Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 92 - 94)

Bất kỳ một DN nào khi kinh doanh cũng đều hướng tới việc sử dụng tài sản môt cách hiệu quả nhất để đem lại lợi nhuận. Để giải quyết vấn đề này, CTCP Xây lắp Điện I cần khắc phục những hạn chế như đã phân tích bằng những giải pháp như sau:

- Quản lý hàng tồn kho

Do đặc điểm ngành nghề SXKD của Công ty là xây dựng nên lượng HTK tương đối nhiều, phần lớn là NVL từ các công trình, xây dựng cơ bản dở dang. Cho nên giải pháp để tăng số vòng quay HTK, giảm số ngày 1 vòng quay là Công ty cần thúc đẩy tiến độ công việc, hoàn thành công trình bằng các thiết bị tiên tiến kết hợp với đội ngũ công nhân có năng lực và chuyên môn cao.

Bên cạnh đó, Công ty cần xây dựng kế hoạch cải thiện tốc độ luân chuyển HTK bằng cách mở rộng quy mô thị trường, thu hút các chủ đầu tư để đem lại nhiều các hợp

đồng, kích thích nhu cầu mua hàng bằng các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chương trình khuyến mãi định kỳ, ...

HTK chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tổng tài sản, nên nếu PCCl làm chủ được công tác quản trị HTK sẽ giúp cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên đáng kể, đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô HĐKD.

- Quản lý các khoản phải thu

Trong mối liên kết về tài chính giữa các DN, những DN là người mua hàng thường sẽ cố gắng kéo giãn thời gian thanh toán. Trong khi đó, với DN là người bán thường phải tốn nhiều thời gian để thu tiền và quản lý các KPT sao cho vừa giữ được khách hàng mà vẫn thu được tiền. Vậy nên, nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tăng khả năng cạnh tranh, DN cần phải nỗ lực trong công tác quản lý KPT cùng với một chiến lược tín dụng rõ ràng như sau:

Trước hết, đối với việc thu hồi nợ, Bộ phận kế toán là đầu mối phụ trách chính về các KPT nên cần thực hiện theo dõi sát sao các KPT, đồng thời lập kế hoạch phân tích và chủ động liên lạc trực tiếp với khách hàng trước khi đến hạn thanh toán. Nếu khách hàng không thực hiện được việc trả các khoản nợ đúng hạn thì Công ty phải thực hiện trích lập dự phòng. Điều này không chỉ giúp cho Công ty quản lý tốt các KPT, kiểm soát được lượng tiền bị thất thoát, giữ cho BCTC có số liệu chính xác mà còn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Tuy nhiên, việc quản lý các KPT không chỉ là trách nhiệm riêng của bộ phận Tài chính - Kế toán mà còn cần sự kết hợp của các bộ phận khác có liên quan. Cụ thể là ở bộ phận bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bộ phận này nên cố gắng tạo ra nhiều chương trình ưu đãi về tín dụng cho khách hàng. Bởi theo một nghiên cứu của Hiệp Hội quản lý Mỹ (AMA), khoảng 54,6% DN cho rằng việc quản lý các KPT có hiệu quả hơn khi họ kết hợp tốt với bộ phận bán hàng.

Cùng với đó, PCC1 nên áp dụng một chính sách tín dụng rõ ràng đối với các KPT, cụ thể từng bước như sau:

- Công ty cần thường xuyên cập nhật và theo dõi lịch sử tín dụng của khách hàng

- Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để phân loại khách hàng theo nhóm mức độ rủi ro. - Đưa ra chính sách tín dụng rõ ràng đối với từng nhóm khách hàng, nhóm nào được ưu tiên, nhóm nào không, hoặc đưa ra quyết định liệu có nên cho khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của mình hay không.

Không chỉ vậy, Công ty cần có những chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán trước ngày đến hạn. Thu hồi nợ luôn bị cho là một công việc khó khăn và nhàm chán nên Công ty nên có mức thưởng xứng đáng cho những nhân viên làm việc hiệu quả. Trong trường hợp hoạt động thu tiền do nội bộ thực hiện quá mất thời giam mà không đem lại hiệu quả hoặc gặp trường hợp nợ khó đòi, một số Công ty có thể thuê các tổ chức thu tiền chuyên nghiệp làm việc này.

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w