1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
1.6.2. Các nhân tố chủ quan
Trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chủ yếu. thường chiếm tỷ trọng lớn và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp. Do vậy khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, chúng ta tập trung đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
❖ Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu
Doanh thu bán hàng được xác định theo công thức: R = ∑i=ιQiPi
Trong đó:
R: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Qi: Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ
Pi: Đơn giá bán sản phẩm loại i
n: Số loại hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Khối lượng sản phẩm sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì có khả năng tiêu thụ càng lớn, doanh thụ tiêu thụ cao. Nhưng nếu sản xuất vượt nhu cầu thị trường, cung > cầu, sản phẩm không tiêu thụ hết, hàng hóa ứ đọng gây hậu quả xấu cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới lợi
nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh thu sẽ giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Do đó doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định khối lượng sản xuất cho phù hợp. Đây là nhân tố phản ánh những cố gắng của doanh nghiệp trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
- Chất lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ
Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng và giá bán sản phẩm tỷ lệ thuận với nhau. Chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện quyết định mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng, là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện giúp cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ dễ dàng hơn và nhanh chóng thu được tiền hàng. Những sản phẩm chất lượng thấp, không đúng quy cách sẽ rất khó tiêu thụ và tiêu thụ với mức giá thấp, dẫn tới doanh thụ tiêu thụ giảm, lợi nhuận giảm.
- Giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tăng lên thì doanh thu bán hàng sẽ tăng, và ngược lại. Tuy nhiên thông thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ lại giảm xuống và ngược lại, khi giá giảm thì khối lượng sản phẩm có xu hướng tăng lên. Giá bán tăng hay giảm một phần quan trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Do vậy, để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải có một chính sách giá bán hợp lý.
- Chính sách bán hàng hợp lý
Việc vận dụng các phương thức thanh toán khác nhau luôn ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Muốn nâng cao doanh thu bán hàng, một mặt doanh nghiệp phải biết vận dụng các phương thức thanh toán hợp lý, có chính sách tín dụng thương mại phù
hợp, mặt khác phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm nhập/xuất hàng hóa, đảm bảo thu hồi tiền hàng một cách đầy đủ, an toàn.
- Uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu của sản phẩm
Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như thương hiệu sản phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định thành bại trên thị trường cạnh tranh với các đối thủ. Nếu doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu sản phẩm cao, được nhiều người biết đến sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ thuận lợi hơn, đảm bảo cho doanh thu tăng cao, giúp doanh nghiệp tăng cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh.
❖Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chi phí
Các chi phí chủ yếu của doanh nghiệp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính,...
Thực chất ảnh hưởng của nhóm nhân tố này chính là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ và nó tác động ngược chiều đến lợi nhuận. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm tùy thuộc vào kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó nó là tác động của các nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp, bao gồm:
- Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh
Với trình độ phát triển của khoa học công nghệ hiện nay sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng như cầu ngày càng cao của thị trường, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhưng vấn đề đặt ra liệu rằng doanh nghiệp có thích ứng và thay đổi kịp thời để bắt nhịp được với sự thay đổi của khoa học công nghệ hay
không? Nếu có sẽ là một ưu thế và bước tiến lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và ngược lại.
- Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp và chất lượng lao động
Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học hợp lý giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc quản lý các khoản mục chi phí, huy động và sử dụng vốn có kế hoạch hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hụt làm trì trệ quá trình sản xuất hoặc tình trạng ứ đọng vốn không sinh lời. Nó tác động mạnh mẽ tới việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định mức sản xuất và phương
án sản xuất tối ưu nhất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên quản
lý chất lượng, có tầm nhìn để đưa ra được chiến lược và phương thức vận hành các khâu hợp lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Tên đầy đủ : Công ty cổ phần Đầu tư AFC
Mã số thuế :2500228662
Người ĐDPL : Nguyễn Đức Lập
Địa chỉ : Khu hành chính số 9, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh
Vĩnh Phúc
Số điện thoại : 0982 314 072
Email : tranviet1312@gmail.com
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Phấn đấu tăng lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và lâu dài của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cơ sở lý luận trình bày ở trên đã đưa ra cái nhìn tổng quát về khái niệm, nội dung, phương pháp xác định, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận. Trên cơ sở lý luận đó giúp chúng ta hình thành xây dựng một nền tảng vững
chắc để phân tích và đánh giá về chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung, và của Công ty Cổ phần Đầu tư AFC nói riêng theo phạm vi bài luận văn này.
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN ĐẦU TƯ AFC