Các chỉ tiêu đánh giá HQKD được phản ánh qua kết quả của khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của DN là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận của DN thu được trên một đơn vị chi phí, yếu tố đầu vào hoặc cũng có thể là kết quả sản xuất. Nó cho biết khả năng
liên kết của việc quản trị thanh khoản, tài sản, nợ đối với HĐKD. Từ đó, kết quả của các
chỉ tiêu sinh lời giúp DN xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales - ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà DN thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
ROS Lợi nhuận sau thuẽ
Doanh thu thuần X 100%
ROS cho biết khả năng sinh lời của DN sau khi đã loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ. Một DN có biên lợi nhuận ròng cao và tăng trưởng trong nhiều năm liền là một dấu hiệu tốt cho thấy DN đang hoạt động có hiệu quả khi ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng doanh thu. Biên lợi nhuận thấp cho thấy sự an toàn không cao: Rủi ro cao hơn thuộc về doanh số bán hàng bị giảm, lợi nhuận từ đó cũng giảm dẫn tới sự thua lỗ của DN. Đây cũng được xem là một chỉ số về chiến lược định giá của Công
ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó.
Khi ROS dương tức là Công ty kinh doanh có lãi, ROS càng lớn thì lãi càng cao. Còn nếu ROS âm, tức là chi phí đang có dấu hiệu vượt quá tầm kiểm soát (giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN tăng...), hoặc Công ty đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Chỉ số ROS cũng phụ thuộc vào đặc
tính của từng ngành nghề. Muốn đánh giá Công ty cần phải dựa vào trung bình ngành. Nếu ROS của Công ty lớn hơn ROS trung bình ngành, chứng tỏ Công ty đang hoạt động
trì tỷ số ROS ổn định, hay gia tăng theo thời gian trong khoảng thời gian từ 3-5 năm. Neu như chỉ tiêu này đứng độc lập mà không so sánh được với trung bình ngành thì so sánh với chính nó trong giai đoạn phát triển của DN, Công ty hoạt động tốt khi ROS > 10%.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA)
Khả năng sinh lời trên tổng tài sản cho biết cứ một trăm đồng DN đưa vào kinh doanh trong kỳ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuẽ
ROA = τZ" LΣΣ√"L x 100%
Tong tài sản bình quẫn
Các ngành khác nhau có đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Với các Công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như: Thép, xi măng, ... thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn, do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp. Ngược lại, với những Công ty ngành
công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng, ... không yêu cầu quá nhiều tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao. Vậy nên so sánh chỉ số ROA với các Công ty cùng ngành để không có sự khập khiễng. Một DN có chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình ngành là một dấu hiệu tốt cho thấy DN đang quản trị tài sản có hiệu quả. Ngược lại khi hệ số này giảm thì DN đang hoạt động kém hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần so sánh chỉ số ROA của DN với chính nó trong quá khứ, để biết Công ty liệu có đang hoạt động tốt hơn không.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
Chỉ số ROE thể hiện cứ một trăm đồng vốn chủ mà DN bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của DN. Khả năng sinh lời VCSH thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn
của chủ DN và được xác định:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
ROE càng cao chứng tỏ Công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông, khả năng cạnh tranh của Công ty càng mạnh và cổ phiếu của Công ty càng hấp dẫn. Chỉ số ROE của một DN cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối vào mức độ trung bình của ngành
nghề mà DN đó đang hoạt động. Theo phương pháp CANSLIM của William O’Neil, một trong những tiêu chí đánh giá của Công ty có đủ năng lực tài chính là ROE phải đạt mức tối thiểu 15%. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên so sánh chỉ tiêu này trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm để thấy rõ sự tăng trưởng của DN.