Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 83 - 86)

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. PCC1 chủ yếu đầu tư mạnh ở 4 lĩnh vực, trong đó có Xây lắp điện là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngành điện là ngành ít chịu rủi ro, hoạt động liên tục bất chấp chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên kế hoạch đầu tư mới lưới điện gặp nhiều khó khăn do đơn giá xây dựng công trình thấp, giải phóng mặt bằng vô cùng khó khăn, dẫn đến nhiều công trình lớn, công trình trọng điểm chậm kéo dài, không hoàn thành theo kế hoạch đã ảnh hưởng rất xấu đến các Công ty xây lắp điện nói chung và PCC1 nói riêng. Chưa kể đến những ngành nghề kinh doanh còn lại của Công ty cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh do các biện pháp cách ly xã hội và nhu cầu người tiêu dùng.

Trong bối cảnh này, Công ty vẫn đảm bảo được tình hình kinh doanh của mình thì đây là một sự nỗ lực và cố gắng rất lớn. Cụ thể, trong 3 năm qua, PCC1 đã đạt được những thành tựu sau.

* về kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 15 - So sánh kết quả kinh doanh so với kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tính toán dựa trên BCTN của CTCP Xây lắp Điện I giai đoạn 2018 - 2020 thể thấy, mỗi năm PCCl đều đề ra kế hoạch kinh doanh với các chỉ tiêu tăng dần qua từng năm. Từ năm 2018 - 2020, kết quả về doanh thu và LNST của Công ty đều đạt từ 89% so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là LNST của năm 2018 và 2020 còn vượt kế hoạch. Những con số này cho thấy Công ty đã và đang thực hiện tốt chiến lược kinh doanh do mình đề ra.

Bên cạnh đó doanh thu và lợi nhuận luôn duy trì đà tăng trưởng qua từng năm (ngoại trừ năm 2019). Trong năm 2020, tuy chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng Công ty vẫn kiểm soát được tình hình, và ghi nhận KQKD tương đối tốt so với các Công ty trong ngành như đã phân tích. Bên cạnh đó, PCC1 đang không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng và giá trị hợp đồng cũng lớn.

Một vấn đề đáng được khen ngợi đó là Công ty đã kiểm soát được môt phần trong số các khoản chi phí đặc biệt là chi phí GVHB. Tốc độ tăng của GVHB cũng có xu hướng giảm từ 19,14% xuống còn 9,76% và đảm bảo được tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu duy trì ở mức 83%.

* Về cấu trúc tài chính:

PCC1 có tình hình tài chính lành mạnh, luôn luôn tăng trưởng về quy mô tài sản và nguồn vốn. Cấu trúc tài sản của Công ty đang có xu hướng chuyển dịch từ TSDH sang TSNH. Cơ cấu nguồn vốn luôn duy trì được tỷ lệ giữa NPT và VCSH ở mức xấp

xỉ 50/50 nên xét về năng lực thì Công ty được cho là khá tự chủ về mặt tài chính. Cùng với việc mở rộng quy mô đầu tư, giá trị vay nợ cũng tăng lên nhưng Công ty luôn tính toán và kiểm soát tốt các rủi ro tài chính như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, tỷ giá... Hệ số nợ của Công ty luôn đảm bảo an toàn và ở mức tốt so với các DN cùng ngành như đã phân tích.

Trong giai đoạn phân tích, Công ty đã biết tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để tác động tích cực lên tỷ suất sinh lời VCSH. Đòn bẩy tài chính tăng từ 2,1 lên 2,24 nhưng cơ cấu nợ trong nguồn vốn luôn duy trì an toàn so các DN trong ngành. Đồng thời, Công ty luôn duy trì một khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ cả ngắn hạn và dài hạn. Điều này có thể đảm sự an toàn, tránh xa việc vỡ nợ, phá sản và nâng cao uy tín của PCC1 trên thị trường.

Cùng với đó, Công ty đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm gia tăng nội lực. Cụ thể, vào năm 2019, Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 1.327.702.940.000 đồng lên 1.593.242.660.000 đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%. Và tiếp tục tăng lên 1.911.881.590.000 đồng vào năm 2020.

* về hiệu suất sử dụng tài sản:

Thứ nhất, như đã phân tích có thể thấy công tác quản lý HTK của Công ty đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tốc độ luận chuyển HTK mặc dù còn thấp nhưng do tính chất ngành nghề thuộc ngành xây dựng nên luôn phải dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với số lượng lớn, nên Công ty đã trú trọng hơn đến khoản mục này. Kết quả là tốc độ luận chuyển HTK đã nhanh hơn, tăng từ 4,57 vòng/năm lên 5,1 vòng/ năm sau 3 năm.

Thứ hai, sau 3 năm, hiệu suất sử dụng TSCĐ của PCC1 đang dần được cải thiện. Trong những năm này, Công ty đang đầu tư nhiều hơn, mua mới máy móc, trang thiết bị dùng cho cho SXKD sản xuất để giảm thiểu tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Bằng chứng là hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng từ 1,92 lên 2,15 sau 3 năm cho thấy Công ty đã đầu tư và sử dụng TSCĐ đúng mục đích, đem lại hiệu quả.

* về tỷ suất lợi nhuận:

Các chỉ tiêu về lợi nhuận như ROS, ROE, ROA của PCCl đều tăng trong năm 2020 so với năm trước đó và cao hơn so với các DN cùng ngành như đã phân tích. Điều này chứng tỏ Công ty đã và đang khắc phục những tồn tại trong năm cũ để sử dụng tốt nguồn tài sản, vốn đang có vào quá trình SXKD. Có thể thấy rằng đây là dấu hiệu tốt đối với tình hình kinh doanh và hứa hẹn sẽ có sự tăng trưởng hơn nữa sau này.

* về chất lượng sản phẩm, dịch vụ:

PCC1 luôn luôn đảm bảo chất lượng của các công trình xây dựng, công trình sau khi thi công và bàn giao cho khách hàng gần như chưa có trường hợp nào bị hỏng hóc trước thời hạn bảo hành, khách hàng hài lòng về chất lượng của các công trình nên thời gian qua không xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu.

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w