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các chính sách đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ công nhân viên,...

Có thể nói chính nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp mà người lao động có cuộc sống

ổn định, đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo, là đòn bẩy kích thích người lao động tận tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động và hăng say sáng tạo trong công việc

cũng như có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với công ty. Từ đó gia tăng giá trị cả về chất

và lượng cho doanh nghiệp.

1.5.3. Đối với xã hội

Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản trong nền kinh tế xã hội. Chỉ khi từng đơn vị nhỏ này hoạt động tốt, tăng trưởng và phát triển bền vững thì nền kinh tế, tiềm lực tài chính của quốc gia mới ổn định và được nâng cao.

Thứ nhất: Lợi nhuận là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nguồn thu chính, góp phần xây dựng cơ sở hạ

tầng, thực hiện công bằng xã hội, tăng cường lực lượng quốc phòng, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường

kinh doanh, đầu tư, tài chính,... cho doanh nghiệp.

Thứ hai: Lợi nhuận là lý do phát sinh và là động lực để phát triển nền kinh tế quốc

dân, rộng hơn chính là sự phát triển ổn định, vững mạnh của cả quốc gia. Nó thúc đấy quá trình mở cửa của nền kinh tế nhằm mở rộng việc trao đổi hàng hóa, trao đổi khoa học

kỹ thuật. Các nước tiến hành mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài và

phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong. Đồng thời thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao hơn, điều đó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường liên doanh liên

kết, mở rộng quan hệ hợp tác dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Tóm lại, lợi nhuận của doanh nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng không

chỉ

đối với riêng bản thân doanh nghiệp mà còn đối với cả bản thân người lao động và toàn thể xã hội. Nhờ có lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh và tái sản xuất mở rộng. Các nguồn tích lũy cơ bản của doanh nghiệp hình thành từ lợi nhuận sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho người lao động. Sự phát triển của doanh nghiệp chính là nền móng xây dựng lên hệ thống kinh tế quốc gia vững mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu 212 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư AFC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w