Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 37)

a. Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của DN được chia thành hai loại:

- Đối thủ cạnh tranh sơ cấp: Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cùng loại

- Đối thủ cạnh tranh thứ cấp: Sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế.

Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn thì DN sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc nâng

cao HQKD. DN lúc này chỉ có thể nâng cao HQKD bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu cầu DN phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủ loại, mẫu

Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao HQKD của các DN đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao HQKD của DN sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối.

b. Nhân tố thị trường

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của DN. Nhân tố thị trường sẽ có tác động trực tiếp và mang tính quyết định quá trình tái sản

xuất mở rộng của DN.

- Đối với thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật

liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất.

- Đối với thị trường đầu ra: Là nhân tố quyết định doanh thu của DN. Nếu hàng hóa, dịch

vụ của DN được thị trường chấp nhận, ưa chuộng thì sẽ tạo điều kiện tăng doanh thu cho

DN. Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến HQKD của DN.

c. Nhân tố môi trường nền kinh tế

* Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng các hoạt

động đầu tư của các DN, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Một quốc gia có bất ổn chính trị sẽ gây ra nguy cơ và rủi ro cho hoạt động SXKD của DN. Ngược lại, trong một xã hội ổn định về chính trị, các DN sẽ được đảm bảo an toàn về đầu tư, họ sẽ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để phát triển, điều này sẽ làm nâng cao HQKD của DN.

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các quy định được thiết lập dành riêng cho các DN tạo ra một hành lang cho các DN hoạt động, các hoạt động của DN như SXKD cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các DN phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xác hội và với người lao động như

nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong DN, ... Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các DN, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng

như hiệu quả của các hoạt động SXKD của các DN. Chỉ một thay đổi nhỏ trong luật cũng

đều có thể ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến kết quả HQKD của DN.

* Môi trường văn hóa xã hội

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội, ... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới HQKD của mỗi DN.

Môi trường văn hóa xã hội có thể tác động tích cực tới DN nhưng cũng có thể là yếu tố kìm hãm, gây khó khăn cho các hoạt động của DN. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của DN sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả SXKD của DN, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả SXKD. Trình độ văn hóa ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động tác động đến năng lực sản xuất của DN.

Hành vi của người tiêu dùng luôn bị chi phối bởi yếu tố văn hoá - xã hội tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Vì thế, phân tích, nghiên cứu về những đặc điểm văn

hoá, xã hội tại nơi DN làm việc là một yếu tố giúp nâng cao HQKD của DN. Thông qua việc nắm bắt đặc tính của địa phương, DN có thể khai thác, sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất.

* Môi trường kinh tế

Các chính sách kinh tế của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người. là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng DN. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách

không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng, ... sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD và ngược lại.

* Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, ... Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình công

nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các DN.

Hơn nữa, các vấn đề xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường,

... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho DN nâng cao hiệu quả SXKD. Ngược lại, khi các yếu tố này không ổn định sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của DN.

* Các yếu tố cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, ... đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến HQKD của DN. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi,điện, nước đầy đủ,

dân cư đông đúc sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, kết quả là nâng cao HQKD của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho việc cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hóa, ... các DN hoạt động với HQKD không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã nghiên cứu tổng quan về phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khái niệm, vai trò, quy trình, phương pháp phân tích, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và cuối cùng xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra khung lý thuyết chung áp dụng trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh tại CTCP Xây lắp Điện I.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I

2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

> Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I

> Tên giao dịch quốc tế: POWER CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO I

> Tên viết tắt: PCC1

> Địa chỉ đăng ký doanh nghiệp: Số 18 Lý Văn Phúc, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

> Trụ sở chính: Số 583, Đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

> Email: info@pcc1.vn

> Website: www.pcc1.vn

> Mã số thuế: 0106052368

> Người đại diện theo pháp luật: Trịnh Văn Tuấn

> Vốn điều lệ: 1.911.881.590.000 đồng

> Ngành kinh doanh: Xây lắp điện, đầu tư sản xuất công nghệ, đầu tư năng lượng, đầu tư bất động sản, tư vấn và dịch vụ.

CTCP Xây lắp Điện I tiền thân là Xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm trực thuộc

Bộ Điện và Than, được thành lập ngày 02/03/1963. Ke từ khi hình thành, Công ty là đơn

vị duy nhất trên cả nước cung cấp hoạt động xây lắp đường dây và trạm nguồn điện. Theo thời gian, Công ty đã nhiều lần đổi tên thành: Công ty xây lắp đường dây và trạm, Công ty xây lắp đường dây và trạm I, Công ty Xây lắp Điện I. Theo quyết định số 1263/QĐ - TCCB ngày 05/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, Công ty chính thức

Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã gây ấn tượng bằng rất nhiều dự án, công trình đường dây và trạm với quy mô lớn, chất lượng cao, mang nguồn năng lượng điện đến khắp mọi miền Tổ quốc; và cả các nước bạn Đông Nam Á.

Trong những năm qua, bằng năng lực của mình, Công ty hoàn thành xây dựng và thi công hàng nghìn km ĐZK 500 kV, hàng chục nghìn km ĐZK 220 kV, 110 kV, hàng trăm nghìn km ĐZK ≤ 35 kV, và rất nhiều các hệ thống thông tin viễn thông, đường dây cáp quang. Không chỉ vậy, Công ty còn đào tạo được đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật với trình độ cao, đủ khả năng để tiếp tục phát triển những dự án có quy mô lớn và quan trọng mang tầm cỡ quốc gia.

Bằng những đóng góp của mình vào sự phát triển của hệ thống năng lượng điện Việt Nam trong thời gian qua, Công ty đã nhiều lần được Nhà nước trao tặng những giải thưởng quý giá như: Huân chương Độc lập Hạng nhì, Hạng ba; Đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua yêu nước năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Đơn vị dẫn đầu phong

trào Thi đua yêu nước của Chính phủ; được lọt vào TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt

Nam năm 2008, danh hiệu TOP 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, danh hiệu TOP 50 Doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc năm 2019, cùng rất nhiều giải thưởng khác đến từ Bộ ngành và UBND các tỉnh thành phố.

Công ty được trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc hiện đại và đạt tiêu chuẩn để thực

hiện đồng thời nhiều dự án có quy mô lớn cả trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty đã và đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng và đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2009.

Với bề dày gần 60 năm, với những thành tựu và đóng góp nêu trên, phương châm

của ban lãnh đạo Công ty là: “Chất lượng - Tiến độ - Giá thành - Thẩm mỹ công nghiệp”. CTCP Xây lắp Điện I đã, đang và sẽ tiếp tục là thương hiệu số một trong lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm nguồn điện trên toàn quốc.

Sơ đồ 1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTCP Xây lắp Điện I

Nguồn: Website của CTCP Xây lắp Điện I

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ Công ty quy định, thông qua các BCTC hằng năm của Công ty và quyết định các kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo, và bầu bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.

Hội đồng quản trị

Hội dồng quản trị là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, đại diện cho Đại hội đồng cổ đông thực hiện các hoạt động giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị còn là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để thực hiện quyết định các quyền và nghĩa vụ Công ty, ngoại trừ một số vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng

cổ đông. Có nhiệm vụ giám sát Tổng giám đốc - người trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động của Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật và được quy định trong điều lệ Công ty.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong hoạt động điều hành HĐKD và BCTC. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc.

Ban Tổng giám đốc

Ban Tổng giám đốc của Công ty bao gồm 08 thành viên, trong đó có 01 Tổng giám đốc và 07 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của

Công ty.

Các phòng ban trong Công ty

Công ty hiện có 07 Phòng/ Ban chức năng với nhiệm vụ được quy định như sau:

Phòng Tổ chức - Quản trị

Phòng Tổ chức - Quản trị có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về vấn đề xây dựng và tổ chức các quy chế trong Công ty. Đồng thời thực hiện công tác giám sát, quản lý các lao động theo đúng quy định đã đề ra; và bảo vệ quyền lợi người lao động giúp tối ưu hóa nguồn nhân lực.

Phòng Tài chính - Kế toán

Đây là nơi giải quyết các hoạt động về tài chính, kế toán, có nhiệm vụ quản lý, giám sát việc thực hiện các chế độ về tài chính, kế toán. Phòng còn có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính cho mỗi năm nhằm phục vụ hoạt động SXKD. Đồng thời tổng hợp các khoản chi phí, xác định kết quả SXKD, phương án trích lập các quỹ. Thông qua các nghiệp vụ trên, phòng sẽ đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn, những phương án huy động vốn phù hợp.

Phòng Kinh tế - Kế hoạch

Tham mưu cho ban lãnh đạo chiến lược phát triển hằng năm, thu thập những thông tin cần thiết về việc đấu thầu công trình, các dự án đầu tư, thẩm định các dự án để đảm bảo tiến độ thi công.

Phòng Kỹ thuật - Công nghệ

Phòng thực hiện các nhiệm vụ chính như: Chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ của

các cán bộ kỹ thuật toàn Công ty; Điều hành công tác kỹ thuật, công nghệ, dụng cụ thi công của toàn Công ty; Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới; Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Phòng vật tư - Xuất nhập khẩu

Cung cấp các nguồn thiết bị, vật tư cho toàn bộ hoạt động SXKD sao cho hợp lý, tiết kiệm. Thực hiện các báo cáo đánh giá nhà cung cấp định kỳ. Chịu trách nhiệm thanh

tra, giám sát khối lượng vật tư theo quy định hợp đồng, các vấn đề phát sinh.

Phòng quản lý dự án EPC

Thực hiện thẩm định các dự án đầu tư xây dựng và các công trình. Phối hợp với phòng Kinh tế - Kế hoạch giải quyết các vấn đề liên quan đến việc đầu tư xây dựng các công trình; đồng tời kết hợp với Phòng Tài chính - Kế toán để lập kế hoạch nhu cầu về vốn các dự án, và xét duyệt, thanh toán theo tiến độ.

Ban Quản lý dự án Bất động sản

Tổ chức nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả; qua đó tham mưu cho Ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch về đầu tư dự án bất động sản; khảo sát, đánh giá các dự án

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w