HQKD của DN có thể đạt được khi tài sản của DN được sử dụng một cách có hiệu quả. Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng việc sử dụng ít tài sản để tạo ra nhiều lợi ích hoặc giảm thời gian một vòng quay của tài sản. Để đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DN, người ta thường sử dụng chỉ tiêu phản ánh số vòng quay của tài sản (sức sản xuất của tài sản).
Đối với tài sản cố định, các chỉ tiêu thường được sử dụng là sức sinh lời của tài sản cố định; suất hao phí của tài sản cố định. Đối với TSNH, các DN thường sử dụng số vòng quay của TSNH; hệ số đảm nhiệm của TSNH và thời gian của một vòng quay tài sản để đánh giá. Cụ thể:
Số vòng quay của tài sản
Trong quá trình HĐKD, tài sản vận động nhiều và nhanh là mục tiêu phấn đấu của các DN vì tài sản vận động càng tốt thì cơ hội tăng doanh thu càng cao, lợi nhuận thu được càng lớn.
, 9 Doanh thu thuần
Số vòng quay của tài sản = ;—77—;----—
Tong tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ DN đạt được bao nhiêu vòng quay của tài sản.
Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, tiết kiệm được vốn đầu tư vào tài sản, do vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng vốn của DN.
Nhà đầu tư và nhà cung cấp tín dụng đều quan tâm tới chỉ tiêu số vòng quay của tài sản do chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ đến đồng vốn đầu tư của họ vào DN. Chính vì vậy, nhà quản lý sẽ được giao nhiệm vụ tìm kiếm các biện pháp kinh doanh, làm tăng số vòng quay của tài sản.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh với một đơn vị TSCĐ bình quân sử dụng vào hoạt động mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Kết quả của chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ =v __________, y ,---—
■ Tổng TSCĐ bình quân
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay HTK phản ánh số lần trung bình HTK luân chuyển trong một kỳ của DN. Trong kế toán, vòng quay HTK trong một kỳ thường được tính theo năm
______________ Giả vốn hàng bán trong kỳ Vòng quay HTK = ---
Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là tốc độ luân chuyển HTK nhanh, thời gian lưu kho ngắn, chứng tỏ DN quản lý tốt HTK và ngược lại, do đó, tiết kiệm được số vốn đầu tư vào HTK.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày của một vòng HTK là khoảng thời gian từ khi DN bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất trong sản phẩm, kể cả thời gian lưu kho.
, Số ngày trong kỳ phân tích
Số ngày một vòng HTK = ---—---— ,t.,,,z--- Vong quay HTK
Trong đó: Số ngày trong kỳ phân tích được xác định thường là 90, 365 ngày nếu kỳ phân
tích là 1 quý, 1 năm.
Vòng quay HTK giảm tức là thời gian một vòng quay HTK sẽ tăng, cho thấy HTK
luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều kéo theo nhu cầu sử dụng vốn của DN tăng lên.
Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với
các KPT của DN và được xác định như sau:
Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay cấc khoản phải thu = ————;---, ,. —77—;---—
Cấc khoản phải thu bình quân
Vòng quay các KPT đo lường mức độ đầu tư vào các KPT để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho DN, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của một chính sách đầu tư của DN. Thông thường vòng quay các KPT cao nói lên ràng DN đang quản lý các KPT hiệu quả, vốn đầu tư cho các KPT ít hơn.
Kỳ thu tiền trung bình
Một chỉ tiêu ngược của vòng quay các KPT là kỳ thu tiền trung bình. Chỉ tiêu này
cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi DN xuất hàng đến khi DN thu được tiền về.
,λ Số ngày trong kỳ phân tích
Kỳ thu tiền trung bình = —---, , , ;----, , ■ Vòng quay cấc khoản phải thu
Trong đó: số ngày trong kỳ phân tích được xác định thường là 90, 365 ngày nếu kỳ phân
tích là 1 quý, 1 năm.